Trải qua 2 lần sửa đổi, Luật Hợp tác xã đã phản ánh khá đầy đủ 7 nguyên tắc Liên minh Hợp tác xã Quốc tế (ICA) đưa ra để các hợp tác xã (HTX) trên toàn thế giới vận dụng và thực hiện. Tuy nhiên, HTX hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa thực hiện đúng các nguyên tắc HTX, chưa thật sự là đơn vị kinh tế tự chủ và chưa phát huy tối đa sự sáng tạo của cộng đồng thành viên để cùng nhau phát triển vững mạnh HTX trên thị trường. Thông qua bài viết, “Khắc phục các hạn chế, tạo động lực thúc đẩy phát triển HTX ở Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế”, tác giả Chu Tiến Quang đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những bất cập trong phát triển HTX hiện nay.

Với quyết tâm xây dựng một Chính phủ kiến tạo, hành động và đồng hành cùng doanh nghiệp, hàng loạt chính sách, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ra đời như luồng gió mới làm khởi sắc phong trào khởi nghiệp ở nước ta hiện nay. Đối với lĩnh vực đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn, nhiều chính sách mới ban hành, trong đó có Nghị định số 57/2018/NĐ-CP, ngày 17/04/2018 về khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn càng khẳng định quyết tâm này. Tuy nhiên, việc thực thi chính sách nêu trên đến nay còn rất nhiều bất cập làm giảm hiệu quả của chính sách. Thông qua bài viết “Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn: Tháo gỡ khó khăn từ góc độ thực thi chính sách”,nhóm tác giả Lưu Ngọc Lương, Nguyễn Hữu Nhuần tập trung vào đánh giá tình hình và đề xuất giải pháp thúc đẩy thực hiện chính sách trong giai đoạn tới.

Từ khi áp dụng thuế giá trị gia tăng (GTGT) ở Việt Nam, dịch vụ tài chính (DVTC) thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, thì thị trường DVTC ngày càng phát triển, nhiều loại hình dịch vụ xuất hiện và các hình thức giao dịch cũng ngày càng đa dạng. Chính vì vậy, việc hoàn thiện chính sách thuế GTGT đối với các dịch vụ tài chính (DVTC) ở Việt Nam có một ý nghĩa quan trọng và phù hợp với tình hình hội nhập hiện nay. Vậy việc hoàn thiện chính sách trong thời gian tới sẽ như thế nào? Mời bạn đón đón đọc bài viết “Hoàn thiện chính sách thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ tài chính ở Việt Nam” của nhóm tác giả Bùi Hồng Điệp, Lê Thị Phương.

Trong suốt quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN), chính sách quản lý tiền lương của Nhà nước đối với các DNNN đã được cải cách nhiều lần và lần cải cách năm 2013 được coi là mạnh mẽ nhất nhằm tạo khung pháp lý cho các DNNN tự chủ và từng bước tiếp cận cơ chế quản lý tiền lương, lao động như các loại hình doanh nghiệp (DN) khác trên thị trường lao động. Thông qua bài viết, “Xác định chi phí tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước”, tác giả Nguyễn Tuấn Doanh phân tích, đánh giá chính sách hiện hành, đề xuất các giải pháp trên cơ sở khảo sát thực trạng tại một số DNNN.

Việc đổi mới cơ chế phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học (GDĐH) là việc làm cần thiết. Những nỗ lực trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở GDĐH hiện nay ở Việt Nam đã bước đầu dịch chuyển theo hướng này. Tuy nhiên, việc triển khai những cơ chế này cần thận trọng, có học hỏi kinh nghiệm quốc tế và phải đảm bảo nhất quán với các nguyên tắc đổi mới cơ chế tài chính, đáp ứng mục tiêu, sứ mệnh của GDĐH trong bối cảnh mới. Để hiểu rõ hơn các nội dung này, mời bạn đọc đón đọc bài viết “Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục đại học ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, của nhóm tác gia Vũ Cương, Nguyễn Quỳnh Hoa, Bùi Trung Hải.

Việc thực hiện cam kết thúc đẩy và đảm bảo mang lại nhiều việc làm bền vững cho người lao động (NLĐ) ở Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong thời gian qua. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại những thách thức trong việc đảm bảo cơ hội làm việc bền vững và thu nhập công bằng cho tất cả phụ nữ và nam giới ở Việt Nam, đảm bảo an sinh xã hội, an toàn tại nơi làm việc... Thông qua bài viết, “Giải pháp thúc đẩy việc làm bền vững ở Việt Nam”, tác giả Trần Thị Liên Trang đánh giá thực trạng việc làm bền vững theo 4 trụ cột của ILO, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới.

