Đã tạo được hơn 5 triệu lao động nông thôn

Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, sau 7 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, (từ năm 2010–2016), cả nước đã có trên 5 triệu lao động nông thôn được học nghề. Trong đó có gần 3,5 triệu lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo theo chính sách của Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ với trên 40% học nghề nông nghiệp, gần 60% học nghề phi nông nghiệp. Đáng chú ý, sau khi được đào tạo nghề, số lao động có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng tăng suất, tăng thu nhập cao hơn chiếm gần 80%.

Theo Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, khoảng 80 % lao động nông thôn tăng thu nhập sau khi được đào tạo nghề

Thêm vào đó, nhận thức của người lao động về học nghề có sự chuyển biến căn bản. Từ việc đang ký tham gia học nghề để được hỗ trợ tiền ăn, học cho biết chuyển sang học nghề để nắm bắt khoa học, kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, để có kiến thức, kỹ năng tìm được việc làm có thu nhập cao, làm giàu và góp phần giảm nghèo bền vững.

Ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nhấn mạnh, đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Từ kết quả đạt được đã góp phần nâng tỷ lao động qua đào tạo từ 28% (có bằng chứng chỉ đạt 14,1%, khu vực nông thôn 8,4%) năm 2009 lên 53% (có văn bằng chứng chỉ đạt 22%, khu vực nông thôn 14,5%) năm 2016; nâng năng suất lao động xã hội từ 37,9 triệu đồng (nông nghiệp 14,1 triệu đồng) năm 2009 lên 84,5 triệu đồng (nông nghiệp 32,9 triệu đồng) năm 2016 và thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội từ 51,5% làm nông nghiệp năm 2009, xuống còn khoảng 44% năm 2015, giảm 7,5%.

Bên cạnh những mặt đạt được, Bộ trưởng cũng đề nghị đại biểu phải tập trung đánh giá công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời gian qua, đánh giá thế mạnh, đâu là hạn chế trong quá trình thực hiện để rút kinh nghiệm. Đặc biệt cần tránh trường hợp “Lao động nông thôn gặp gì đào tạo nấy, đánh trống ghi tên để chi tiền”.

Bởi lẽ tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XIV, khi thảo luận về công tác đào tạo nghề nông thôn thì cũng có nhiều đại biểu nói như vậy. Thậm chí có những ý kiến còn nói rằng mục tiêu của Đề án 1956 đặt ra lớn nhưng tổ chức thực hiện còn nhiều chuyện. Ví dụ điển hình câu chuyện của một xã đào tạo tập trung khoảng 600 người về nghề hoạn lợn. Thực tế, nếu là đào tạo nghề thật, đi làm việc thật không sao, nhưng nếu chỉ là “đánh trống ghi tên” với mục tiêu ghi vậy là để chi tiền thì cần phải làm rõ những hạn chế trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thực tế, quy hoạch mấy trăm ngành nghề cho đào tạo lao động nông thôn, nhưng nhưng không phải địa phương nào cũng áp dụng từng ấy nghề. Chính vì vậy, khi thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn thì cần bám vào lợi thế của địa phương ấy để thưc hiện đào tạo nghề cho phù hợp. Do vậy, nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới là đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải sát với thực tiễn, gắn với các mô hình sản xuất.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, trong giai đoạn 2010-2016 vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Đó là kết quả đạt được vẫn không đạt chỉ tiêu của Quyết định số 1956/QĐ-TTg. Trong 6 năm 2010-2015 hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn chỉ đạt trên 90% kế hoạch, còn năm 2016 chỉ đạt trên 83% kế hoạch. Ngoài ra, hiệu quả thực hiện Đề án chưa cao, nhất là hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho một vài cơ sở dạy nghề chưa đạt kết quả như mong muốn.

