Bộ Nội vụ kiến nghị “cứng”, các bộ yêu cầu “mềm”

Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho biết, quy định số lượng cấp phó trong bộ có văn bản pháp luật - Nghị định 36, đơn vị hành chính sự nghiệp cấp địa phương quy định ở Nghị định27 và Nghị định 34.
Riêng về thứ trưởng, thì không quy định cứng. Nếu muốn tăng thêm thứ trưởng, cơ quan đó phải có đề án báo cáo cơ quan Đảng của Chính phủ, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Bí thư. Ban Bí thư sẽ quyết định tăng thêm thứ trưởng hay không.
Bộ trưởng cũng cho biết, Bộ Nội vụ đã kiến nghị nên có số lượng cứng. Thủ tướng đồng ý và giao cho Bộ Nội vụ trao đổi với các bộ. Tuy nhiên, Bộ Nội vụ muốn số ít, các bộ muốn số nhiều hơn nên cũng không thể thống nhất với nhau. “Chúng tôi đang hoàn thiện và sửa Nghị định 34”, Bộ trưởng Bình cho hay.
Các chức danh cấp phó còn lại đều quy định cứng. Số lượng cấp phó ở Bộ quy định và thực tế như sau: cấp bộ quy định 4, nhưng bình quân là 5,4; cấp tổng cục quy định là 3 bình quân là 3,69; cấp vụ quy định là 3, bình quân là 3,04; cấp sở quy định 3, bình quân là 3,06.

“Nhưng, thực tế không theo quy định cứng”, Bộ trưởng chia sẻ. Nguyên nhân, theo Bộ trưởng Bình là do: (i) Do sức ép công việc của lãnh đạo, nền hành chính họp hành nhiều, chủ trì không phân công thứ trưởng, cấp phó đi không cho tham dự; (ii) Do đặc thù của ngành, cũng cần cán bộ thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao. Nhiều ngành đòi hỏi nhiều cấp phó do khối lượng công việc nhiều phải có lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo (như Bộ Nội vụ có 6 thứ trưởng, nhập học viện hành chính có 7 thứ trưởng; sau đó rút xuống 4 thứ trưởng); (iii) Công tác tổ chức cán bộ được phân cấp phân quyền mạnh. Các bộ ngành, các cấp địa phương quyết định ngoại trừ cấp thứ trưởng.
“Tuy nhiên, không thể phủ nhận một số cơ quan quá nhiều cấp phó không xuất phát từ nhu cầu”, người đứng đầu Bộ Nội vụ thừa nhận. Việc bổ nhiệm cán bộ một số trường hợp người đứng đầu thiếu tính gương mẫu, tập thể thiếu tính chiến đấu, không nghiêm.

Để khắc phục hiện trạng này, theo Bộ trưởng Bình, thời gian tới, Bộ sẽ tham mưu với cấp có thẩm quyền để đưa ra những quy định cứng, nhằm thực hiện thống nhất. Khi chức vụ các cấp các ngành có quy định cứng, thì các ngành phải tự điều chỉnh trong nội bộ để không vượt quy định cứng.
Riêng đối với các đơn vị hành chính thuộc bộ, thuộc địa phương, Bộ trưởng cho biết, những đơn vị hành chín,h sự nghiệp thuộc bộ sẽ đượcđiều chỉnh chừng mực hợp lý.

Nghị định 27 và Nghị định 34 mới được ban hành cơ bản giúp ổn định tổ chức. Giải pháp là phải có điều tra tổng thể đánh giá từ lý luận thực tiễn để đề nghị đưa ra biện pháp giải pháp cho phù hợp.

Không có quy định về bổ nhiệm “hàm”

Bên cạnh hiện tượng “lạm phát phó”, có đại biểu băn khoăn trong những năm gần đây xuất hiện chức danh “hàm”. Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho biết, hiện trong các văn bản quy định của Đảng và Nhà nước không quy định về “hàm”.

“Thực tế nhiều bộ ngành cơ quan trung ương có chế độ “hàm” với cán bộ, công chức, viên chức. Cá nhân và Bộ Nội vụ thấy đây là vấn đề cần quan tâm”, Bộ trưởng Bình nói.

Theo số liệu báo cáo từ các bộ, ngành, hiện có, 319 công chức viên chức hưởng chế độ hàm. Hưởng chế độ Hàm vụ trưởng 96, hàm phó vụ trưởng 150, “hàm” trưởng phòng là 76, “hàm” phó phòng là 17. Một số bộ ngành đã ban hành quy chế bổ nhiệm “hàm”.

“Từ tháng 6, chúng tôi lập tổ công tác nghiên cứu về vấn đề này về mặt lý luận thực tiễn để đánh giá thực chất về “hàm” này. Trên cơ sở đó mới có đề nghị, thời gian ngắn quá, nên chỉ mới có hướng như vậy", Bộ trưởng Bình chia sẻ .