Các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và nhiều nhà kinh tế khác cho thấy, chất lượng thể chế kinh tế của Việt Nam chưa cao, còn nhiều vấn đề cần đổi mới. Thông qua bài viết “Thể chế kinh tế ở Việt Nam hiện nay,tiếp cận từ Bộ Chỉ số Quản trị công”, tác giả Trương Thị Thùy Dung phân tích thực tiễn thể chế kinh tế Việt Nam dựa trên các số liệu từ Bộ Chỉ số Quản trị công của World Bank đến năm 2017, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn thể chế kinh tế phù hợp với mô hình kinh tế của Việt Nam hiện nay.

Ngày 22/01/2019, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BKHĐT ban hành Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững (PTBV) của Việt Nam. Điều này đã giúp Việt Nam tiến một bước gần hơn đến việc xác định cơ chế giám sát thực hiện các mục tiêu PTBV đến năm 2030. Thông qua bài viết “Bộ công cụ giám sát, đánh giá thực hiện phát triển bền vững của Việt Nam”, tác giả Nguyễn Lệ Thủy khái quát về lịch sử xây dựng chỉ tiêu PTBV của Liên hợp quốc, các nghiên cứu về chỉ tiêu PTBV ở Việt Nam, các bộ chỉ tiêu PTBV đã được Việt Nam ban hành chính thức trong thời gian qua, từ đó, đề cập tới một số nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai để có thể thực hiện được 158 chỉ tiêu thống kê PTBV trong thời gian tới.

Sau những kết quả kinh tế - xã hội khá ấn tượng trong năm 2018, Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp đà để bứt phá trong năm 2019, hướng tới hoàn thành mục tiêu kế hoạch cho cả giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, Việt Nam cũng nhận diện không ít khó khăn, thách thức để hiện thực hóa kỳ vọng ấy, đặt trong bối cảnh kinh tế quốc tế ngày càng bất định và dư địa cho chính sách kinh tế vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế không còn nhiều. Chính phủ tiếp tục nhấn mạnh ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường kinh doanh và sức chống chịu của nền kinh tế. Diễn biến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tiếp tục được theo dõi sát, với không ít động thái, thông điệp điều hành xuyên suốt quý I/2019. Thông qua bài viết, “Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Kiên trì cải cách trong bối cảnh thế giới bất định” , tác giả Nguyễn Đình Cung phân tích diễn biến tình hình kinh tế xã hội quý I/2019 và đưa ra một số dự báo, cũng như định hướng phát triển kinh tế vi vôn trong thời gian tới

Các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 1997 và 2008 đã chứng minh được tầm quan trọng của dự trữ ngoại hối (DTNH) quốc gia, vì nó là tấm đệm thanh khoản chống lại các cú sốc bên ngoài, giúp quốc gia có thể quản lý dòng vốn ào ạt chảy ra khỏi đất nước. Tuy nhiên, tài sản ngoại hối cần phải có tính an toàn và tính thanh khoản cao, nên tỷ suất sinh lời của nó thấp hơn rất nhiều so với các loại tài sản thông thường. Vì thế, nếu một quốc gia càng dự trữ nhiều ngoại hối, thì càng tốn kém chi phí nắm giữ. Câu hỏi đặt ra là một quốc gia nên DTNH bao nhiêu là hợp lý, là tối ưu? Để phần nào trả lời cầu hỏi này mới bạn đọc đón đọc bài viết “Ước lượng mức dự trữ ngoại hối tối ưu của Việt Nam bằng phương pháp đo lường truyền thống” của tác giả Trần Vương Thịnh.

Thời gian qua, các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý thu - chi ngân sách nhà nước (NSNN) và đạt được những kết quả quan trọng; kỷ luật, kỷ cương ngân sách được tăng cường, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài chính - ngân sách nói chung và hiệu quả sử dụng NSNN nói riêng. Tuy nhiên, kết quả thanh, kiểm tra vẫn cho thấy, tình hình vi phạm chế độ, chính sách quản lý thu - chi ngân sách còn xảy, đòi hỏi phải “siết chặt” hơn nữa việc quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính - NSNN. Thông qua bài viết “Nâng cao hiệu quả quản lý thu - chi ngân sách nhà nước”, tác giả Đào Thị Hồ Hương nêu ra một số những vấn đề đặt ra đối với công tác quản thu chi ngân sách nhà nước, đồng thời kiến nghị một số giải pháp khắc phục.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Trương Thị Thùy Dung: Thể chế kinh tế ở Việt Nam hiện nay,tiếp cận từ Bộ Chỉ số Quản trị công
Nguyễn Lệ Thủy: Bộ công cụ giám sát, đánh giá thực hiện phát triển bền vững của Việt Nam
Phạm Văn Cà: Kế toán chi phí đi vay theo kế toán công Việt Nam và chuẩn mực kế toán công quốc tế

