Bằng việc làm này EU đã đẩy mâu thuẫn thương mại hơn một năm rưỡi nay với Trung Quốc lên đỉnh điểm.

Theo đó, EU sẽ thẩm định hành vi bán phá giá của Trung Quốc có đang xảy ra hay không bằng cách so sánh giá xuất khẩu với giá trong nước của một doanh nghiệp nước ngoài. Từ đầu năm 2017, mâu thuẫn giữa Trung Quốc và EU liên quan đến vấn đề bán phá giá các sản phẩm như thép, pin mặt trời, xe đạp điện, da giầy khiến ngành công nghiệp EU điêu đứng.

EU và nhiều đối tác thương mại của Trung Quốc lâu nay luôn tranh cãi trong việc Trung Quốc có phải là nước có nền kinh tế thị trường hay không. Phía Bắc Kinh khẳng định rằng, nước này đã nhận được quyền này vào cuối năm 2016, sau 15 năm kể từ khi ra nhập WTO.

Theo quy định mới này, EU sẽ đối xử bình đẳng với tất cả các nước thành viên WTO. Tuy nhiên, ngoại trừ một số biểu hiện “bóp méo thị trường”, ví dụ như bán phá giá. Hoạt động kinh doanh của của các nước sẽ bị áp thuế bán phá giá nếu giá xuất khẩu của họ thấp hơn giá trong nước. Trung Quốc sẽ là nước đầu tiên bị EU áp đặt lệnh này.

Bernd Lange, người đứng đầu Uỷ ban Nghị viện về thương mại quốc tế chia sẻ “Mục đích của các quy định mới ban đầu rất rõ ràng. Chúng ta cần một công cụ hiện đại và phù hợp nhằm bảo vệ tốt hơn ngành công nghiệp khỏi nguy cơ bán phá giá sản phẩm.”

Thảo luận về vấn đề chống bán phá giá tại EU bắt đầu vào năm 2016. Trong các phiên điều trần công khai, đã có hơn 5.000 đề xuất về cách đối phó với các khiếu nại của Trung Quốc.

Sau nhiều nỗ lực không thành công, Uỷ ban EU, các nước thành viên và các nhà lập pháp EU đã vượt qua sự bất đồng ý kiến. Bà Cecilia Malmstrom, Uỷ viên thương mại châu Âu nói rằng: “Chúng tôi ở Uỷ ban châu Âu luôn nói về tầm quan trọng của thương mại tự do, nhưng công bằng. Và thoả thuận này phản ánh tầm nhìn của chúng tôi.”

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn được coi là trường hợp “phi thị trường” đặc biệt, tức là khó kiểm soát giá xuất khẩu của Trung Quốc. Theo EU, các mặt hàng xuất khẩu của nước này có giá siêu rẻ nếu mức giá đó dưới mức của một nước thứ 3, ví dụ như Hoa Kỳ.

Hiệp hội các Nhà sản xuất thép của EU, Eurofer, đã đưa ra một loạt khiếu nại thương mại đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc, cho rằng thoả thuận vừa đạt được có ý nghĩa rất quan trọng./.

Nguồn tham khảo:

1. http://ntdtv.ru/63591-v-es-pridumali-kak-protivodejstvovat-dempingu-so-storony-kitaya
2. http://korrespondent.net/business/taxes/3273823-es-oshtrafuet-kytai-za-dempynh-tsen-na-solnechnye-batarey