Luật Quy hoạch năm 2017 đã đưa ra khái niệm mới trong hoạt động quy hoạch, đó là: “Tích hợp quy hoạch là phương pháp tiếp cận tổng hợp và phối hợp đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực có liên quan đến kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch trên một phạm vi lãnh thổ xác định, nhằm đạt được mục tiêu phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững”.

Tuy nhiên, đối tượng tích hợp vào quy hoạch là gì và làm thế nào để tạo ra một bản quy hoạch theo phương pháp tiếp cận mới. Tác giả Ngô Công Thành có bài “Tìm lời giải cho bài toán tích hợp quy hoạch” nhằm đề xuất quan điểm cá nhân về tích hợp quy hoạch trong quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Quy hoạch năm 2017.

Theo đó, tác giả đề xuất: (1) Tích hợp quy hoạch là sự lồng ghép các nội dung cần thiết vào nội dung vốn có của quy hoạch nhằm tạo nên một bản quy hoạch hoàn thiện, thống nhất giữa các nội dung liên quan, khắc phục được tình trạng chồng chéo, xung đột giữa các quy hoạch khi lập riêng lẻ và đảm bảo định hướng phát triển cân đối, hiệu quả, bền vững của các ngành, vùng lãnh thổ và toàn quốc gia; (2) Hợp phần quy hoạch – đối tượng được tích hợp vào quy hoạch; (3) Nhiệm vụ lập quy hoạch là tiền đề của tích hợp quy hoạch; (4) Yêu cầu đối với việc tích hợp hợp phần quy hoạch vào quy hoạch cần lập; (5) Một số nội dung cần quy định trong nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quy hoạch năm 2017 liên quan đến tích hợp quy hoạch.

Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa – vật lý – sinh học với sự đột phá của internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới. Tác giả Trần Minh Thái với bài viết “Ngành tài chính Việt Nam trước tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0” đã chỉ ra tác động của CMCN 4.0 với ngành tài chính trong các lĩnh vực, như: xây dựng hệ thống thể chế chính sách tài chính – ngân sách nhà nước; hạ tầng công nghệ thông tin, bảo mật, an ninh mạng; thị trường lao động trong lĩnh vực tài chính.

Từ đó, tác giả cũng đề xuất những hạn chế tác động như trên với việc cập nhật, chỉnh sửa các văn bản chính sách, cơ chế, chiến lược phát triển ngành tài chính. Bên cạnh đó, cần tập trung thúc đẩy phát triển, tạo sự bứt phá về hạ tầng công nghệ hỗ trợ cho sự phát triển của toàn hệ thống. Đồng thời, chú trọng quản lý an ninh mạng; xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành tài chính, ngân hàng.

Nếu như năm 2016 được coi là năm bắt đầu phong trào của khởi nghiệp, thì năm 2017, với nhiều hỗ trợ nổi bật từ phía Chính phủ, tinh thần khởi nghiệp đã lan tỏa mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp nhận được khoản đầu tư lớn và đã thành công. Bên cạnh những kết quả đạt được, bài viết “Giải pháp phát triển phong trào khởi nghiệp ở Việt Nam” của tác giả Đỗ Văn Quân cũng chỉ ra những hạn chế ảnh hưởng đến sức bền của doanh nghiệp khởi nghiệp, như: môi trường kinh doanh, chính sách chưa hiệu quả, các doanh nghiệp còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm. Bài viết cũng đề xuất nhiều giải pháp để khởi nghiệp của Việt Nam không chỉ là phong trào, mà là liên tục, dài hơi và bền vững.

Trong bối cảnh công tác đào tạo chưa đáp ựng được nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội, thì việc thay đổi mô hình đào tạo nghề theo hướng gắn nhà trường với doanh nghiệp được xem là một trong những giải pháp phù hợp. Bài viết Liên kết đào tạo nghề ở Singapore và một số gợi ý cho Việt Namcủa các tác giả Lê Thị Tuyết Nga và Đinh Thị Ngọc Hà đã khái quát kinh nghiệm của Quốc đảo Sư tử trong đào tạo nghề ở cấp quản lý nhà nước, sự tham gia đào tạo của doanh nghiệp, ở các cơ sở đào tạo. Từ đó, bài viết đã đề xuất một số giải pháp triển khai công tác đào tạo nghề cho Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Văn Lân và Nguyễn Thế Viễn với bài “Một số giải pháp để phát triển dịch vụ nông nghiệp ở TP. Hà Nội” sẽ giúp bạn đọc có được cái nhìn khá đầy đủ về “bức tranh” dịch vụ nông nghiệp ở Hà Nội. Theo đó, những năm gần đây, Thành phố đã gia tăng mạnh về số lượng loại hình dịch vụ nông nghiệp; Hệ thống các dịch vụ cung ứng phát triển mạnh mẽ, đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp của Thành phố; Quy mô tổ chức, thành phần kinh tế tham gia dịch vụ nông nghiệp ngày càng lớn mạnh... Tuy nhiên, bài viết cũng chỉ ra sự phát triển này vẫn còn nhiều bất cập và giải pháp khắc phục cần đến sự hỗ trợ tử phía Nhà nước.

