Nhằm đối phó với một Iran “cuồng” sản xuất hạt nhân, năm 2015, Iran và 6 nước gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức đã ký bản thoả thuận chính trị về chương trình hạt nhân Iran. Theo đó, kế hoạch kiểm soát chương trình hạt nhân của Iran sẽ kéo dài từ 10-25 năm về nhiều mặt. Trong 10 năm, Tehran sẽ bị hạn chế làm giàu uranium và phát triển các cơ quan nghiên cứu hạt nhân. Đồng thời, 2/3 số máy ly tâm để làm giàu uranium sẽ bị đình chỉ hoạt động. Trong 15 năm, Iran sẽ không được xây dựng cơ sở làm giàu uranium, các lò phản ứng nước nặng và hạn chế dự trữ uranium. Nguyên nhân là do phương Tây cáo buộc Iran đang phát triển chương trình hạt nhân dưới “vỏ bọc” phát triển hoà bình. Nếu Tehran tuân thủ theo thoả thuận này, Iran sẽ được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế.

Vì sao Iran cần vũ khí hạt nhân?

Iran cho rằng, nước này luôn bị đe doạ bởi nhiều quốc gia, trong đó bao gồm những nước có tiềm năng hạt nhân nguyên tử như Pakistan, là quốc gia Hồi giáo với dân số chủ yếu là người Sunni, nằm ở phía đông Iran. Liên bang Nga, một cường quốc về hạt nhân cũng có không ít những lợi ích chiến lược mâu thuẫn với Iran.

Ngoài ra, sự hiện diện quân đội Mỹ ở Afganistan khiến Iran luôn “nơm nớp” lo sợ về tình hình an ninh biên giới. Washington cũng luôn tạo áp lực lên đồng minh Isarel tại Trung Đông đã khiến Iran luôn trong trạng thái “đối chọi” với Mỹ, ngay cả khi bất đồng đó không thể hiện trên mặt trận quân sự.

Do đó, Iran mong muốn nâng tầm ảnh hưởng của mình tại khu vực Trung Đông, đối phó với đe dọa bằng phát triển vũ khí hạt nhân, đồng thời gây ảnh hưởng với một số nước như: Ai Cập, Saudi Arabia.

Tuy nhiên, tại cuộc họp ngày 5/10 với quan chức quốc phòng cấp cao tại Nhà trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ rút khỏi thoả thuận hạt nhân giữa Iran và 6 cường quốc trên thế giới. Ông Trump phát biểu: “Iran ủng hộ chủ nghĩa khủng bố và lan truyền bạo lực, gây nên tình trạng hỗn loạn khắp Trung Đông. Đó là lý do vì sao chúng ta phải chấm dứt tham vọng hạt nhân của Iran”. Mỹ cho rằng Iran không tuân thủ tinh thần thoả thuận hạt nhân.

Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ có bài phát biểu vào ngày 12/10 về chiến lược của chính quyền Mỹ nhằm đối đầu với Iran. Vào ngày 15/10, ông Trump sẽ báo cáo trước Quốc hội về việc Iran có tuân thủ thoả thuận này hay không, và thoả thuận có đáp ứng lợi ích của Mỹ hay không.

Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ thể hiện sự bất đồng với Iran trong vấn đề hạt nhân nhưng động thái này cho thấy chính quyền Tổng thống Trump sẽ cứng rắn hơn và Iran có nguy cơ bị hứng chịu lệnh trừng phạt từ phía Mỹ. Hơn nữa, việc Mỹ rút khỏi thoả thuận sẽ gây ra cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực và làm căng thẳng tình hình ở Trung Đông.

Chính quyền Tổng thống Trump không ngừng tìm kiếm lí do để rút khỏi hoặc huỷ bỏ thoả thuận này. Trong khi, các nước châu Âu kêu gọi ông Trump duy trì thoả thuận và vận động Quốc hội Mỹ không tái áp đặt lệnh trừng phạt với Iran./.

Nguồn tham khảo:

1. https://russian.rt.com/world/article/432131-ssha-iran-yadernaya-programma
2. https://ria.ru/analytics/20150715/1129782560.html
3. http://www.bbc.com/russian/international/2015/07/150714_iran_reaction
4. https://lenta.ru/news/2015/04/02/end/