Theo báo cáo, trong suốt 3 năm qua, thị trường văn phòng tại châu Á vẫn được đánh giá khá lạc quan. Chi phí huy động vốn thấp tạo nên nguồn vốn dồi dào; giá thuê và giá trị vốn tiếp tục tăng trên toàn thị trường. Dòng vốn đổ vào thị trường Châu Á ngày càng tăng chính là kết quả của của việc thắt chặt lãi suất vốn hóa thấp. Tuy vậy, nhu cầu về mặt bằng văn phòng lớn dẫn đến việc hoàn thành nhiều dự án văn phòng mới, giúp đẩy tỷ lệ mặt bằng trống tăng lên (Biểu đồ 1).

Biểu đồ 1: Tổng giá trị giao dịch bất động sản văn phòng tại châu Á từ tháng 06/2007 đến tháng 06/2017

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư đang có cái nhìn lạc quan về thị trường văn phòng khu vực châu Á, dựa trên kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế. Trung Quốc hiện đang là thị trường sôi động nhất, theo sau đó là Nhật Bản và Hồng Kông. Tuy nhiên, với nguồn cung văn phòng hạn chế tại khu vực trung tâm, các nhà đầu tư đang dần chú ý hơn đến những dự án phát triển tại những khu vực lân cận (Biểu đồ 2).

Biểu đồ 2: Hồ sơ khách mua bất động sản văn phòng tại châu Á 6 tháng đầu năm 2017

Tổng giá trị giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài đã tăng trong khoảng từ 1% đến 39% trong nửa đầu 2017 so với cùng kỳ năm ngoái, duy trì ở mức khả quan. Mục đích tìm kiếm lợi suất vốn vẫn là nguyên nhân chính thu hút các nhà đầu tư đến phân khúc văn phòng cao cấp của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hai thị trường có mức lợi suất văn phòng cao nhất trên thế giới vẫn là 2 thành phố lớn của Việt Nam: Hà Nội ở vị trí số 1 với mức lợi suất là 8,65%, theo sau là TP. Hồ Chí Minh với mức lợi suất là 7,86% (Biểu đồ 3).

Biểu đồ 3: Lợi suất thị trường văn phòng tháng 6/2017

Ông Neil MacGregor, Giám đốc điều hành Savills Việt Nam cho biết, thị trường văn phòng Việt Nam đã và đang ghi nhận tình hình hoạt động rất tốt, đặc biệt là phân khúc hạng A với công suất cho thuê lên đến trên 95% tại các khu vực trung tâm của hai thành phố lớn.

“Cùng với vô số cơ hội hội nhập đầy hứa hẹn, cải cách và tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây, Việt Nam tiếp tục đón thêm nhiều các nguồn vốn đầu tư nước ngoài đang liên tục đổ vào nền kinh tế quốc gia, góp phần đảm bảo sự tăng trưởng bền vững. Đặc biệt nhất, việc trở thành chủ nhà của Hội nghị APEC 2017 vừa qua đã đem lại cơ hội cho Việt Nam thể hiện điểm mạnh và tiềm năng đầu tư trong năm 2018 phía trước. Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan cùng Hồng Kông được xem là những cái tên nổi bật nhất về đầu tư nước ngoài và tất cả đều là thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, chứng minh tầm quan trọng của APEC với Việt Nam. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các nhà đầu tư sẽ tiếp tục thể hiện sự quan tâm đầu tư của họ vào tất cả các mảng bất động sản, trong đó tập trung vào văn phòng và khách sạn do vốn FDI ngày càng tăng, do sự bùng nổ của ngành du lịch tại Việt Nam cũng như sự phát triển mạnh mẽ về bất động sản công nghiệp và kho vận” Ông Neil Macgregor bổ sung.

Đối với thị trường văn phòng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nguồn vốn đầu tư nước ngoài xuất phát từ 3 thị trường chính là Hồng Kông, Trung Quốc và Hàn Quốc. Do sự suy yếu của đồng Bảng, Anh Quốc đang là điểm đến hấp dẫn nhất của các nhà đầu tư châu Á (bất chấp những rủi ro mà Brexit mang lại), theo sau đó là thị trường Mỹ.

Lâu nay vẫn có luồng ý kiến cho rằng giá trị tài sản ở thị trường văn phòng châu Á không phản ánh bản chất của nền kinh tế khu vực mà chỉ là biện pháp nới lỏng định tính (chính quyền mua chứng khoán trên thị trường để làm giảm lãi suất và tăng nguồn cung tiền). Tuy vậy, trong tương lai Savills cho rằng nên lưu ý đến tác động của những biến động bất ổn trong dòng vốn toàn cầu và biến động tỷ giá tiền tệ khi môi trường lãi suất bắt đầu bình ổn./.