Trong những năm qua, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam đã phát triển cả về lượng và chất, góp phần tích cực giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội cơ bản của đất nước. Theo kết quả sơ bộ Tổng cục điều tra kinh tế 2017 của Tổng cục Thống kê, thì khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có số lượng doanh nghiệp lớn nhất là 500.000, tăng 52,2% so với năm 2012. Về mức đóng góp của ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất với 46% (trong đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp 31%).

Tác giả Lê Anh Duy có bài “Để khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh hơn nữa” nhìn lại chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ tạo tiền đề phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Đồng thời, bên cạnh kết quả đạt được, bài viết cũng chỉ ra nhiều rào cản, khiến cho khu vực này chưa phát huy được hết tiềm năng, chưa thể trở thành “động lực quan trọng của nền kinh tế”.

Tác giả cũng nêu lên 4 giải pháp cần thực hiện để kinh tế tư nhân đạt được các mục tiêu đề ra, đó là: (1) Cần phân định rõ hơn chức năng, vai trò của khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân; (2) Thiết lập môi trường kinh doanh công bằng, thuận lợi để khu vực kinh tế tư nhân phát triển; (3) Nâng cao chất lượng thể chế và quản trị của khu vực kinh tế tư nhân; (4) Phát triển kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực tạo điều kiện mọi mặt, nhất là công nghệ cho khu vực tư nhân, thúc đẩy khởi nghiệp.

Nợ quốc gia nói chung hay nợ công nói riêng là vấn đề không còn xa lạ với nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang trong thời kỳ công nghiệp hóa. Ở Việt Nam, nợ công đã xuất hiện từ nhiều năm nay và có xu hướng gia tăng. Nhiều tổ chức, chuyên gia nghiên cứu đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ khủng hoảng nợ công trong nước. Bài viết “Nợ công ở Việt Nam vẫn còn là một gánh nặng” của tác giả Nguyễn Thị Minh Hạnh đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến nợ công và một số định hướng, biện pháp quản lý nợ công ở Việt Nam hiện nay.

Theo tác giả, có 5 nguyên nhân chính sau: (1) Chính sách kích cầu của Chính phủ trong những năm trước đây đã khiến bội chi ngân sách của Việt Nam tăng cao và Chính phủ buộc phải vay nợ để bù đắp ngân sách, dẫn đến nợ công tăng đột biến; (2) Đầu tư dàn trải, lãng phí, chậm tiến độ và không hiệu quả, dẫn đến nợ công tăng mạnh; (3) Quản lý vốn doanh nghiệp nhà nước yếu kém, hoạt động kinh doanh của khu vực nhà nước kém hiệu quả, nên nợ của khu vực này ngày càng lớn; (4) Hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước thời gian qua gặp nhiều khó khăn, buộc Chính phủ phải thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, khiến các khoản thu của Nhà nước bị sụt giảm đáng kể; (5) Quản lý và sử dụng vốn công, tài sản công rất hạn chế, còn nhiều yếu kém, sai sót.

Trong những năm qua, phát triển công nghiệp hỗ trợ đã nhận được nhiều chính sách ưu tiên, ưu đãi của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, thực trành ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn yếu và cần thực hiện nhiều giải pháp mang tính đột phá để phát triển. Tác giả Đỗ Văn Thắng với bài viết “Một số vấn đề về phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam” đã đề xuất một số giải pháp để ngành công nghiệp hỗ trợ trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, cụ thể như sau: Một là, tạo dựng môi trường đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh từng nhóm sản phẩm hỗ trợ thích ứng; Hai là, đầu tư phát triển khoa học, công nghệ cho công nghiệp hỗ trợ; Ba là, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành; Bốn là, liên kết doanh nghiệp giữa doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa; Năm là, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tiếp cận được với nguồn vốn dài hạn; Sáu là, khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các ngành công nghiệp hỗ trợ.

Cách mạng Công nghiệp 4.0 mang lại nhiều thay đổi cho các ngành, đặc biệt là các ngành sản xuất, trong đó có dệt may. Bài viết “Cách mạng Công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức cho ngành dệt may” của đồng tác giả Nguyễn Văn Huy và Ong Thế Hưởng đã chỉ ra cơ hội cũng như thách thức mà ngành dệt may đang phải đối mặt, như: nguy cơ mất việc làm trong các doanh nghiệp dệt may, nguy cơ sản xuất hàng dệt may sẽ dịch chuyển ngược trở lại các quốc gia có trình độ khoa học, kỹ thuật phát triển... Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp đối với Nhà nước và các doanh nghiệp dệt may nhằm nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức từ cuộc cách mạng này.

Trên thế giới hiện nay, nhất là tại một số nước phát triển, chất lượng nguồn nhân lực của văn phòng chính phủ các quốc gia này khá cao, từ đó công tác tham mưu giúp việc cho Chính phủ đạt hiệu quả cao, góp phần duy trì một nền hành chính quốc gia của các nước đảm bảo an toàn, hiệu quả, thông suốt. Tác giả Nguyễn Danh Vinh sẽ đem đến cho bạn đọc những thông tin về việc tuyển dụng công chức ở văn phòng chính phủ của Nhật Bản và Trung Quốc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Văn phòng Chính phủ Việt Nam qua bài viết “Kinh nghiệm tuyển dụng công chức ở văn phòng chính phủ một số nước trên thế giới”.

Hải Dương là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng với nhiều tiềm năng trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Để thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành nhiều chương trình, đề án tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Bài viết “Hải Dương đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững” của đồng tác giả Phạm Đức Minh và Nguyễn Thị Nga đã chỉ ra một số khó khăn, thách thức của sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dương, đồng thời, đề xuất một số giải pháp cụ thể để nâng cao hơn nữa hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Tỉnh.