Cùng với những nội dung trên, trong số Tạp chí này còn có nhiều bài nghiên cứu khác với nội dung phong phú trên các lĩnh vực, như: đầu tư, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ... Đây sẽ là những tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Chu Tiến Quang: Khắc phục các hạn chế, tạo động lực thúc đẩy phát triển HTX ở Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế

Lưu Ngọc Lương, Nguyễn Hữu Nhuần: Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn: Tháo gỡ khó khăn từ góc độ thực thi chính sách

Bùi Hồng Điệp, Lê Thị Phương: Hoàn thiện chính sách thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ tài chính ở Việt Nam

Nguyễn Tuấn Doanh: Xác định chi phí tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Vũ Cương, Nguyễn Quỳnh Hoa, Bùi Trung Hải: Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục đại học ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Trần Thị Liên Trang: Giải pháp thúc đẩy việc làm bền vững ở Việt Nam

Võ Hữu Phước: Một số giải pháp nhằm tháo gỡ, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công ở Việt Nam hiện nay

Nguyễn Lệ Thủy: Đóng góp của khoa học và công nghệ trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Phương Anh: Phát triển kinh tế xanh trong bối cảnh hội nhập và phát triển bền vững

Hồ Mạnh Toàn: Vài suy nghĩ về h-index trong cuộc biến chuyển đo lường công trạng khoa học ở Việt Nam

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Nguyễn Minh Hải: Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh mới

Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Thanh Trúc, Hoàng Anh Thư: Đảm bảo chất lượng trong đào tạo trực tuyến ở Việt Nam hiện nay

Nguyễn Văn Thủy: Ứng dụng quản lý quy trình nghiệp vụ trong các trường đại học

Nguyễn Hoài Nam: Thu hút nguồn lực tài chính ngoài ngân sách cho các trường đại học công lập khu vực Bắc Trung Bộ

Võ Xuân Hoài: Phát triển nguồn nhân lực quản lý kinh tế trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam

Phạm Thị Minh Lan: Phát triển thương mại điện tử Việt Nam

Nguyễn Minh Ngọc, Nguyễn Thị Hạnh: Rủi ro nghiệp vụ trong định giá bất động sản đối với định giá viên tại các ngân hàng thương mại

Thái Huy Bình: Để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Nguyễn Thế Bính: Những tác động đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam khi đồng Nhân dân tệ giảm giá

Phạm Tiến Dũng: Đề xuất giải pháp giải quyết tranh chấp người tiêu dùng trên môi trường mạng

Nguyễn Thu Hà: Giải pháp để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước

Lê Thị Bích Ngọc: Giải pháp chiến lược phát triển dịch vụ giá trị gia tăng di động của Vinaphone

Nguyễn Anh Quyền: Giải pháp thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại

Đặng Hoàng Thanh Nga: Sự phát triển của các doanh nghiệp khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay

Nguyễn Lan Hương: Công nghiệp hỗ trợ tại TP. Hồ Chí Minh - Những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển

NHÌN RA THẾ GiỚI

Nguyễn Thị Hạnh: Kinh nghiệm quốc tế về tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp và một số đề xuất cho Việt Nam

Trương Minh Đức, Phạm Thị Hạnh: Thực hiện Chiến lược Tăng trưởng xanh đảm bảo phát triển bền vững tại Hàn Quốc và gợi ý cho Việt Nam

Vanxay Thoumphala: Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở Thủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Nguyễn Hải Đăng: Chính sách đầu tư ra nước ngoài của Thái Lan và một số gợi ý cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Nguyễn Thị Thanh, Mai Thị Mến: Phát triển kinh tế hàng hải ở TP. Hải Phòng: Kinh nghiệm từ TP. Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa

Phạm Thị Khanh: Hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển vào tỉnh Lai Châu

Dìu Đức Hà: Một số giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang

Nguyễn Gia Thọ, Tống Thị Thu Hòa, Nguyễn Thị Thu Hà, Phạm Thị Hương: Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh Thủy

Nguyễn Thị Diệu Linh, Giáp Minh Nguyệt Ánh, Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Kiều Hoa, Trần Thị Dung: Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Phùng Trần Mỹ Hạnh, Mai Thanh Cúc: Chính sách phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0

Nguyễn Thị Thanh Hải: Tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa theo hướng phát triển bền vững

Trần Thị Thanh Tâm: Liên kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng lao động ở tỉnh Nghệ An

Lại Tiến Dĩnh: Phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa theo hướng bền vững

