Theo Savills, năm 2016, tổng mức đầu tư toàn cầu tính theo đồng USD đã tăng 5,4% toàn cầu - gấp đôi so với năm 2014. Các nguồn đầu tư này được cho là đến từ một số các danh mục đầu tư mới vừa được xây dựng song song cùng sự nhận biết của các nhà đầu tư đối với cơ hội trong lĩnh vực phát triển nhà ở hướng tới sinh viên, thúc đẩy mở rộng cánh cửa cơ hội với mảng tài sản nhà ở.

Sự chú ý của các nhà đầu tư hiện đang tập trung chính tại Mỹ và Anh Quốc - những thị trường phát triển nhất toàn cầu hiện nay, nơi có thể tìm thấy phần lớn các khu nhà ở cho sinh viên với nhiều tiềm năng đầu tư và phát triển.

Năm 2016, Mỹ đã thu hút 9,82 tỷ USD vốn đầu tư, tăng 65% so với năm 2015 (5,95 tỷ USD), đồng thời, đạt kỷ lục mới đối với thị trường tại Mỹ. Tiếp đến là Anh Quốc đạt 3,84 tỷ USD vốn đầu tư, đứng thứ 2 về tổng sổ đầu tư vào phân khúc này sau khi đạt kỷ lục năm 2015 với 7,24 tỷ USD.

Tương tự tại các nước Tây Âu đã chứng kiến sự phát triển lớn nhất về mức đầu tư trong năm 2016 đối với lĩnh vực này. Theo Savills, đầu tư vào nhà ở cho sinh viên ở Pháp đã tăng 245% (từ 49 triệu Euro trong năm 2015 lên tới 169 triệu € trong năm 2016), và tăng 380% ở Đức (từ 154 triệu Euro trong năm 2015 lên tới 741 triệu Euro trong năm 2016).

Mức đầu tư hằng năm vào nhà ở cho sinh viên được kỳ vọng sẽ vượt mốc 1 tỷ Euro vào cuối năm 2017, với lượng đầu tư khắp Tây Âu đã vượt mức trung bình 26% trong 6 tháng đầu năm 2017. Tây Ban Nha, Ba Lan, Hungary, Bồ Đào Nha và Cộng hòa Séc cũng gây ấn tượng trong việc tăng số lượng bất động sản xây dựng dành cho sinh viên, mở rộng các sản phẩm đầu tư thuộc phân khúc này.

Trong tháng 9/2017, Tây Ban Nha đã chứng kiến sự thay đổi lớn nhất về danh mục đầu tư cho nhà ở sinh viên, khi AXA Investment Managers-Real Assets đồng ý thu mua một danh mục đầu tư chỗ ở cho 37 sinh viên Tây Ban Nha trong một liên doanh với nhà đầu tư nhà ở Mỹ Greystar và nhà đầu tư Hà Lan.

Theo Savills, các nhà đầu tư quốc tế chiếm 37% trong số các dự án nhà ở cho sinh viên toàn cầu năm 2016, cao hơn phân khúc văn phòng (34%) và bán lẻ (29%). Ở Mỹ, những nhà đầu tư nước ngoài chiếm 39% tổng số đầu tư nhà ở cho sinh viên trong năm 2016. Tăng 1% so với năm 2015.

Biểu đồ: Đầu tư toàn cầu vào Nhà Ở cho sinh viên (tổng hằng năm)

Theo nghiên cứu của Savills, việc tăng vốn đầu tư vào thị trường nhà ở dành cho sinh viên là do các danh mục đầu tư được đa dạng hóa từ các quỹ cũng như các nhà đầu tư cá nhân thuộc các viện nghiên cứu, quỹ hưu trí, các công ty bảo hiểm, những đối tượng đầu tư qua nhiều khu vực nhằm mở rộng quy mô. Nhà ở cho sinh viên hiện được xem như một nguồn tài sản chính cung cấp các doanh thu ổn định cho phân khúc nhà ở, và cũng là một cách để tiếp cận phát triển các lĩnh vực nhỏ thuộc phân khúc này, như: cho thuê tư nhân (PRS – Private Rented Sector) hay cho thuê cao cấp.

“Hiện tại, lợi suất nhà ở cho sinh viên đã tăng cao trong nhiều phân khúc và lĩnh vực, đặc biết đối với thị trường tại Mỹ. Các lợi suất này có thể sẽ còn tăng do sự tham gia của nhiều các tổ chức, công ty cũng như việc phát triển phân khúc hiện đã đi vào đà phát triển và giảm thiểu được những rủi ro lường trước. Có một khả năng là, lợi suất sẽ đi xuống tại thị trường Úc và Tây Ban Nha trong những năm tới và có thể cả tại Đức, Anh và Pháp. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào phạm vi tăng trưởng dịch vụ cho thuê tại những thành phố là địa điểm của những trường đại học lớn” Savills đánh giá.

Bảng: Lợi suất nhà ở cho sinh viên và so sánh giữa các phân khúc

Đơn vị: %

Ngoài ra, Savills cũng cho rằng, phân khúc nhà ở cho sinh viên toàn cầu vẫn rất ổn định: số lượng sinh viên tiếp tục tăng lên tại Pháp, Đức, Hà Lan và Úc; những chiến lược quốc tế hóa cho giáo dục bậc cao đã được ứng dụng tại hầu hết các thị trường chính; và sự không ổn định về chính trị cũng không gây nhiều ảnh hưởng đến sức hút của phân khúc này ở Mỹ và Anh.

Với nguồn cung nhà ở cho sinh viên ở nhiều nước vẫn còn thấp, có rất nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài mang kinh nghiệm của họ đến với những thị trường mới này./.