Nguồn vốn đầu tư chất lượng cao là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của Việt Nam. Song, Việt Nam cần định hình khung chính sách đầu tư, với những lĩnh vực trong tâm có liên quan để kiến tạo nên môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn, thu hút được nguồn vốn thật sự có chất lượng vào những lĩnh vực/ngành kinh tế cụ thể. Tác giả Lê Đức Nhã với bài viết "Để xây dựng được chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập" sẽ đề cập tới những nguyên tắc chung trong việc ban hành và thực thi chính sách để thu hút nguồn vốn này.

Ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam với quy mô sản xuất nhỏ và vừa, áp dụng khoa học, công nghệ (còn rất hạn chế, liệu có thể đứng vững trước những thách thức lớn từ Cách mạng Công nghiệp 4.0? Điều này đòi hỏi chính sách của Nhà nước cần có sự định hướng và hỗ trợ một cách đúng đắn, đặc biệt là các chính sách liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ. Bài viết "Chính sách phát triển KHCN cho ngành công nghiệp hỗ trợ trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0" của tác giả Vũ Thị Thanh Huyền sẽ đề xuất một số giải pháp cho vấn đề này.

Đầu tư công có vai trò quan trọng, tạo nền tảng vật chất kỹ thuật cho đất nước, là “đòn bẩy” để phát triển kinh tế quốc gia. Ở Việt Nam, đầu tư công cũng đã thực hiện được phần nào mục tiêu cao cả đó, tuy nhiên chưa thật sự hiệu quả, còn lãng phí. Chính vì vậy, công cuộc cơ cấu lại đầu tư công được thực hiện trong thời gian qua là một trong những nội dung quan trọng. Song, vẫn cần phải có những giải pháp mạnh mẽ hơn nữa để thúc đẩy quá trình này. Điều này sẽ được tác giả Võ Văn Đức phản ánh cụ thể hơn trong bài "Một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy quá trình cơ cấu lại đầu tư công".

Sau khi triển khai Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh được 5 năm và 3 năm thực hiện Kế hoạch Hành động Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020, Việt Nam đã đạt được một số kết quả ban đầu. Thực tiễn cho thấy, vai trò quản lý của nhà nước là yếu tố quyết định cho sự thành công của việc thực hiện các chiến lược này. Qua bài "Vai trò của Nhà nước trong tạo lập các điều kiện khung then chốt cho chuyển đổi xanh ở Việt Nam", tác giả Mai Bắc Mỹ sẽ đề cập một số điểm để Việt Nam cần sớm hình thành các điều kiện khung then chốt cho quá trình chuyển đổi từ kinh tế nâu, kinh tế truyền thống sang kinh tế xanh (chuyển đổi xanh).

Là châu lục đông dân, có nhu cầu rất lớn về nhập khẩu hàng hóa, lại tương đối “dễ tính” khi đòi hỏi giá cả rẻ và yêu cầu chất lượng không quá cao, châu Phi là thị trường có ý nghĩa quan trọng về lâu dài để Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh các thị trường truyền thống đã gần như bão hòa, sức tiêu thụ giảm. Vậy để làm sao chiếm lĩnh được thị trường này cần phải có những bước đi phù hợp, nhìn rõ được những vấn đề còn hạn chế thời gian qua. Tác giả Nguyễn Thanh Bình sẽ làm rõ hơn trong bài "Để đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Phi".

Cùng với một số bài viết trên, Tạp chí số này còn có các bài về khởi nghiệp, đầu tư, thương mại, nông nghiệp, kinh tế hợp tác... sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Lê Đức Nhã: Để xây dựng được chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập

Vũ Thị Thanh Huyền: Chính sách phát triển KHCN cho ngành công nghiệp hỗ trợ trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0

Nguyễn Thị Hồng Minh, Nguyễn Thị Lệ Thúy, Bùi Thị Hồng Việt: Thể chế thị trường trong lĩnh vực dịch vụ cung cấp nước sạch ở Việt Nam

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Võ Văn Đức: Một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy quá trình cơ cấu lại đầu tư công

Vũ Minh Tâm: Tạo môi trường thuận lợi nhất để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam

Mai Bắc Mỹ: Vai trò của Nhà nước trong tạo lập các điều kiện khung then chốt cho chuyển đổi xanh ở Việt Nam

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Phạm Văn Tài, Nguyễn Văn Nguyện, Nguyễn Trần Thùy Trang: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thanh Bình: Để đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Phi

Nguyễn Hồng Phú: Về một số giải pháp phát triển thị trường bất động sản Việt Nam

Phạm Hồng Ngân: Phát triển ngành du lịch Việt Nam: Góc nhìn từ văn hóa

Nguyễn Đình Chiến, Nguyễn Thị Thu Trang: Một số bất cập về vận dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Lê Thị Hằng: Xây dựng chuỗi liên kết để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Trần Quốc Hiếu: Quản lý nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp may quân đội

NHÌN RA THẾ GiỚI

Lê Văn Đức: Quỹ phát triển khoa học, công nghệ ở một số nước trên thế giới và những gợi mở cho Việt Nam

Sisomphou Singdala: Lộ trình triển khai cam kết WTO: Thách thức với ngành ngân hàng Lào và một số đề xuất

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Thái Doãn Tước: Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở TP. Hà Nội

Mai Văn Điệp: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực kinh tế biển tại tỉnh Khánh Hòa

Trần Lợi: Phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh biển, đảo ở tỉnh Khánh Hòa

Bùi Thanh Liêm: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

KHOẢNG LẶNG

Chẫu Chàng: Bù nhìn

---------------------------------------------

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Le Duc Nha: To formulate a policy on attracting high-quality investment in the context of integration

Vu Thi Thanh Huyen: Science and technology policy for supporting industries in the context of the Industrial Revolution 4.0

Nguyen Thi Hong Minh, Nguyen Thi Le Thuy, Bui Thi Hong Viet: Market institutions in water supply services in Vietnam

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Vo Van Duc: Some schemes to promote public investment restructuring

Vu Minh Tam: Creating the most favorable environment to encourage entrepreneurship in Vietnam

Mai Bac My: The role of the state in establishing a framework for green transmission in Vietnam

RESEARCH - DISCUSSION

Pham Van Tai, Nguyen Van Nguyen, Nguyen Tran Thuy Trang: To promote rice export in Vietnam

Nguyen Thanh Binh: To boost Vietnam’s export to African market

Nguyen Hong Phu: Several solutions to develop the real estate market in Vietnam

Pham Hong Ngan: Developing Vietnam’s tourism: From the perspective of culture

Nguyen Dinh Chien, Nguyen Thi Thu Trang: Some inadequacies in application of accounting system in accordance with Circular 200/2014/TT-BTC

Le Thi Hang: Establishing a link chain to improve the competitiveness of Vietnam’s livestock sector

Tran Quoc Hieu: State management of human resources development in military garment enterprises

WORLD OUTLOOK

Le Van Duc: Funds for science and technology development in some countries in the world and suggestions for Vietnam

Sisomphou Singdala: Roadmap for implementation of WTO commitments: Challenges for Lao’s banking sector and some proposals

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Thai Doan Tuoc: Development of agricultural cooperatives in Ha Noi city

Mai Van Diep: To strengthen human resources in marine economy in Khanh Hoa province

Tran Loi: Developing marine economy in association with protecting sovereignty and security of the sea and islands in Khanh Hoa province

Bui Thanh Liem: Improving the quality of vocational training for demobilized soldiers in Ho Chi Minh City

THE WANDERING MIND

Chau Chang: Scarecrow