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Nguyễn Đình Cung: Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Kiên trì cải cách trong bối cảnh thế giới bất định
Trần Vương Thịnh: Ước lượng mức dự trữ ngoại hối tối ưu của Việt Nam bằng phương pháp đo lường truyền thống
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Đào Thị Hồ Hương: Nâng cao hiệu quả quản lý thu - chi ngân sách nhà nước
Trần Thị Vân Trà: Những rủi ro tiềm ẩn đối với hệ thống ngân hàng Việt Namtrong giai đoạn hiện nay
Nguyễn Văn Hùng: Nâng cao chất lượng hoạt động xử lý nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam
Triệu Thị Thu Hằng: Thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Trần Hùng, Nguyễn Thị Vân Anh: Nâng cao năng lực giảng viên tại các trường đại học thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Lương Thanh Hà: Xây dựng nông thôn mới: Những vấn đề đặt ra và giải pháp khắc phục
Lê Anh Duy: Phát triển du lịch nông thôn gắn với nông thôn mới
Vũ Thị Hường: Ứng dụng marketing online trong kinh doanh du lịch tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức
Hồ Nam Trân: Một số giải pháp cơ bản đẩy mạnh xây dựng khu kinh tế - quốc phòng trên địa bàn chiến lược

NHÌN RA THẾ GIỚI

Hồ Lê Huyền Trang: Xử lý nợ xấu trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại của Singapore
Lại Xuân Môn: Hỗ trợ nông dân qua tín dụng chính sách: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị cho Việt Nam
KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ
Tạ Thị Đoàn, Nguyễn Thị Thùy Dung: Huy động nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững trên địa bàn TP. Lạng Sơn
Nguyễn Thị Kim Liên: Nâng cao chất lượng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Thăng Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Lương Anh: Hỗ trợ giáo dục - giảm thiểu nghèo đa chiều cho hộ nông dân xã Minh Tiến, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Mai Anh Vũ: Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa
Lê Đăng Nam, Lê Thị Lan: Nâng cao chất lượng nhân lực tại VNPT Thanh Hóa
Nguyễn Văn Thành: Tình hình thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An
Nguyễn Thị Anh Thi: Đảm bảo quốc phòng, an ninh trong phát triển kinh tế biển Đà Nẵng
Nguyễn Thanh Hùng, Trần Minh Thanh: Phát huy vai trò của cộng đồng địa phương đối với sự phát triển du lịch tại tỉnh Trà Vinh
Đỗ Thị Bắc: Quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Truong Thi Thuy Dung: The current economic institution in Vietnam from the perspective of governance indicators
Nguyen Le Thuy: Set of tools for monitoring and evaluating the implementation of Vietnam's sustainable development
Pham Van Ca: Accounting of borrowing costs according to Vietnamese public accounting standards and International Public Sector Accounting Standards

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Nguyen Dinh Cung: Vietnam’s macroeconomic: Continue to reform in the uncertain world
Tran Vuong Thinh: Estimate the optimal level of foreign exchange reserves in Vietnam by traditional measurement methods

RESEARCH - DISCUSSION

Dao Thi Ho Huong: Improve the effectiveness of revenue and expenditure management of state budget
Tran Thi Van Tra: Potential risks to Vietnam’s banking system in the current period
Nguyen Van Hung: Strengthen the quality of handling bad debt in Vietnamese banks
Trieu Thi Thu Hang: Non-cash payment in Vietnam: Current situation and solutions
Tran Hung, Nguyen Thi Van Anh: Improve lecturers’ capacity at universities under the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs
Luong Thanh Ha: New rural construction: Problems and solutions
Le Anh Duy: Rural tourism development in association with new rural construction
Vu Thi Huong: Application of online marketing to tourism business in Vietnam: Opportunities and challenges
Ho Nam Tran: Several fundamental solutions to boost the construction of economic-defense zones in strategic areas

WORLD OUTLOOK

Ho Le Huyen Trang: Handling bad debts in the process of restructuring the commercial banking system in Singapore
Lai Xuan Mon: Support farmers through credit policy: International experiences and recommendations for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Ta Thi Doan, Nguyen Thi Thuy Dung: Mobilize resources to meet the requirements of sustainable tourism development in Lang Son city
Nguyen Thi Kim Lien: Improve the quality of management of capital construction investment from the state budget in Thai Nguyen province
Thang Thi Hong Nhung, Nguyen Thi Luong Anh: Support education and reduce multi-dimensional poverty for farmers in Minh Tien commune, Dai Tu district, Thai Nguyen province
Mai Anh Vu: Some schemes to boost tourism in Thanh Hoa province
Le Dang Nam, Le Thi Lan: Enhance the quality of human resources at VNPT Thanh Hoa
Nguyen Van Thanh: Situation of investment attraction from enterprises into tourism development in Nghe An province
Nguyen Thi Anh Thi: Ensuring national defense and security in Da Nang’s marine economic development
Nguyen Thanh Hung, Tran Minh Thanh: Promote the role of the local community in tourism development in Tra Vinh province
Do Thi Bac: State management of basic construction inspection in Cam Pha city, Quang Ninh province