Tuyên bố Hà Nội “Các mục tiêu phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động” đã được thông qua tại phiên bế mạc Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU 132).

“Đây là văn kiện chính thức của IPU 132, đặt trách nhiệm nặng nề lên vai các vị chủ tịch và nghị sỹ của tất cả các quốc hội thành viên để biến lời nói thành hành động”, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng nói.

“Đây là văn kiện chính thức của IPU 132, đặt trách nhiệm nặng nề lên vai các vị chủ tịch và nghị sỹ của tất cả các quốc hội thành viên để biến lời nói thành hành động”, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng nói.

Khẳng định vai trò của người dân

“Vào thời điểm quan trọng này, chúng ta, những nghị sĩ trên thế giới, khẳng định lại tầm nhìn của chúng ta về sự phát triển bền vững lấy người dân làm trung tâm dựa trên việc thực hiện tất cả các quyền con người, nhằm xoá nghèo dưới mọi hình thức, và xóa bỏ bất bình đẳng, từ đó trao quyền cho mỗi cá nhân phát huy được hết tiềm năng của họ. Điều này đòi hỏi phải có hoà bình và an ninh quốc tế, dựa trên sự tôn trọng đầy đủ Hiến chương Liên hiệp quốc và luật pháp quốc tế”, Tuyên bố Hà Nội nêu rõ.

Tại Bản Tuyên bố, nghị sĩ đến từ 133 nước và 23 tổ chức nghị viện quốc tế và khu vực thống nhất cho rằng, cách tiếp cận lấy người dân làm trung tâm đòi hỏi phải có công bằng trong lĩnh vực môi trường: hành tinh và tất cả hệ sinh thái phải được xem là tài sản chung của toàn thể nhân loại hiện nay và trong tương lai.

Theo đó, “con người phải là động lực cho tất cả các chính sách phát triển bền vững, và các tiến bộ cần được đánh giá không chỉ bằng GDP mà còn các biện pháp khác”.

Đặc biệt, Tuyên bô cũng nhấn mạnh: “Không nên chỉ coi người dân là những người trả thuế và người tiêu dùng mà phải xem họ là những công dân có quyền và nghĩa vụ. Chúng ta phải đầu tư vào người dân – vào sức khoẻ, dinh dưỡng, giáo dục, và kỹ năng của họ – coi họ là nguồn lực quan trọng nhất của chúng ta”.

Chỉ rõ nhiệm vụ của các nghị sỹ - đại diện cho người dân

Trong phần hành động, Tuyên bố Hà Nội đã đặt ra nhiều trách nhiệm cụ thể với các vị đại diện cho dân.

Tất cả các thể chế chính phủ phải mang tính đại diện và tất cả đều có thể tiếp cận được. Cần có sự tôn trọng các khác biệt về văn hóa, và cần tiếp thu những cách tiếp cận địa phương đối với vấn đề phát triển bền vững.

Tất cả người dân, không phân biệt giới tính, chủng tộc, văn hóa, tôn giáo và tình trạng sức khỏe, phải được trao quyền để họ có thể hợp tác vì hòa bình và sự thịnh vượng chung.

"Chúng ta cam kết nỗ lực hết mình tăng cường vai trò quốc gia làm chủ các mục tiêu này, cụ thể là phổ biến các mục tiêu trên cho cử tri của mình. Người dân phải hiểu những mục tiêu trên có liên quan đến đời sống của họ như thế nào", Tuyên bố nêu rõ.

Bản Tuyên bố khẳng định, nghị sỹ là đại diện cho nhân dân, nghị sỹ có trách nhiệm đảm bảo tiếng nói của mỗi người dân đều được phản ánh trong tiến trình chính trị đó, không phân biệt địa vị xã hội của họ.

"Là đại diện của người dân, chúng ta cần quan tâm tới việc bảo vệ lợi ích công và theo đuổi sự thịnh vượng chung. Chúng ta phải ngăn ngừa các lợi ích nhóm gây ảnh hưởng tới các cuộc thảo luận của chúng ta. Chúng ta phải tập trung xây dựng đồng thuận đối với các giải pháp thực tiễn", Tuyên bố chỉ rõ.