Bên cạnh một số bài viết trên, Tạp chí số này còn có nhiều bài nghiên cứu khác với nội dung phong phú trên các lĩnh vực: tài chính - ngân hàng, giáo dục, thương mại, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp ... sẽ là những tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Ngô Công Thành: Tìm lời giải cho bài toán tích hợp quy hoạch

Nguyễn Đình Hưng: Về cơ chế tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Hoàng Hương Giang: Đóng góp của thương mại quốc tế đến quan hệ tăng trưởng khu vực công nghiệp chế biến và nông nghiệp

Trần Minh Thái: Ngành tài chính Việt Nam trước tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Nguyễn Văn Điền: Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng ở Việt Nam trong bối cảnh mới

Nguyễn Thị Thu Hà: Cách mạng Công nghiệp 4.0: Thời cơ và thách thức đối với du lịch Việt Nam

Đỗ Văn Quân: Giải pháp phát triển phong trào khởi nghiệp ở Việt Nam

Lê Thị Mai Hương, Đào Thúy Em: Thực trạng hoạt động thương mại Việt Nam và ASEAN giai đoạn 2010-2016

Võ Minh Duy, Phan Quốc Thái: Tác động tiêu cực của các FTA đến sự phát triển khu công nghiệp tại Việt Nam

Nguyễn Hải Tùng: Công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam hướng tới lộ trình áp dụng tiêu chuẩn chất lượng nhiên liệu thế giới

Nguyễn Mạnh Tuân: Về xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành

NHÌN RA THẾ GiỚI

Lê Thị Tuyết Nga, Đinh Thị Ngọc Hà: Liên kết đào tạo nghề ở Singapore và một số gợi ý cho Việt Nam

Vongphakone Vongsouphanh: Cơ hội và thách thức đối với hệ thống ngân hàng thương mại sau khi Lào gia nhập WTO

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Nguyễn Văn Lân, Nguyễn Thế Viễn: Một số giải pháp để phát triển dịch vụ nông nghiệp ở TP. Hà Nội

Trần Thanh Tùng: Để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản của Quảng Bình

Nguyễn Phương Thảo: Phát triển du lịch tại Tuyên Quang: Thực trạng và giải pháp

Đỗ Thị Mẫn, Mai Quang Hưng: Giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, tỉnh Thanh Hóa

Trần Quốc Lợi: Phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Phạm Quốc Lộc: Phát triển ngành công nghiệp cơ khí trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

...................................................

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Ngo Cong Thanh: Solutions to the problem of integrated planning

Nguyen Dinh Hung: Regarding financial autonomy at public higher education institutions

ANALYSIS - ASSESSMENT – FORECAST

Hoang Huong Giang: Contribution of international trade to the growth of processing and agriculture industries

Tran Minh Thai: Vietnam's finance sector before the impact of the Industrial Revolution 4.0

RESEARCH – DISCUSSION

Nguyen Van Dien: Restructuring credit institutions in Vietnam in the new context

Nguyen Thi Thu Ha: Industrial Revolution 4.0: Opportunities and challenges for Vietnam’s tourism

Do Van Quan: To boost start-up movement in Vietnam

Le Thi Mai Huong, Dao Thuy Em: Situation of trade activities between Vietnam and ASEAN in the period 2010-2016

Vo Minh Duy, Phan Quoc Thai: Negative impacts of FTAs on the development of Vietnam-based industrial zones

Nguyen Hai Tung: Vietnam's petrochemical industry to apply global fuel quality standards

Nguyen Manh Tuan: Regarding the construction of Long Thanh International Airport

WORLD OUTLOOK

Le Thi Tuyet Nga, Dinh Thi Ngoc Ha: Linking vocational training in Singapore and some suggestions for Vietnam

Vongphakone Vongsouphanh: Opportunities and challenges for the commercial banking system after Laos joined WTO

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Nguyen Van Lan, Nguyen The Vien: Some schemes to expand agricultural services in Ha Noi city

Tran Thanh Tung: To develop the fishing and aquaculture sector in Quang Binh

Nguyen Phuong Thao: Tourism development in Tuyen Quang: Current situation and solutions

Do Thi Man, Mai Quang Hung: Solutions for sustainable development of Hai Tien sea eco-tourism area, Thanh Hoa province

Tran Quoc Loi: Strengthening commercial and service enterprises in Quang Binh province

Pham Quoc Loc: Development of mechanical industry in Ho Chi Minh City