Bên cạnh một số bài viết trên, Tạp chí số này còn có nhiều bài nghiên cứu khác với nội dung phong phú trên các lĩnh vực: kiểm toán, tài chính, doanh nghiệp, thương mại, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp ... sẽ là những tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Nguyễn Lê Nhân: Sự phát triển của kiểm toán độc lập Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Lê Anh Duy: Để khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh hơn nữa

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Nguyễn Thị Minh Hạnh: Nợ công ở Việt Nam vẫn còn là một gánh nặng

Nguyễn Phương Ly: Để nâng cao chất lượng và hiệu quả xuất khẩu của Việt Nam

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Phí Văn Hạnh: Quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc: Thực trạng và giải pháp

Đỗ Văn Thắng: Một số vấn đề về phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Nguyễn Văn Huy, Ong Thế Hưởng: Cách mạng Công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức cho ngành dệt may

Nguyễn Thị Ngọc Hiền, Lương Thị Hân: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa

Nguyễn Thu Hiền: Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp khởi nghiệp trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0

Nguyễn Hà Bảo Ngọc: Nhìn lại 2 năm gia nhập AEC của doanh nghiệp Việt Nam

Hoàng Ngọc Quỳnh, Ngô Ánh Nguyệt: Một số rủi ro tài chính ảnh hưởng tới các doanh nghiệp xi măng niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

Phan Thu Giang: Về vấn đề xuất khẩu mặt hàng tôm của Việt Nam sang thị trường EU

NHÌN RA THẾ GiỚI

Phạm Thị Minh Hoa: Nghiên cứu mô hình phát triển kinh tế tư nhân của Liên minh châu Âu

Nguyễn Danh Vinh: Kinh nghiệm tuyển dụng công chức ở văn phòng chính phủ một số nước trên thế giới

KINH TẾ NGÀNH – LÃNH THỔ

Phạm Đức Minh, Nguyễn Thị Nga: Hải Dương đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững

Nguyễn Tử Hoài Sơn, Hà Thu Nga, Phạm Thị Huyền: Một số giải pháp để phát triển công nghiệp hỗ trợ ở tỉnh Ninh Bình

Nguyễn Trọng Xuân, Phạm Hữu Định: Huy động vốn cho phát triển đường giao thông nông thôn ở tỉnh Thanh Hóa: Thực trạng và giải pháp

Nguyễn Thanh Trí: Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Phan Minh Châu: Phát triển du lịch sinh thái tại Vàm Nao, Phú Tân, An Giang

Phạm Văn Quốc: Giải pháp phát triển nhân lực ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai

Nguyễn Hồng Hà, Nguyễn Thanh Trúc, Phạm Thị Thu Hiền: Nâng cao hiệu quả tín dụng cho hộ nghèo tại tỉnh Trà Vinh

CHUYÊN TRANG BẮC NINH

Nguyễn Tử Quỳnh: Bắc Ninh phấn đấu hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018

Nguyễn Đình Xuân: Giải pháp tiếp tục đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển Bắc Ninh

...................................................

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Nguyen Le Nhan: The development of independent audit in Vietnam: Current situation and solutions

Le Anh Duy: Let the private sector flourish

ANALYSIS - ASSESSMENT – FORECAST

Nguyen Thi Minh Hanh: Public debt is still a burden in Vietnam

Nguyen Phuong Ly: To improve the quality and efficiency of Vietnam's exports

RESEARCH – DISCUSSION

Phi Van Hanh: Vietnam-South Korea trade relation: Current status and solutions

Do Van Thang: Some issues on the development of supporting industries in Vietnam

Nguyen Van Huy, Ong The Huong: Industrial Revolution 4.0: Opportunities and challenges for the textile industry

Nguyen Thi Ngoc Hien, Luong Thi Han: Vietnamese SMEs in the globalization process

Nguyen Thu Hien: Opportunities and challenges of start-up businesses in the context of Industrial Revolution 4.0

Nguyen Ha Bao Ngoc: Looking back 2 years entering AEC of Vietnamese enterprises

Hoang Ngoc Quynh, Ngo Anh Nguyet: Some financial risks influencing cement manufacturers listed on the Hanoi Stock Exchange

Phan Thu Giang: Regarding Vietnam’s shrimp export to EU market

WORLD OUTLOOK

Pham Thi Minh Hoa: A study on the model of private sector in EU

Nguyen Danh Vinh: Experiences in recruiting civil servants in some government offices over the world

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Pham Duc Minh, Nguyen Thi Nga: Hai Duong to accelerate agriculture restructuring towards sustainable development

Nguyen Tu Hoai Son, Ha Thu Nga, Pham Thi Huyen: Schemes to boost supporting industries in Ninh Binh province

Nguyen Trong Xuan, Pham Huu Dinh: Capital mobilization for rural roads in Thanh Hoa province: Current situation and solutions

Nguyen Thanh Tri: Expanding fishery logistic services in Ba Ria - Vung Tau province

Phan Minh Chau: Development of ecotourism in Vam Nao, Phu Tan, An Giang

Pham Van Quoc: To strengthen human resource in industrial sector of Dong Nai province

Nguyen Hong Ha, Nguyen Thanh Truc, Pham Thi Thu Hien: Improving credit efficiency for poor households in Tra Vinh province

SPECIAL PAGES ABOUT BAC NINH

Nguyen Tu Quynh: Bac Ninh strives to complete 2018 socio-economic development target

Nguyen Dinh Xuan: To further attract foreign direct investment into Bac Ninh