Chỉ số phát triển kinh tế tại các thị trường mới nổi (Emerging Markets IndexEMI) của ngân hàng HSBC - một chỉ số công bố, Trung Quốc có mức tăng trưởng nhanh hơn, ngược với tình hình tăng trưởng yếu hơn ở Brazil, Ấn Độ và Nga.

Tháng 3, đơn đặt hàng mới ở các thị trường mới nổi tăng ổn định ở mức khiêm tốn. Đơn đặt hàng mới ở lĩnh vực sản xuất phục hồi nhẹ trong khi khối dịch vụ lại giảm nhẹ thêm. Đơn hàng tồn động giảm nhẹ ở cả hai lĩnh vực. Trong khi đó, nhân công việc làm tiếp tục tăng nhưng tốc độ yếu hơn mức trung bình dài hạn của thời kỳ khảo sát.

Tỷ lệ lạm phát giá cả đầu vào ở các thị trường mới nổi đã chậm lại từ mức cao của mười tháng trong tháng 2 xuống mức yếu nhất kể từ tháng 8.2012 do áp lực giá cả yếu hơn ở lĩnh vực sản xuất. Tương tự, chi phí cho hàng hoá và dịch vụ tăng ở mức chậm nhất trong sáu tháng.

Mặc dù Trung Quốc đã hồi phục nhưng tăng trưởng ở cả đơn đặt hàng mới và nhân công việc làm vẫn còn khiên tốn. Sản lượng tương lai được kỳ vọng cũng giảm từ mức cao của tháng hai ở cả lĩnh vực dịch vụ và sản xuất.

Không có điều gì cho thấy rằng sự bùng nổ ở các thị trường mới nổi đã xẹp hơi. Nhưng chỉ số EMI mới nhất một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của Trung Quốc đang ngày càng tăng trong bối cảnh các nền kinh tế phát triển hơn ở phương Tây đang tiếp tục trì kéo nền kinh tế thế giới”. Cụ thể:

Trung Quốc: Hoạt động sản xuất tăng trưởng nhanh trong tháng 3 và là mức tăng nhanh thứ hai trong vòng hai năm qua. Cùng với sản lượng thì đơn đặt hàng mới cũng tăng nhanh.

Brazil: Sản lượng sản xuất trong tháng 3 tăng trưởng phản ảnh lượng đơn đặt hàng mới trong thời gian tới sẽ nhiều hơn ở cả khách hàng nội địa và quốc tế. Điều đó chứng tỏ tăng trưởng ở cả đơn đặt hàng mới và sản lượng dễ chịu hơn. Chi phí đầu vào tăng nhanh nhất 22 tháng qua.

Mexico: Các nhà sản xuất hàng hoá lại báo cáo mức tăng trưởng sản lượng và đơn đặt hàng mới chậm hơn trong tháng 3. Thực tế, sản xuất tăng ở mức chậm nhất kể từ tháng 4.2011

Ấn Độ: Sản lượng sản xuất tăng nhẹ trong tháng 3 do năng lượng thiếu làm cản trở việc sản xuất. Tốc độ tăng trưởng ở mức chậm nhất trong 16 tháng qua.

Hàn Quốc: Các điều kiện sản xuất cải thiện hơn trong tháng 3. Các doanh nghiệp báo cáo sản lượng và đơn đặt hàng mới tăng mạnh và điều này khuyến khích cho ngành sản xuất thuê thêm nhân công. Vì vậy, tỷ lệ tạo ra công ăn việc làm mạnh nhất trong hai năm, Trong khi đó, sản xuất và đơn đặt hàng mới ở các nhà máy Đài Loan tăng tháng thứ 4 liên tiếp.

Ở khu vực Đông Nam Á, số liệu tháng 3 cho thấy hoạt động sản xuất của ngành sản xuất Việt Nam có sự hồi phục khiêm tốn sau khi giảm sút trong tháng trước. Các công ty được lợi khi thị trường nội địa được cải thiện. Số liệu tháng 3 cũng bật tín hiệu cho thấy lĩnh vực sản xuất Indonesia cũng đã cải thiện hoạt động. Tốc độ tăng trưởng hơn đặt hàng mới nhanh hơn đã hỗ trợ điều này dẫn đến kế quả là sản xuất tăng nhẹ. Đơn hàng xuất khẩu và hoạt động mua hàng đầu vào đều tăng.

Tăng trưởng sản xuất ở Nga hơi chùn bước trong tháng 3 trong khi áp lực lạm phát vẫn duy trì nhẹ. Sản lượng, đơn đặt hàng mới và mua hàng đầu vào cũng tăng chậm hơn, trong khi đơn hàng xuất khẩu mới giảm sâu và các doanh nghiệp cắt giảm nhân công tháng thứ năm liên tiếp.

Chỉ số PMI tháng 3 cho thấy lĩnh vực sản xuất của Ba Lan tiếp tiếp sụt giảm. Hơn nữa, tốc độ giảm lại gia tăng phản ảnh sản lượng, nhân công việc làm và tồn kho hàng mua giảm mạnh hơn. Môi trường kinh doanh đầy thách thức ẩn chứa giá cả xuất xưởng giảm kỷ lục. Trong khi đó, lĩnh vực sản xuất của Cộng Hoà Séc tiếp tục giảm với đơn đặt hàng mới lại giảm trong tháng 3 và sản lượng đang giảm tháng thứ tám liên tiếp.

Số liệu tháng 3 lại cho thấy sản lượng và đơn đặt hàng mới của các nhà sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ tăng cao. Tỷ lệ tăng trưởng, tuy nhiên, lại yếu hơn ba tháng trước.

Ở khu vực Trung Đông, số liệu ngành sản xuất được trích xuất từ khảo sát PMI không bao gồm sản phẩm dầu mỏ ở Ả Rập Saudicác tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất cho thấy tăng trưởng sản lượng nhanh hơn ở Ả Rập Saudi, và yếu hơn ở các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Sản lượng sản xuất ở Ai Cập tiếp tục giảm tháng thứ năm liên tục với tốc độ giảm vẫn duy trì khá mạnh

Tập trung vào kỳ vọng sản lượng sản xuất trong vòng 12 tháng tới, Ả Rập Saudi, Indonesia, Mexico, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Việt Nam thể hiện kỳ vọng mạnh nhất. Trong khi đó, Nga, Brazil, Ai Cập, Hàn Quốc và Cộng hoà Séc là những nước thể hiện kỳ vọng yếu nhất.