Bình thường hóa – Dấu mốc lịch sử

Ngay sau ngày 30/4/1975, khi Việt Nam thống nhất đất nước, lệnh cấm vận của Hoa Kỳ đối với Việt Nam đã siết chặt. Washington cắt đứt toàn bộ quan hệ ngoại giao với Hà Nội. Suốt những năm sau chiến tranh, lệnh cấm vận được thực thi rất nghiêm ngặt: không có bất kỳ một hình thức bang giao nào giữa hai nước, ngoại trừ một số có chọn lọc các hoạt động vì mục đích nhân đạo, như: gửi thuốc men trị bệnh, sách báo nghiên cứu – nhưng ngay cả việc này cũng bị ngáng trở rất nhiều. Đơn cử, người Việt ở Hoa Kỳ muốn gửi sách, tài liệu tham khảo cho các viện khoa học ở Việt Nam cũng gặp khó khăn vì bị ràng buộc bởi lệnh cấm vận, bưu điện Hoa Kỳ trả lại hoặc thiêu hủy tất cả tài liệu này. Trong cuốn “Traveling to Vietnam” (Đường đến Việt Nam), tác giả Mary Hershberger nhận xét khi viết về phong trào của những nhà hoạt động hòa bình người Hoa Kỳ: “Chính phủ Hoa Kỳ đã chống lại Việt Nam trên từng bước đường đi và phong tỏa mọi mối liên hệ quốc tế của Việt Nam, ngay cả khi điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ phải liên kết với quân Khmer Đỏ ở Campuchia”.

Tháng 8/1988, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI đã đánh giá tình hình quốc tế và khu vực, kiểm điểm với tinh thần thực sự cầu thị hoạt động đối ngoại trong thời gian hơn 10 năm kể từ ngày nước nhà thống nhất, trên cơ sở đó thông qua Nghị quyết 13, nhấn mạnh chủ trương “thêm bạn, bớt thù”, “kiên quyết và chủ động chuyển cuộc đấu tranh từ tình trạng đối đầu hiện nay sang đấu tranh và hợp tác trong cùng tồn tại hoà bình”. Nghị quyết 13 cũng đã kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong chính sách của Việt Nam với Hoa Kỳ, rằng “chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ”. Nghị quyết 13 xác định, chủ trương của Đảng là đấu tranh thúc đẩy từng bước việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ Nghị quyết chỉ rõ: “Chúng ta cần có chính sách mới toàn diện đối với Hoa Kỳ nhằm tranh thủ dư luận nhân dân Hoa Kỳ và thế giới... tạo điều kiện thuận lợi cho ta tập trung giữ vững hoà bình và phát triển kinh tế”.

Về phía Hoa Kỳ, việc bình thường hoá quan hệ và thúc đẩy hợp tác với Việt Nam vừa xuất phát từ nhu cầu nội tại của nước Hoa Kỳ nhất là nhu cầu thoát khỏi “Hội chứng Việt Nam” đang chia rẽ xã hội Hoa Kỳ vừa do tác động của các nhân tố quốc tế sau Chiến tranh lạnh, vừa nằm trong sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh lạnh nói chung, với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Đông Nam Á nói riêng của Hoa Kỳ Có được mối quan hệ bình thường với Việt Nam, quốc gia vừa có vị trí địa - chiến lược quan trọng, vừa nhiều tiềm năng phát triển, không chỉ đáp ứng lợi ích nhiều mặt của Hoa Kỳ không những trong các mối quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, mà cả trong các mối quan hệ đa phương và song phương khác của Hoa Kỳ ở khu vực Đông Nam Á, Châu Á – Thái Bình Dương.

Chính do nhu cầu, lợi ích và cả những tính toán của cả hai bên trong việc bình thường hoá quan hệ như vậy, ngày 12/07/1995, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa 2 nước. Ngày nay, nhân dân Việt Nam vẫn còn giữ hình ảnh thân thiện của Tổng thống Bill Clinton và phu nhân khi họ đi mua lụa Hà Đông và ăn phở Hà Nội.