Lý giải về khó khăn trong việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn, ông Nguyễn Trung Thảo, Phó Chủ tịch UBND Cao Bằng chia sẻ: Năm 2016, Cao Bằng đã đào tạo hơn 1.000 lao động. Dự kiến 2017 - 2020, mỗi năm phấn đấu trên 4.000 lao động. Tuy nhiên, trong thời gian qua Cao Bằng gặp nhiêu khó khăn trong việc đào tạo nghề cho người nông dân để nâng cao thu nhập. Bởi lẽ, Cao Bằng là địa phương miền núi, 95% đồng bào dân tộc thiểu số , chưa kể phong tục tập quán của đồng bào, cơ sở vật chất thiếu, nhận thức và điều kiện phát triển sản xuất của người dân còn hạn chế, thiếu vốn. Chính vì vậy để thực hiện đào tạo nghề đạt hiệu quả thời gian tới, lựa chọn 27 ngành nghề phù hợp với địa bàn, tập trung vào phát triển cây trồng vật nuôi có thế mạnh của địa phương gắn với công tác chế biến. Đặc biệt sẽ gắn với tái cơ cấu để tăng giá trị cũng như hình thành vùng sản xuất hàng hóa; gắn với các doanh nghiệp và Hợp tác xã trên địa bàn cũng như vận động ủng hộ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; đào tạo cho người nông dân trên cơ sở phát triển sản xuất của doanh nghiệp...

Giai đoạn 2016-2020 dự kiến sẽ phân bổ 12.600 tỷ đồng đào tạo lao động nông thôn

Theo Dự thảo Kế hoạch Thực hiện Nội dung số 6 “Nâng cao chất lượng đào tạo cho lao động nông thôn giai đoạn 2016-2020” nêu rõ, trong giai đoạn 2016-2020, đào tạo nghề cho lao động nông thôn được đưa vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/08/2016 của Thủ tướng Chính phủ, với mục tiêu là đào tạo nghề cho 5,5 triệu lao động nông thôn (1,4 triệu người học nghề nông nghiệp; 4,1 triệu người học nghề phi nông nghiệp); trong đó hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho khoản 3,84 triệu người và yêu cầu là nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, sau đào tạo, ít nhất 80% số người học có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn.

Theo ước tính, mỗi lao động nông thôn khi tham gia đào tạo nghề sẽ được hỗ trợ khoảng 3 triệu đồng, gồm tiền ăn, và tiền đi lại

Kế hoạch này nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; trong đó, tập trung đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ và chuyển nghề...

Theo đó, giai đoạn 2016-2020 sẽ hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn hàng năm như sau: Năm 2016 sẽ đào tạo nghề cho lao động nông thôn khoảng 500.000 người, trong đó đào tạo lao động nghề nông nghiệp là 161.055 người, nghề phi nông nghiệp là 338.946 người. Năm 2017 đào tạo là 600.000 lao động, trong đó đào tạo lao động nghề nông nghiệp là 210.430 người, nghề phi nông nghiệp là 389.570 người. Năm 2018 đào tạo 800.000 lao động, trong đó đào tạo lao động nghề nông nghiệp là 207.175 người, nghề phi nông nghiệp là 592.825 người. Năm 2019 đào tạo khoảng 950.400 người, trong đó đào tạo lao động nghề nông nghiệp là 210.545 người, nghề phi nông nghiệp là 739.855người. Năm 2020 sẽ đào tạo 989.600 người, trong đó đào tạo lao động nghề nông nghiệp là 210.795 người, nghề phi nông nghiệp là 778.805 người. Ước tính, bình quân sẽ hỗ trợ khoảng 3 triệu đồng/người/khóa học (bao gồm hỗ trợ tiền ăn, đi lại cho các đối tượng theo quy định).

Dự kiến nhu cầu kinh phí và cấu nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch

(Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nội dung hoạt động

Tổng số

Trong đó

NSTW

NSĐP và các nguồn khác

1. Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm với lao động nông thôn

48

40

8

2. Định kỳ hàng năm rà soát, cập nhật, bổ sung nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn

31,5

25

6,5

3. Phát triển chương trình, tài liệu đào tạo

116

81

35

4. Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp

115

100

55

5. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo nghề cho lao động nông thôn

654

450

204

6. Hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho lao động nông thôn

11.531

7.000

4.531

7. Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án

65

50

15

Cộng

12.600

7.746

4.854

Theo kế hoạch, dự kiến tổng kinh phí thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và 7 hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho giai đoạn 2016-2020 khoảng 12.600 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách trung ương 7.746 tỷ đồng; ngân sách địa phương 3.403 tỷ đồng và vốn huy động từ các nguồn khác 1.451 tỷ đồng./.