Nhiều doanh nghiệp, ngân hàng sẽ di dời khỏi London

Hiện nay, các doanh nghiệp có trụ sở tại Anh dưới sự kiểm soát của chính phủ Anh có khả năng cung cấp các dịch vụ ở bất kỳ đâu trong Liên minh châu Âu EU và rộng hơn nữa là Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) nhờ những đặc quyền tự do trao đổi và làm việc tại các quốc gia thuộc hai khối này. Tuy nhiên, bất kỳ sự di dời nào khỏi EU trong trường hợp nước Anh ở lại hoặc tái gia nhập EEA cũng không ảnh hưởng tới những đặc quyền này.

Tuy nhiên, trong trường hợp nước Anh rời khỏi EU và không còn là thành viên của EEA, đặc quyền tự do đi lại và làm việc tại các quốc gia thuôc EU có thể bị giới hạn hoặc cấm vận, điều này sẽ làm suy yếu khả năng cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp Anh tới những nước còn lại thuộc EEA.

Hiện, đã có rất nhiều suy đoán từ phía truyền thông và doanh nghiệp về cách mà London sẽ từ bỏ vị trí là trung tâm tài chính, khi nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu. Rất nhiều doanh nghiệp quốc tế, bao gồm các ngân hàng, lựa chọn London là cầu nối tới châu Âu, song hiện đang có nhiều hoài nghi về khả năng tiếp tục kết nối của London tới các thị trường tài chính châu Âu khác. Thực tế cho thấy, đã có một vài ngân hàng và doanh nghiệp quốc tế bắt đầu cân nhắc tìm kiếm hoặc di dời một số chi nhánh tới những thành phố khác tại châu Âu.

Bên cạnh đó, Savills cũng cho rằng, không chỉ các ngân hàng lớn phải đối mặt với vấn đề di dời hậu Brexit, các công ty bảo hiểm cũng đang có những kế hoạch cho riêng mình. London Lloyd’s đã tuyên bố, các công ty bảo hiểm sẽ buộc phải di dời một bộ phận kinh doanh khỏi EU, nếu không thể tiếp tục phục vụ thị trường đơn lẻ này. Cùng với đó, các tập đoàn lớn và các công ty đa quốc gia với các công ty tài chính chuyên biệt cũng có thể đối mặt với những vấn đề tương tự như các ngân hàng và công ty bảo hiểm.

Thị trường tài chính sẽ đi về đâu?

Theo nhận định của Savills, nếu di dời 10% trên tổng số hơn 400,000 nhân viên thuộc lĩnh vực tài chính của London tới một thành phố châu Âu khác. Frankfurt là một ví dụ khi chỉ cần một bộ phận nhân viên trong lĩnh vực tài chính London cũng có thể làm tắc nghẽn cả thành phố Frankfurt với chỉ vỏn vẹn 80,000 nhân viên tài chính tại đây.

Bên cạnh đó, Savills cũng cho rằng, chỉ một số ít các thành phố châu Âu có đủ mặt bằng văn phòng với những tiêu chuẩn tài chính có thể đáp ứng được một lượng lớn nhân viên một cách nhanh chóng. Nếu như 13,000 người lao động được di dời khỏi London cho tới nay cùng chuyển đến một thành phố, điều này sẽ đòi hỏi nguồn cung văn phòng cao cấp rất lớn, tương đương 250,000 m2 tại những khu vực với diện tích cho phép chỉ từ 1000 đến 5000 m2, một điều khó có thể xảy ra tại đa phần các thành phố. Biểu đồ hình 18 chỉ ra tổng nguồn cung văn phòng và mặt bằng trống tại các thành phố châu Âu.

“Sẽ mất nhiều năm để có đủ số lượng mặt bằng văn phòng có khả năng cung ứng cho một cuộc di dời tài chính có quy mô lớn như của London có thể được hình thành. Điều này đồng nghĩa với việc những công ty di dời đầu tiên sẽ có lợi thế do lượng mặt bằng giới hạn và có thêm thời gian trước khi các công ty khác bắt đầu di dời”, Savills nhận định.

Các công ty tài chính có tiềm năng di dời sẽ không chỉ muốn lựa chọn những thành phố dựa trên đặc điểm về vị trí kinh doanh, mà còn cần cân nhắc tiềm năng phát triển của thành phố đó. Những thành phố với mức độ đầu tư bất động sản thấp thường có nguồn cung ít. Do đó, Paris, Berlin, Madrid hay Frankfurt sẽ là những thành phố tiềm năng cho việc di dời.

Nhu cầu xây dựng các tòa nhà với mục đích sử dụng rõ ràng có thể tạo điều kiện cho những thành phố như Warsaw, nếu thành phố này có thể thu hút vốn đầu tư phát triển cho những quỹ đất lớn đặt gần trung tâm. Trong khi đó, Amsterdam, với các chính sách quy hoạch linh hoạt sẽ được hưởng lợi từ chính nguồn cung linh hoạt của Thành phố này.

Tổng lượng cung, xây dựng và tỷ lệ mặt bằng văn phòng trống để đáp ứng cho trung tâm tài chính tiếp theo của châu Âu
Nguồn: Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu của Savills