Sự kiện bình thường hóa quan hệ trở thành “dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển quan hệ hai nước và là một đóng góp đáng kể đối với tiến trình hoà bình, hợp tác và phát triển ở trong khu vực và trên thế giới” (Nguyễn Xuân Thắng, 2007). Từ đây, khởi đầu một giai đoạn phát triển mới, một trang sử mới trong quan hệ giữa hai quốc gia, hai dân tộc từng đối đầu trực tiếp với nhau trong một cuộc chiến tranh mang đậm dấu ấn của thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Những bước tiến trong quan hệ giữa hai nước

Kể từ khi quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ được bình thường hoá, quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển, đã có những bước tiến dài và khá nhanh, nhưng tiến triển nhanh nhất là những năm đầu thế kỷ XXI. Sau những nỗ lực không mệt mỏi, Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được những hiểu biết chung, xoa dịu những mất mát đau thương, và từng bước xây dựng nền tảng cho mối quan hệ hợp tác với tư cách là đối tác của nhau khi có lợi ích tương đồng.

Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, những năm đầu sau khi hai bên trao đổi đại sứ (05/1997), chưa có các cuộc thăm viếng chính trị cấp cao nhất giữa Việt Nam và Hoa Kỳ Chính vì vậy, chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng 11/2000 của Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton là sự kiện chính trị - ngoại giao có ý nghĩa lớn và nhiều mặt, mở ra một giai đoạn phát triển mới cho quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Đáng chú ý là trong những năm gần đây, hai bên đã trao đổi khá thường xuyên các chuyến thăm viếng chính thức cấp cao nhất. Về phía Việt Nam, đó là các chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải (06/2005), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (06/2007), Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (06/2008). Về phía Hoa Kỳ sau chuyến thăm của Tổng thống Bill Clinton tháng 11/2000 là chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống George Bush tháng 11/2006 (nhân dịp dự Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 tại Hà Nội). Sau này, chuyến đi làm việc của ông Phạm Quang Nghị và Trần Đại Quang là những chuyến đi lần đầu tiên của một Bí thư Thành ủy Hà Nội và Bộ trưởng Bộ Công an đến Hoa Kỳ.

Ông Nguyễn Phú Trọng là tổng bí thư thứ tư của đảng cộng sản cầm quyền trên thế giới tới thăm Hoa Kỳ chỉ với một chức vụ về đảng. Trước đây mới có 3 nhà lãnh đạo của Liên Xô là N. Khorupsov, L.Breznev và M.Gorbachov thăm Hoa Kỳ chỉ với một chức danh là lãnh tụ đảng cộng sản cầm quyền. Và quan hệ Hoa Kỳ - Liên Xô lúc đó là quan hệ giữa hai nước lớn nhất chi phối quan hệ quốc tế thời Chiến tranh lạnh. Việc Hoa Kỳ mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm thể hiện quan hệ giữa hai quốc gia đã vượt qua sự khác biệt về thể chế. Đây là một biểu hiện cụ thể quan hệ giữa hai quốc gia đã đi vào chiều sâu một cách vững chắc.


Quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ được xác lập trong chuyến thăm Hoa Kỳ tháng 7/2013 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là khuôn khổ quan trọng, định hướng cho quan hệ hai nước. Đây có thể coi là thành tựu quan trọng nhất của hai bên kể từ năm 1995 đến nay. Trong khuôn khổ này, hai nước đề cao các nguyên tắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng hệ thống chính trị của nhau. Điều đó giúp Việt Nam - Hoa Kỳ mở ra các cơ chế hợp tác trong rất nhiều lĩnh vực, trong đó có chính trị đối ngoại, thương mại - kinh tế, quốc phòng - an ninh.

Nếu vào thời điểm năm 1995, quan hệ hai nước chủ yếu chỉ là trong lĩnh vực tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh, thì nay đã mở rộng nhiều lĩnh vực với những dấu ấn đậm nét.

