Ngày 11/9, Nghị viện EU đã xem xét dự luật nhằm tăng cường hơp tác giữa các nước trong khối tránh cuộc khủng hoảng “năng lượng xanh”, đồng thời giúp chính phủ các nước EU tiếp cận với thông tin về hợp đồng mua bán khí đốt dài hạn.

Theo thông báo của Nghị viện EU thì một số nước EU hiện nay đang phải đương đầu với khủng hoảng cung cấp khí đốt, cần đến sự trợ giúp của các nước láng giềng theo nguyên tắc đoàn kết và tương trợ.

Vấn đề khủng hoảng dầu mỏ ở châu Âu liên quan trực tiếp tới Nga và Ukraina. Bởi Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho EU thông qua lãnh thổ Ukraina, việc Nga và Ukraina trong nhiều năm không thống nhất được về giá cả ảnh hưởng trực tiếp tới việc đảm bảo an ninh năng lượng tại châu Âu.

Điều khiến EU lo sợ chính là trong trường hợp không đủ khí đốt, Ukraina có thể “bòn rút” năng lượng từ khối lượng vận chuyển, điều này không chỉ ảnh hưởng tới lượng cung năng lượng đến các nước EU, mà con đường vận chuyển qua Ukraina có nguy cơ hoàn toàn bị đóng cửa. EU sẽ bị thiếu khí đốt để sử dụng trong mùa đông tới.

Dự luật này là gói điều chỉnh thứ 2 của Liên minh năng lượng EU, được Nghị viện thông qua. Hội đồng châu Âu khẳng định dự luật tiến hành theo nguyên tắc đoàn kết, khi một nước EU nào có khủng hoảng các nước EU láng giềng có thể kịp thời giúp đỡ cung cấp khí đốt thiết yếu cho nước bạn.

Gói điều chỉnh đầu tiên là gói dự luật nhằm cân bằng với Uỷ ban EU những dự án của hiệp định liên minh nhà nước về việc mua khí đốt từ nước thứ ba. Chính phủ các nước châu Âu dần hướng tới việc hình thành một thị trường năng lượng duy nhất tại châu Âu, mở rộng nguồn cung cấp và các tuyến vận tải. Một trong những mục tiêu của Hiệp hội năng lượng EU là có thể giảm phụ thuộc khí đốt vào Nga. Đặc biệt trong bối cảnh tình hình căng thẳng trong quan hệ chính trị giữa EU và Nga. Hai dự luật được coi là bước chuyển mình của EU trong việc tìm kiếm nguồn cung năng lượng mới, và để nhằm chống lại những dự án kỹ thuật mới của Nga.

Đánh giá tình hình năng lượng tại EU có thể thấy EU đang tiến hành xậy dựng một thị trường cạnh tranh, mặt khác tạo nên sự lôi kéo đối với một số loại năng lượng và các tuyến đường vận tải. Sự lôi kéo thể hiện ở một số hình thức như: trợ cấp, đường vận chuyển ưu tiên, hỗ trợ tài chính về cơ sở vật chất, đa dạng hoà nguồn cung cấp.

Ngoài ra câu hỏi được đặt ra về tính hợp lý của việc ưu tiên các dự án cơ sở hạ tầng riêng lẻ. EU cần phải xem xét ý nghĩa các dự án, hiệu quả về tài nguyên cũng như chi phí trước khi triển khai để tránh rơi vào tình trạng tồi tệ./.

Chiến lược năng lượng mới của châu Âu đến năm 2020 tập trung vào 5 ưu tiên sau:

- Tiến tợi đạt được một châu Âu với năng lượng đầy đủ

- Hoàn thiện xây dựng một thị trường năng lượng châu Âu

- Nâng cao vị thế của khách hàng, tạo lòng tin và độ an toàn cao nhất

- Mở rộng vị thế của EU trong lĩnh vực kĩ thuật năng lượng và đổi mới

- Tăng cường mở rộng thị trường năng lượng ra ngoài các nước EU.

Nguồn tham khảo:

1. https://ria.ru/economy/20170912/1503487136.html
2. https://www.1prime.ru/INDUSTRY/20170912/827888079-print.html
3. https://ria.ru/economy/20090618/174782835.html