Luật Đầu tư công được ban hành nhằm quản lý vốn đầu tư nhà nước được tốt nhất, hiệu quả nhất và trong thực thi đã đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, quá trình thực hiện Luật cũng phát sinh các vướng mắc liên quan đến thủ tục đầu tư, giải ngân vốn đầu tư; một số quy định còn chồng chéo, chưa thống nhất với một số luật hữu quan khác. Do vậy, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về đầu tư công lại được Chính phủ nhấn mạnh là một nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Cụ thể các vướng mắc cần phải gỡ như thế nào sẽ được tác giả Nguyễn Văn Tuấn phân tích chi tiết trong bài "Định hướng sửa đổi Luật Đầu tư công".

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh hình thức đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) hiện chỉ dừng lại ở mức nghị định, nên hành lang pháp lý về hoạt động này vẫn còn phụ thuộc vào các luật, như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công… từ bước chuẩn bị đến triển khai đầu tư, vận hành và khai thác dự án. Trong khi đó, những văn bản này chủ yếu được xây dựng để điều chỉnh hoạt động đầu tư dự án công. Điều này đã gây ra những “vướng mắc” làm giảm tính hấp dẫn của các dự án đầu tư theo hình thức PPP. “Hóa giải các vướng mắc trong chính sách thu hút đầu tư theo hình thức PPP" cũng chính là tên bài của tác giả Phùng Thị Phương Anh sẽ làm rõ hơn vấn đề này.

Cho đến nay, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề xác định phạm vi nợ công. Các nghiên cứu và tài liệu hướng dẫn của các tổ chức tài chính quốc tế cho thấy, chưa có cách hiểu và áp dụng thống nhất trên thế giới về vấn đề này. Tác giả Hoàng Quốc Cường với bài viết "Nợ công trong hệ thống quản lý tài chính nhà nước" sẽ tiếp cận vấn đề nợ công trong mối quan hệ với các nội dung khác của quản lý tài chính nhà nước, từ đó đưa ra một số hàm ý đối với vấn đề phạm vi nợ công và quản lý nợ công của Việt Nam.

Ngày 27/03/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 392/QĐ- TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Quyết định nêu rõ, xuất khẩu phần mềm là một trong những mục tiêu quan trọng được ưu tiên khuyến khích phát triển trong các chính sách của Chính phủ Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu này, việc tìm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam là cần thiết. Tác giả Vũ Quang Kết sẽ phân tích sâu hơn về thực trạng ngành công nghiệp phần mềm, từ đó đưa ra một số đề xuất trong bài "Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam".

Thị trường Đông Bắc Á được coi là mảnh đất “màu mỡ” cho người lao động của Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cứ 10 lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng, thì 9 người trong số đó lựa chọn Đông Bắc Á là điểm đến làm việc. Mặc dù vậy, hoạt động xuất khẩu lao động sang thị trường này thời gian qua còn nhiều vấn đề đáng ngại. Tác giả Trần Đức Vui

có bài "Giải pháp đẩy mạnh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở thị trường Đông Bắc Á" sẽ làm rõ hơn để chấn chỉnh và thúc đẩy hơn nữa hoạt động này.

Cùng với một số bài viết trên, Tạp chí số này còn nhiều bài viết về phát triển kinh tế xanh, đầu tư, thương mại... sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Bảo Trung: Quán triệt tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh để tăng trưởng xanh, phát triển bền vững thành công

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Nguyễn Văn Tuấn: Định hướng sửa đổi Luật Đầu tư công

Phùng Thị Phương Anh: “Hóa giải” các vướng mắc trong chính sách thu hút đầu tư theo hình thức PPP

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Hoàng Quốc Cường: Nợ công trong hệ thống quản lý tài chính nhà nước

Trần Diệu Linh: Hoàn thiện và vận hành có hiệu quả thị trường khoa học và công nghệ

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Hà Thị Kim Dung, Nguyễn Thúy Quỳnh: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu dệt may Việt Nam trước Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)

Vũ Quang Kết: Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam

Trần Đức Vui: Giải pháp đẩy mạnh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở thị trường Đông Bắc Á

Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Thường Lạng: Quỹ đầu tư tín thác bất động sản (REIT) với việc thúc đẩy NĐT nước ngoài tham gia thị trường bất động sản Việt Nam

Nguyễn Trung Hạnh, Nguyễn Ngọc Thía: Định hướng đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý và điều tiết thị trường điện tại Việt Nam

Trần Thị Liên Trang: Xây dựng nông thôn mới từ phong trào “Mỗi xã, phường một sản phẩm”

Phạm Thị Hoàng Anh, Ao Thu Hoài: Quản trị quan hệ đối tác tại Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 1

NHÌN RA THẾ GiỚI

Lê Hà Trang: Insurtech - Xu hướng kinh doanh mới của ngành bảo hiểm

Lê Minh Thoa: Kinh nghiệm quốc tế về phát triển đô thị xanh cho TP. Hà Nội

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Đỗ Thị Thúy Hằng, Đỗ Thị Tuyết, Nguyễn Bích Hạnh: Những thay đổi trong phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách TP. Hà Nội giai đoạn 2017-2020

Lê Trung Kiên: TP. Hải Phòng tích cực, chủ động nắm bắt Cách mạng Công nghiệp 4.0

Đan Tuấn Anh: Năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp Hải Phòng: Thực trạng và giải pháp

Dương Lê Vân: Nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động tỉnh Thanh Hóa

Nguyễn Anh Quyền: Hà Tĩnh - điểm sáng xây dựng nông thôn mới với mô hình “kiểu mẫu”

Nguyễn Ngọc Hoa Kỳ: Một số giải pháp phát triển du lịch biển tỉnh Bình Thuận

KHOẢNG LẶNG

Chẫu Chàng: Bí mật kinh hoàng

-----------------------------------------------------------

IN THIS ISSUE

LEARNING AND FOLLOWING HO CHI MINH’S THOUGHT

Bao Trung: To thoroughly understand President Ho Chi Minh’s ideas for green growth and sustainable development

FROM POLICY TO PRACTICE

Nguyen Van Tuan: Orientation to amend the Law on Public Investment

Phung Thi Phuong Anh: “Addressing” the shortcomings in the policy on attracting PPP investment

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Hoang Quoc Cuong: Public debt in the state financial management system

Tran Dieu Linh: Complete and effectively operate the science and technology market

RESEARCH - DISCUSSION

Ha Thi Kim Dung, Nguyen Thuy Quynh: Opportunities and challenges for Vietnam’s textile and garment exports in the context of RCEP

Vu Quang Ket: Enhancing export competitiveness of the software industry in Vietnam

Tran Duc Vui: Promoting the service of sending laborers to work in Northeast Asia market

Nguyen Thi Hanh, Nguyen Thuong Lang: Real estate investment trust (REIT) to encourage foreign investors to join real estate market in Vietnam

Nguyen Trung Hanh, Nguyen Ngoc Thia: Orientation of renovation and improvement of the mechanism for managing and regulating electricity market in Vietnam

Tran Thi Lien Trang: Constructing new rural areas from the movement “One commune, one product"

Pham Thi Hoang Anh, Ao Thu Hoai: Partnership relationship management at MobiFone Service Company Region 1

WORLD OUTLOOK

Le Ha Trang: Insurtech - A new trend of insurance industry

Le Minh Thoa: International experiences in green urban development and suggestions for Ha Noi city

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Do Thi Thuy Hang, Do Thi Tuyet, Nguyen Bich Hanh: Changes in revenue distribution and spending tasks among Ha Noi-based budget levels in the period 2017-2020

Le Trung Kien: Hai Phong city to catch up with the Industrial Revolution 4.0

Dan Tuan Anh: Competitiveness of Hai Phong’s enterprises: Current situation and solutions

Duong Le Van: Improving the quality of labor export in Thanh Hoa province

Nguyen Anh Quyen: Ha Tinh - A bright example for new rural development with standard paradigm

Nguyen Ngoc Hoa Ky: Some schemes to develop sea tourism in Binh Thuan province

THE WANDERING MIND

Chau Chang: The mystery of terror