Hoa Kỳ duy trì vị trí là đối tác kinh tế và thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Trao đổi thương mại hai chiều năm 1995 chỉ ở khoảng 450 triệu USD, đến năm 2014 con số này tăng gần 70 lần, đạt mức 35 tỷ USD. Hoa Kỳ cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 vào Việt Nam với khoảng 700 dự án và tổng vốn gần 10,7 tỷ USD (Liên Trang, 2015).

Hợp tác an ninh - quốc phòng tiếp tục được thúc đẩy, trên cơ sở triển khai Biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng vào tháng 9/2011. Việc Hoa Kỳ chính thức tuyên bố bãi bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam được đánh giá cao và khả năng Hoa Kỳ sẽ sớm dỡ bỏ hoàn toàn, phù hợp với đúng khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện hai nước.

Hai bên cũng trao đổi nhiều đoàn quốc phòng, đáng chú ý là chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, tướng Martin Dempsey tháng 8/2014. Hợp tác trong lĩnh vực cảnh sát biển được mở rộng, hai bên đang triển khai gói hỗ trợ 18 triệu USD Hoa Kỳ dành cho Việt Nam nhằm nâng cao năng lực chấp pháp trên biển của các lực lượng chức năng của Việt Nam.

Hoa Kỳ tiếp tục cam kết và triển khai hợp tác tích cực về việc giải quyết các vấn đề do chiến tranh để lại, như: dự án tẩy độc tại các khu vực bị nhiễm dioxin (tổng trị giá 15 triệu USD), dự án hỗ trợ cho người bị khuyết tật do hậu quả chiến tranh (7,5 triệu USD).

Bên cạnh đó, hợp tác giữa 2 nước còn thể hiện trong lĩnh vực giáo dục. Việt Nam dẫn đầu số lượng sinh viên học ở Hoa Kỳ trong các nước ASEAN, với tổng số hơn 16.000 sinh viên, đứng thứ 8 trong số các nước có sinh viên đang học tập tại Hoa Kỳ

Hai bên cũng hợp tác hiệu quả tại các diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế, nhất là Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Lần đầu tiên Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ - ASEAN đã được tổ chức năm ngoái.

Hai nước đã triển khai tích cực cả 9 lĩnh vực ưu tiên đề ra trong quan hệ đối tác toàn diện, một số tiến bộ được dư luận Hoa Kỳ cho là mang tính đột phá.

Tiếp tục hướng tới đối tác chiến lược

Mặc dù, đã có nhiều phát triển trong mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ, nhưng cũng cần thấy rằng, vẫn còn có những trở ngại trên con đường hướng tới nâng tầm lên quan hệ đối tác chiến lược.

Quan hệ hai nước vẫn còn một số khó khăn, nhất là việc Hoa Kỳ tiếp tục thực hiện nhiều rào cản thương mại đối với hàng hóa của Việt Nam. Bên cạnh đó, hai bên vẫn còn khác biệt trong vấn đề dân chủ, nhân quyền. Với những khác biệt đó, Việt Nam luôn chủ trương đối thoại thẳng thắn và hợp tác xây dựng trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau.

Sự mở rộng và nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ không trở ngại gì đến chính sách ngoại giao “đa phương hóa, đa dạng hóa” của Việt Nam, mà thúc đẩy lẫn nhau. Trong lịch sử hiện đại, chưa khi nào Việt Nam thể hiện được vai trò độc lập tự chủ trong chính sách đối ngoại như bây giờ. Rõ ràng, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ chính là một trong những “sức mạnh của thời đại” giúp Việt Nam vươn lên, thoát khỏi nghèo khó và tụt hậu, không lệ thuộc vào bên ngoài.

Vấn đề Biển Đông hiện nay đang thách thức chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Nhưng lập trường quan điểm của Mỹ về biển Đông là phù hợp với lợi ích quốc gia của Việt Nam và luật pháp quốc tế. Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, vì thế cũng trở thành một bộ phận hữu cơ trong tổng thể cấu trúc an ninh Biển Đông nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung.

Kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là thời điểm để hai nước cùng đánh giá lại chặng đường đã qua, đối thoại thẳng thắn để hiểu nhau hơn, kể cả những khác biệt trên tinh thần không để những khác biệt đó ảnh hưởng đến việc tăng cường quan hệ chung. Nhưng điều quan trọng hơn, đây là thời điểm để hai bên cùng chia sẻ tầm nhìn hướng tới tương lai, đưa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng phát triển ổn định và thực chất./.

Tài liệu tham khảo

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội

3. Nguyễn Xuân Thắng (2007). Bình thường hoà và phát triển mối quan hệ hợp tác Việt Nam và Hoa Kỳ trong quá trình đổi mới đất nước, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 11(139), tháng 11/2007

4. Liên Trang (2015). Việt – Mỹ: Phát triển quan hệ “đối tác toàn diện” một cách thực chất, hiệu quả, truy cập từ http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/91-2631--vietmy--phat-trien-quan-he-doi-tac-toan-dien-mot-cach-thuc-chat-hieu-qua.html

Vietnam – US relations: From embargo to comprehensive cooperation

That General Secretary Nguyen Phu Trong paying an official visit to the US on July 6th to 10th remarks a historical significance since this is the first US visit of General Secretary of Vietnam’s Communist Party, a rare event in modern international relations. Vietnam and US relation has been close to strategic partnership after 20 years of establishing diplomatic relations - a long and arduous journey.

Normalization - A historical landmark

Right after 4/30/1975 when Vietnam reunificated, the US’s trade embargo against Vietnam tightened. Washington severed all diplomatic relations with Hanoi. During the time of postwar, the embargo was implemented strictly: no forms of relations between the two countries, except for some selective operations for humanitarian purposes, such as sending medicines, study books - however this was thwarted a lot.

On August 1988, the VI Politburo of the Central Committee Communist Party of Vietnam evaluated international and regional situation, reviewed external activities for more than 10 years from the date of reunification . On that basis, it adopted Resolution 13 which stressed the policy "more friends, fewer enemies", "resolutely and proactively changing the struggle from current state of confrontation into cooperation to fight in peaceful coexistence".

Resolution 13 also reviewed and drew experiences in Vietnam's policy with the US as "we have missed the chance to normalize relations with the US ". Resolution 13 identified that Party’s policy is to gradually promote normalization of relations between Vietnam and the US . The resolution stated: "We need a new comprehensive policy for the US to enlist public opinion of American people and the world ... to create favorable conditions for us to maintain the peace and develop our economy".

Regarding to the United States, the normalization and promote cooperation with Vietnam came from its internal demand, especially the demand for getting rid of "Vietnam Syndrome" which was piding US society. Also, the cause was partly the impact of international factors after Cold War, which was in global strategic adjustment after Cold War in general, and the Asia - Pacific and Southeast Asia in particular.

Normalising with Vietnam, a country with important location – strategy and potentials for development, US met interests not only in bilateral relation, but also in multilateral relations in Southeast Asia, Asia - Pacific. It was above demands, benefits and all the plans of both parties in the normalization of relations, on 12/07/1995, the US President Bill Clinton and Vietnam Prime Minister Vo Van Kiet declared the normalization in diplomatic relation between the two countries. Today, Vietnamese still remember a friendly image of President Bill Clinton and his wife when they bought Ha Dong silk and ate “pho” Hanoi.

The normalization became "an important milestone in the history of bilateral relations and a significant contribution to the process of peace, cooperation and development in the region and the world " (Nguyen Xuan Thang, 2007). From here, there started a new stage of development, a new page in relations between the two countries and peoples who ever directly confronted with each other in war.

Progress in relations

Since the normalization, cooperation between the two countries is growing, but the dramatic progress is in the early twenty-first century. After non-stop efforts, Vietnam and the US have reached a common understanding, minimized the loss, and graduallyconstruction a foundation for cooperative relationships as partners.

On the field of politics - diplomacy, in the first years after two sides exchanged ambassadors (05/1997), there were no highest level political visit between Vietnam and the United States. Therefore, the official visit to Vietnam on 11/2000 of US President Bill Clinton was a great political - diplomatic event, opened a new stage relation.