Trần Long: Bộ đội biên phòng phối hợp với công an kiểm tra, giám sát bảo vệ an ninh, trật tự khu vực cửa khẩu cảng biển phía Bắc

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Chu Tien Quang: Overcoming limitations, creating a driving force for the development of cooperatives in Vietnam in the context of international integration

Luu Ngoc Luong, Nguyen Huu Nhuan: Attracting businesses to invest in agriculture and rural areas: Remove difficulties from the perspective of policy implementation

Bui Hong Diep, Le Thi Phuong: Complete policy on value-added tax on financial services in Vietnam

Nguyen Tuan Doanh: Estimate wage costs in state-owned enterprises

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Vu Cuong, Nguyen Quynh Hoa, Bui Trung Hai: Innovating the mechanism of recurrent budget allocation for higher education in Vietnam: Current situation and solutions

Tran Thi Lien Trang: Schemes to promote decent work in Vietnam

Vo Huu Phuoc: Solutions to tackle and promote the disbursement of public investment in Vietnam today

Nguyen Le Thuy: Contribution of science and technology to Vietnam’s economic growth

Phuong Anh: To boost green economy in the context of integration and sustainable development

Ho Manh Toan: Some thoughts on the h-index in the transformation of the ranking of scientific output in Vietnam

RESEARCH - DISCUSSION

Nguyen Minh Hai: Training human resources to meet the needs of Vietnam’s socio-economic development in the new context

Nguyen Thi Thu Trang, Nguyen Thi Thanh Truc, Hoang Anh Thu: Enhance the quality of current online training in Vietnam

Nguyen Van Thuy: Application of business process management in universities

Nguyen Hoai Nam: Attracting off-budget financial resources for public universities in the North Central region

Vo Xuan Hoai: Developing human resources in economic management in Vietnamese provincial-level state administrative agencies

Pham Thi Minh Lan: To accelerate Vietnam’s e-commerce

Nguyen Minh Ngoc, Nguyen Thi Hanh: The risks in real estate appraisal to appraisers in commercial banks

Thai Huy Binh: To expand Vietnam’s supporting industry

Nguyen The Binh: Impacts of the Yuan’s devaluation on Vietnam’s agricultural exports

Pham Tien Dung: Propose solutions to resolve consumer disputes through online means

Nguyen Thu Ha: To turn tourism into the key economic sector of the country

Le Thi Bich Ngoc: Strategic solution for developing mobile value-added services of Vinaphone

Nguyen Anh Quyen: Solutions to the promotion of the National Single Window, ASEAN Single Window and trade facilitation

Dang Hoang Thanh Nga: The current development of science and technology enterprises in Vietnam

Nguyen Lan Huong: Supporting industry in Ho Chi Minh City - Issues raised in the development process

WORLD OUTLOOK

Nguyen Thi Hanh: Global experience in funding startups and some suggestions for Vietnam

Truong Minh Duc, Pham Thi Hanh: Implementation of the Green Growth Strategy to ensure sustainable development in Korea and suggestions for Vietnam

Vanxay Thoumphala: Improve the quality of human resources education and training in Vientiane Capital, Lao People’s Democratic Republic

Nguyen Hai Dang: Thailand’s policies on outward foreign direct investment and some suggestions for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Nguyen Thi Thanh, Mai Thi Men: Develop maritime economy in Hai Phong city: Experiences of Da Nang city and Khanh Hoa province

Pham Thi Khanh: Complete specific mechanisms and policies to effectively attract and use the development investment capital into Lai Chau province

Diu Duc Ha: Some schemes to implement economic development plan in Lam Binh district, Tuyen Quang province

Nguyen Gia Tho, Tong Thi Thu Hoa, Nguyen Thi Thu Ha, Pham Thi Huong: Perfect the management of commune-level budget collection in Thanh Thuy district

Nguyen Thi Dieu Linh, Giap Minh Nguyet Anh, Nguyen Thi Thu Trang, Nguyen Kieu Hoa, Tran Thi Dung: Improving tax administration on non-state enterprises at Tan Son district Tax Department, Phu Tho province

Phung Tran My Hanh, Mai Thanh Cuc: Policies on developing human resources for SMEs in the context of the Fourth industrial revolution

Nguyen Thi Thanh Hai: Agricultural restructuring towards sustainable development in Thanh Hoa province

Tran Thi Thanh Tam: Linkage between vocational training institutions and enterprises in training and use of labour in Nghe An province

Lai Tien Dinh: Develop Khanh Hoa province’s tourism towards sustainability

Tran Long: The border guards collaborate with the police to inspect and supervise the security and order in the Northern seaport border gate area