Trong thời gian tới, môi trường kinh tế toàn cầu vẫn còn rất mong manh và có thể tiếp tục gây thất vọng, mặc dù rủi ro hiện nay đã bớt nghiêng theo hướng tiêu cực hơn so với những năm gần đây. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ ở mức khá yếu, vào khoảng 2,3% trong năm 2012 và 2,4% vào năm 2013, sau đó dần dần mạnh lên đến 3,1% trong năm 2014 và 3,3% trong năm 2015.

Đối với các nước đang phát triển, tình hình tài chính được cải thiện, chính sách tiền tệ nới lỏng và tăng trưởng ở các nước thu nhập cao mạnh lên đôi chút dự báo sẽ dần giúp cho tăng trưởng ở các nước đang phát triển đạt mức 5,5% trong năm 2013, 5,7% năm 2014 và 5,8% năm 2015– phù hợp với tiềm năng của các nước này. Còn, các nước thu nhập cao, trong năm 2012, việc thắt chặt tài khóa, thất nghiệp cao và tiêu dùng yếu cùng với lòng tin của doanh nghiệp giảm sút sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013, do vậy tăng trưởng GDP dự kiến sẽ chỉ đạt 1,3%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sẽ bắt đầu mạnh lên trong năm 2013, tăng lên 2% trong năm 2014 và 2,3% năm 2015. Ở khu vực đồng euro, dự báo cho thấy tăng trưởng dương sẽ chỉ quay trở lại trong năm 2014, sau khi đã giảm 0,1% năm 2013, trước khi đạt0,9% vào năm 2014 và 1,4% năm 2015.

Tuy nhiên, báo cáo cũng cho biết, tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Theo đó, khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về lòng tin ở khu vực đồng Euro có thể làm cho thị trường tài chính của cả khối bị đóng băng đã giảm đi nhiều, song cần tiếp tục đạt được tiến bộ hơn nữa để cải thiện tình hình tài chính của các quốc gia, và ban hành kế hoạch củng cố các chương trình trên toàn châu Âu về liên minh ngân hàng và quỹ giải cứu quốc gia. Nếu chính sách không duy trì được đà tăng trưởng, thì một số quốc gia dễ bị tổn thương hơn ở khu vực đồng Euro có thể bị loại ra khỏi thị trường vốn, làm cho nền kinh tế toàn cầu suy giảm và có thể làm cho tăng trưởng GDP ở các nước đang phát triển giảm đi ít nhất 1,1%.

Kinh tế Mỹ đang tiềm ẩn những bất an về chính sách. Nếu các nhà hoạt định chính sách không thống nhất được về các biện pháp làm giảm giảm bớt thâm hụt ngân sách, tránh được xung đột xung quanh trần nợ công, thì việc mất lòng tin vào đồng tiền và làm gia tăng căng thẳng trên thị trường, có thể làm cho tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ suy giảm 2,3% và kinh tế toàn cầu suy giảm 1,4%.

Cùng với đó là những hệ lụy có thể xẩy ra từ việc sụt giảm của tốc độ đầu tư cao bất thường ở Trung Quốc, gây ra những tác động đối với các nhà xuất khẩu hàng hóa ở các nước đang phát triển, sẽ đặc biệt nặng nề nếu như giá cả hàng hóa giảm mạnh.

Bên cạnh đó, gián đoạn nguồn cung dầu lửa toàn cầu và sự tăng giá trở lại đối với các hàng hóa lương thực được mua bán trên thị trường thế giới vẫn là những rủi ro thực tế, đặc biệt khi lượng ngô dự trữ không cao. Nếu giá cả lương thực trong nước tăng đáng kể thì dinh dưỡng và sức khỏe của người nghèo có thể bị ảnh hưởng.

Mặt khác, nếu nhanh chóng giải quyết được những bất ổn về chính sách ở Mỹ, giảm mức độ căng thẳng ở châu Á, hoặc cải thiện lòng tin vào khu vực đồng Euro sẽ có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục tăng trưởng của các nước thu nhập cao – tác động tích cực đến xuất khẩu và GDP của các nước đang phát triển.

Anh Quyền