Notably, in recent years, the two sides exchanged official visits of highest level quite often. For Vietnam, there were the visits to the US by Prime Minister Phan Van Khai (06/2005), President Nguyen Minh Triet (06/2007), Prime Minister Nguyen Tan Dung (06/2008). Regarding to the United States, after the visit of President Bill Clinton on 11/2000 was the official visit to Vietnam by President George Bush (11/2006) (on the occasion of 14th APEC Summit in Hanoi). Later, working trips of Pham Quang Nghi and Tran Dai Quang were the first trips to the US by Hanoi Secretary of Party Committee and Minister of Public Security.

Vietnam - US comprehensive partnership launched on the US visit by Vietnam's President Truong Tan Sang in 7/2013 is an important framework and orientations for bilateral relation. This may be considered as the most important achievement of both sides since 1995. Within this framework, the two countries uphold the principles of independence, sovereignty, territorial integrity, respect for international law and each other's political system. That assits Vietnam - US to cooperate in many fields including external politics, trade - economy, defense - security.

Bilateral relation mainly focused on looking the missing people in the war in 1995, but now it has expanded in various fields with outstanding achievements.

US maintain its position as the leading economic partner and export market of Vietnam. Two-way trade in 1995 was only $450 million, and by 2014 this figure increased almost 70-fold to $35 billion. The US ranks 7th among largest foreign investors in Vietnam, with 700 projects and a total capital of nearly $10.7 billion, not including the investment of US businesses via third countries. The two sides also achieved substantial progress in negotiations on TPP.

Security - defense cooperation continues to be promoted, on the basis of implementing the MoU on defense cooperation in 9/2011. The US was to partially lift its decades-old arms embargo on providing lethal military support to Vietnam, which was highly appreciated and there soon happens a chance that the US fully lift this embargo to consistent with the framework of a comprehensive partnership.

US continues to commit and deploy active cooperation with Vietnam to solve the problems after war, such as remediation projects in dioxin contaminated areas with $15 million, or $7.5 million project to support the disable in the aftermath of war.

Exchanges between the two countries also have breakthroughs. Cultural diplomacy has made the value of bilateral cream to be public. This partly can be seen in 17,000 students, ranking 8th in the world, studying in the United States.

On multilateral cooperation, the two sides will share a strategic interest in promoting ASEAN community and strengthening the central role of ASEAN in regional structures, and continue to cooperate in regional forums such as the East Asia Summit (EAS), Asia - Pacific Economic Cooperation (APEC), ASEAN Regional Forum (ARF), ASEAN Defence Ministers' Meeting (ADMM +), Lower Mekong Initiative (LMI) and forums of the United Nations.

On the way to strategic partnership

Although there have been many developments in the relationship between the two countries, there remains obstacles on the way to obtain strategic partnership.

Bilateral relation stay difficulties, especially when the US continue to implement trade barriers for Vietnam's goods. Besides, the two sides show differences in matters of democracy and human rights which Vietnam always advocates dialogue and cooperation on the spirit of equality, respect, and mutual understanding.

The expansion and upgrade Vietnam - US relation do not affect Vietnam's foreign policy "multilateralisation and persification", they reinforce each other. In modern history, Vietnam has never ever demonstrated its independent and autonomous role in foreign policy as it is now. Clearly, the relationship between Vietnam - US is one of the "power of the times" for Vietnam grow, and get rid of poverty and backwardness, dependence on the outside.

East Sea dis currently challenging the sovereignty and territorial integrity of Vietnam. However, Washington's view on East Sea is consistent with the national interests of Vietnam and international law. Vietnam - US Relation, thus, become an organic part of the overall security of East Sea in particular and Southeast Asia in general.

The 20th anniversary of the normalization of Vietnam - US relation is the right time for the two countries to assess what have been done, and to make dialogue to understand each other better, including differences. More importantly, this is time for the two sides to share a vision towards the future and to boost Vietnam - US relationship. /.