Thông tin này được công bố tại Đánh giá tình hình thực hiện thông tư 22/2013/TT-BYT và xây dựng lộ trình triển khai kiểm định chất lượng đào tạo liên tục mới được Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, sắp tới sẽ tiến hành kiểm tra trình độ chuyên môn và chỉ cấp chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ 2 năm/lần

Theo nhận định của Bộ Y tế, nhằm nâng cao năng lực cho bác sĩ, giảm thiểu tối đa những tai biến y khoa, là mục đích chính mà Bộ Y tế xây dựng lộ trình kiểm định chất lượng đào tạo liên tục. Trên cơ sở đó, đánh và vầ cấp chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ. Do vậy, chỉ có những bác sĩ có năng lực mới được cấp chứng chỉ hành nghề, sau đó phải tham gia các khóa đào tạo liên tục hàng năm để đảm bảo chuyên môn.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến chỉ ra, khó khăn lớn nhất hiện nay là việc chuẩn hóa giáo trình đào tạo, cơ sở để thực hành trong quá trình đào tạo liên tục và giáo viên giảng dạy…

GS. TS. Lê Quang Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế nhận định, những lớp đào tạo ngắn hạn sẽ là nơi y bác sĩ chia sẻ kinh nghiệm, các vấn đề chuyên môn được cập nhật. Đào tạo liên tục, học tập suốt đời và tự trau dồi kiến thức không chỉ là nhiệm vụ của người hành nghề y mà còn là giải pháp sống còn để đưa ngành y tế Việt Nam bắt kịp với trình độ chuyên môn ngày càng cao của y tế toàn cầu. Chính vì vậy, việc đào tạo liên tục là không thể thiếu và có nhiều hình thức khác nhau. Có thể là cập nhật liên tục những kiến thức, kỹ thuật mới, công nghệ mới, thay đổi những phác đồ mới, nâng cao chất lượng hoặc mở rộng phạm vi hành nghề…

Thực tế, từ năm 2013 đến nay, Bộ Y tế đã chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai công tác đào tạo liên tục trong toàn quốc, từ đó một mạng lưới về đào tạo liên tục đã được hình thành trong cả nước với trên 510 đơn vị đã hình thành (106 cơ sở giáo dục chuyên nghiệp; 72 đơn vị trực thuộc Bộ, hội nghề nghiệp; 63 Sở Y tế (gồm 331 đơn vị) đã được cấp mã cơ sở đào tạo liên tục).

Mạng lưới đào tạo liên tục đảm bảo việc cung cấp các khóa đào tạo cập nhật kiến thức y khoa liên tục đảm bảo nguồn nhân lực y tế đạt chất lượng và hiệu quả. Gần 2.000 giảng viên làm công tác đào tạo liên tục và trên 1000 giảng viên lâm sàng dạy thực hành đã được đào tạo và con số này tiếp tục tăng lên trong các năm tới. Trên 100 đầu chương trình tài liệu đã được phê duyệt tại Bộ Y tế và sẽ tiếp tục được phê duyệt (chưa tính tới chương trình và tài liệu do Sở Y tế thẩm định).

Cũng theo thông tin từ hội thảo, đáng chú ý tính đến thời điểm hiện tại, còn có tới 30% bệnh viện không có kế hoạch đào tạo liên tục, chưa thực sự quan tâm tới việc cập nhật và đào tạo cho bác sĩ của cơ sở mình.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến chỉ ra, khó khăn lớn nhất hiện nay là việc chuẩn hóa giáo trình đào tạo, cơ sở để thực hành trong quá trình đào tạo liên tục và giáo viên giảng dạy./.