Trong thế giới hiện đại, công nghệ phát triển chóng mặt, hàng ngàn ứng dụng thông minh ra đời. Công nghệ nhận dạng giọng nói là một trong số đó. Trải qua thời gian dài phát triển và hoàn thiện, đến nay công nghệ nhận dạng giọng nói đã phát triển tới mức khó tin.

Công nghệ nhận dạng giọng nói ngày càng phát triển

Ngày nay, việc chứng kiến ai đó ra lệnh, thậm chí là soạn, gửi tin nhắn SMS bằng giọng nói thông qua các trợ lý ảo như Siri, Google Assistant đã không còn quá xa lạ với người dùng smartphone. Điển hình như trải nghiệm với thiết bị iOS, người dùng chỉ cần ra lệnh "Hey Siri, Take a picture" để nhanh chóng chụp một hình ảnh bằng Camera, hoặc sử dụng khẩu lệnh "OK Google" trên smartphone Android để biết các thông tin như thời tiết, giờ giấc. Không chỉ ở smartphone, hiện nay rất nhiều thiết bị điện tử thông dụng như ti vi cũng dần được trang bị tính năng điều khiển bằng giọng nói.

Ngược về những năm cuối thế kỉ XX, nhiều hãng công nghệ đã nhanh nhạy “chớp” lấy ý tưởng phát triển công nghệ nhận diện giọng nói, điển hình như IBM. Năm 1986, IBM từng gây xôn xao khi ra mắt phần mềm nhận dạng giọng nói của hãng, đây là một bước đệm quan trọng cho sự phát triển sau đó của công nghệ thông minh này.

Cuộc chạy đua của không ngừng nghỉ của các hãng công nghệ

Đến nay, nhiều công ty công nghệ khác cũng đã tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu phát triển công nghệ nhận dạng giọng nói. Công nghệ này dần được hoàn thiện. Thành công của Microsofl vào cuối năm 2016 được xem là bước nhảy vọt đáng kinh ngạc. Vào thời điểm ấy, các nhà nghiên cứu của Microsoft đã công bố thông tin cho biết họ đã phát triển công nghệ này đến mới gần như là người thật. Theo đó, tỉ lệ mắc lỗi của hệ thống là 5,9%, và ngang ngửa với một phiên dịch viên chuyên nghiệp. Mặc dù rất đáng ngạc nhiên, nhưng Microsoft vẫn phải đối mặt với thử thách hoàn thiện công nghệ này hơn nữa, vì thực tế cuộc sống nảy sinh rất nhiều tình huống đa dạng.

Chỉ ngay sau thời điểm Microsoft công bố thông tin trên một thời gian ngắn, IBM đã công bố ngay một thành tựu mới ở lĩnh vực này: Phần mềm của hãng có tỷ lệ lỗi chỉ 5,5%. Con số này vượt qua cả Microsoft 4 %. Điều này hứa hẹn những đột phá kì diệu trong tương lai của các hãng công nghệ trong lĩnh vực này. Biết đâu con người sẽ ngày càng có những trải nghiệm bất ngờ hơn với công nghệ, chẳng hạn như việc “tán gẫu” với máy móc hay thực hiện tất cả công việc bằng giọng nói của mình, như một việc hết sức tự nhiên và bình thường trong tương lai.