Nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau thảm họa

Hai năm trở lại đây, Nhật Bản liên tiếp phải hứng chịu thảm họa từ đất, nước và năng lượng nguyên tử. Với tai họa cuối cùng, do nước biển tràn vào đã làm tê liệt hệ thống làm mát tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, làm tan chảy 3 lò phản ứng và một vụ nổ lớn khiến các nguyên liệu phóng xạ khuếch tán vào không khí. Thảm họa hạt nhân thứ 2 trên thế giới, sau vụ Chernobyl, khiến hàng nghìn người phải đi sơ tán và chính phủ bấy giờ phải đóng cửa tất cả 50 lò phản ứng hạt nhân khác.

Ít người chết trong thảm họa hạt nhân. nhưng việc xử lí, khắc phục ảnh hưởng của nó mới là vấn đề nan giải. Có lẽ phải mất đến 40 năm để khử nhiễm môi trường, và một dự báo gần đây từ Tepco ước tính chi phí cho khử nhiễm lên đến 125 tỷ USD. Tồi tệ hơn, việc cho ngừng hoạt động của các nhà máy hạt nhân có thể cản trở sự phát triển của nền kinh tế hàng đầu này. Trước khi xảy ra sự cố, các lò phản ứng hạt nhân cung cấp 30% điện năng cho Nhật Bản; đến nay mới chỉ 2 lò được khởi động lại và giá điện ngày càng tăng lên khi thiếu hụt điện phải sử dụng đến các nguồn khí đốt nhập khẩu.

Mặc dù lò phản ứng hạt nhân tan chảy gây chấn động nặng nề lên Nhật Bản, nhưng điều quan trọng là nó đã không lặp lại một Chernobyl cũ. Chất phóng xạ thoát ra từ lò phản ứng chỉ chiếm một phần nhỏ so với ở Ukraine trước đây, và trong một báo cáo mới đây của WHO cho biết, dù cư dân ở những khu vực bị nhiễm phóng xạ nặng nhất phải đối mặt với nguy cơ ung thư thì tỉ lệ đó cũng chỉ chiếm 1% ở mỗi người. Thậm chí, hầu hết những công nhân làm việc trong khu vực đó cũng không có khả năng tăng nguy cơ ung thư so với những người bình thường khác.

Kể cả Kukushima ít nguy hiểm đến người dân hơn so với dự đoán thì liệu vấn đề này có giết chết các doanh nghiệp hạt nhân? Thảm họa xảy ra, biểu tình bùng nổ trên khắp thế giới và các chính phủ thi nhau dò xét, kiểm tra lại khả năng rủi ro đối với các nhà máy hạt nhân của họ. Fukushima khiến Tây Âu nghi ngại với các chương trình hạt nhân của mình: Đức dự định không sử dụng các nhà máy hạt nhân đến năm 2022 và thậm chí Pháp cũng đang xem lại sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân ở quốc gia này.

Tuy nhiên, năng lượng hạt nhân không thể đơn giản xóa sổ như thế. Thủ tướng Shinzo Abe, mới đây, đã phát biểu lạc quan trước quốc hội, tin tưởng rằng Nhật Bản có thể tiết kiệm được 20 tỷ USD bằng cách khởi động lại ít nhất một nửa các lò phản ứng hạt nhân vào năm tới. Nhà máy hạt nhân mới ở phía bắc thành phố Oma đã bắt đầu được xây dựng lại và nhà máy tái chế Rokkashođang trên đà bắt đầu tái chế nhiên liệu hạt nhân vào cuối năm nay.

Jeremy Gordontừ Hiệp hội Hạt nhân Thế giới cho rằng: “Fukushima không gây hậu quả lớn cho ngành công nghiệp”.

Các công ty sản xuất và xây dựng đều lạc quan khi các nước phát triển luôn quan tâm đến năng lượng hạt nhân. “Với sức mạnh hạt nhân của Nga, nhiều dự án xây dựng nhà máy hạt nhân ở Ấn Độ và kỹ thuật cao từ Trung Quốc, trong 5 năm tới, xây dựng hạt nhân sẽ tăng mạnh như những năm 70 của thế kỷ trước”, ông Jeremy Gordontừ nhấn mạnh. Điều đáng nói là những quốc gia này đều có vai trò lớn trong sự phát triển của hạt nhân nguyên tử: 70% các lò phản ứng mới được xây dựng ở Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc.

Tương lai của năng lượng hạt nhân vẫn khó để xác định khi 5 lò phản ứng đang xây dựng hiện nay bị đe dọa bởi khí me-tan giá rẻ. Nhà phân tích hạt nhân hàng đầu của mục New Energy Financetrên trang Bloombergdiễn giải, nhà máy khí đốt tự nhiên có lợi thế từ nguồn nhiên liệu dồi dào và ít bị cản trở hơn.

Hiện tại, các nhà máy hạt nhân cung cấp 13% lượng điện trên toàn thế giới, con số này chắc chắn sẽ thay đổi bởi các nguồn năng lượng tái tạo. Nhưng, cho tới khi công nghệ khí thải thấp có thể đáp ứng được nhu cầu điện như các nhà máy nhiên liệu hóa thạch hay hạt nhân, thì hạt nhân vẫn luôn có một vị trí không thay đổi. Hơn nữa, hạt nhân không quá nguy hiểm như nhiều người nghĩ. Dù có tính toán hậu quả mà những tai nạn như Fukushima mang lại, số người chết và thương tật do năng lượng hạt nhân vẫn ít hơn nhiều so với các nhà máy nhiên liệu hóa thạch.

Tuy nhiên, sự cố hạt nhân ở Fukushima vẫn sẽ là vết sẹo của Nhật Bản đến hàng thập kỷ sau nữa. Đó cũng là lời nhắc nhở cho những nguy hiểm vốn có của năng lượng hạt nhân cho các quốc gia đã, đang và sẽ phát triển nguồn năng lượng này.

Trang Trần

Dịch từ http://www.businessweek.com/articles/2013-03-11/two-years-on-fukushima-casts-no-shadow-over-nuclear#r=read