Các vị nghị sỹ cũng thống nhất, sẽ nỗ lực vượt qua tâm lý cục bộ ở các nghị viện và hệ thống hành chính quốc gia nhằm phản ánh bản chất liên ngành của các mục tiêu.

Các đại biểu quốc hội và nghị sỹ đến từ 133 nước cam kết ban hành các điều khoản về ngân sách và luật pháp phù hợp với kế hoạch phát triển quốc gia, xác định rõ các mục tiêu và chỉ tiêu áp dụng cũng như biện pháp cung cấp nguồn tài chính.

Hàng năm các chính phủ phải báo cáo nghị viện về việc thực hiện kế hoạch quốc gia. Nghị viện cần thu thập ý kiến phản hồi thường xuyên từ các cử tri để đánh giá quá trình triển khai trên thực tế, tuyên bố nhấn mạnh.

“Chúng ta tiếp tục cam kết sẽ đánh giá sự tiến bộ không chỉ dựa trên các chỉ số trung bình của quốc gia mà còn phải xem xét tới các nhóm dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất trong xã hội, để bảo đảm ai cũng được quan tâm. Theo đó, năng lực quốc gia trong việc thu thập và phân tách dữ liệu theo giới tính, độ tuổi, nhóm thiểu số và tình trạng sức khỏe, là quan trọng”.

“Chúng ta thúc giục chính phủ các nước khi đàm phán cần nhớ tới nhu cầu thực tế và kỳ vọng của công dân và giải quyết mối liên kết quan trọng giữa phát triển bền vững, quản trị dân chủ và nhân quyền”, Tuyên bố Hà Nội khẳng định./.

IPU 132: A people-centred approach

People placed in the center, turning words into action are new approaches in IPU 132.

The 132nd Inter-Parliamentary Union (IPU-132) Assembly adopted the Hanoi Declaration on The Sustainable Development Goals: Turning Words into Action at the end of the five-day gathering that wrapped up on April 1.

"This is an official document of IPU 132, placed heavy responsibility on all presidents and parliamentarians to turn words into action", Vietnam National Assembly Chairman Nguyen Sinh Hung said.

Reaffirming the role of citizens

“At this critical moment, we, the parliamentarians of the world, reaffirm our vision of a people-centered sustainable development based on the realization of all human rights, to eradicate poverty in all its forms, and eliminate inequalities, thus empowering all inpiduals to exercise their full potential. This requires conditions of peace and security, in full observance of the Charter of the United Nations and international law”, as revealed in Hanoi Declaration .

Parliamentarians from 133 countries and 23 international and regional parliamentary organizations agreed that a people-centred approach requires environmental justice: the planet and all its ecosystems must be treated as common assets for the whole of humanity to enjoy now and in the future.

According to this approach, “human well-being must be the driver of all policies for sustainable development, and progress measured in terms that go well beyond Gross Domestic Product”.

Also, the Declaration experessed “people are more than taxpayers and consumers; they are citizens endowed with rights and responsibilities towards each other. We must invest in them – their health, nutrition, education, and skills – as our most important resource.”

Specifies the task of MPs - representing people

In the part of action, Hanoi Declaration set out specific responsibilities to parliamentarians.

Cultural differences should be respected, and home-grown approaches to sustainable development employed. All people, regardless of gender, race, culture, religion and health status, must be empowered to work cooperatively for peace and the common good.

The declaration noticed that: "We commit to do our utmost to strengthen national ownership of the goals, particularly by making them known to our constituents. People must understand how the goals are relevant to their lives”.

As representatives of the people, parliamentarians are responsible for ensuring that each and every voice is heard in the political process without discrimination and irrespective of social status.

In addition, parliamentarians commit translating the goals into enforceable domestic laws and regulations, including through the critical budget process. Each country must do its part to ensure that all the goals are met.

“We further pledge to measure progress not only in terms of national averages, most importantly by looking at how the most vulnerable and disadvantaged in our societies have fared. No one should be left behind. Strong national capacities for data collection and disaggregation, including by gender, age, minority group, and health status, will be crucial”.

“We urge governments to conduct negotiations keeping in mind the real needs and expectations of citizens and addressing the critical linkages between sustainable development, democratic governance and human rights.”, the declaration affirmed./.