Tầm quan trọng của nguồn vốn con người hầu như không thể tranh cãi. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các bài viết chỉ dừng lại phân tích ảnh hưởng theo phương pháp cắt ngang hoặc dữ liệu bảng, mà chưa nghiên cứu sự tác động không gian. Thông qua bài viết “Đánh giá tác động nguồn vốn con người đến GRDP của các tỉnh, thành phố Việt Nam bằng mô hình hồi quy không gian”, nhóm tác giả Lê Trung Kiên, Nguyễn Văn Sĩ phân tích tác động của chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục và y tế, lực lượng lao động đã qua đào tạo đại diện cho nguồn vốn con người đến GRDP của các tỉnh, thành phố Việt Nam bằng mô hình hồi quy không gian dựa trên dữ liệu Niên giám Thống kê các tỉnh, thành phố do Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố giai đoạn 2010-2017.

Trong nhiều năm qua, đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức hệ thống thông tin kế toán. Song, do đối tượng kiểm chứng là các doanh nghiệp khác nhau và quy mô mẫu khác nhau, nên kết quả nghiên cứu trước đây không thống nhất, có chấp nhận và cũng có bác bỏ các giả thuyết về tác động của các nhân tố. Đặc biệt, trong các lĩnh vực kinh tế, ngành chứng khoán có những đặc trưng riêng về tính phức tạp trong hoạt động, yêu cầu khắt khe về quản lý và đòi hỏi cao về ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, nên việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại công ty chứng khoán cũng có nhiều điểm khác biệt. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít nghiên cứu về tổ chức hệ thống thông tin kế toán cho các doanh nghiệp này. Bài viết, “Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các công ty chứng khoán Việt Nam”, tác giả Nguyễn Thị Phương Mai đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các công ty chứng khoán Việt Nam.

Hiện nay, Campuchia là đối tác thương mại thứ 19 của Việt Nam trên thế giới và xếp thứ 6 trong các quốc gia trong ASEAN. Dự báo giá trị kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu qua biên giới trong tương lai có vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam và Campuchia. Thông qua bài viết, “Dự báo giá trị kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia”, nhóm tác giả Bùi Bá Nghiêm, Phan Văn Thành sử dụng mô hình dự báo Xám GM (1, 1) để xem xét tính đúng đắn, phù hợp của mô hình đối với việc dự báo kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia trong tương lai. Qua đó, cung cấp bộ công cụ dự báo hữu ích phục vụ các nhà quản lý, hoạch định chính sách.

Du lịch đang trở thành một lĩnh vực phát triển năng động đóng góp tỷ trọng đáng kể vào nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, nhiều quan điểm học thuật và thực tế cũng cho thấy, mặt trái của du lịch là tàn phá môi trường. Câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý là: làm như thế nào để hoạt động du lịch trở nên hiệu quả và hạn chế tác động tiêu cực của du lịch tới môi trường. Chuỗi cung ứng du lịch xanh, một vấn đề liên quan tới các yếu tố: kinh tế, môi trường, văn hóa, xã hội, chính trị là một trong những câu trả lời. Thông qua bài viết, “Về chuỗi cung ứng du lịch xanh”, tác giả Nguyễn Đình Thanh phần nào trả lời được những câu hỏi này.

Hợp đồng tâm lý trong lao động là cách tiếp cận hữu ích giúp các tổ chức, doanh nghiệp nắm bắt được kỳ vọng của người lao động, làm cơ sở đề ra các giải pháp giữ chân nhân lực giỏi. Đây là các điều khoản ngầm định, có tính chất hứa hẹn của người sử dụng lao động như cơ hội phát triển hay môi trường làm việc. Mặc dù không được ghi trong hợp đồng pháp lý, nhưng các nhân tố này lại quan trọng với người lao động. Thông qua bài viết, “Xây dựng nhân tố tổng hợp về nội dung hợp đồng tâm lý trong lao động cho cán bộ quản lý cấp trung” tác giả Đỗ Xuân Trường xây dựng nhân tố tổng hợp về nội dung hợp đồng tâm lý trong lao động cho cán bộ quản lý cấp trung.

FDI là một phần không thể tách rời của nền kinh tế toàn cầu. Một hệ thống kinh tế quốc tế mở và hoạt động hiệu quả sẽ thúc đẩy dòng vốn đầu tư vào và ra trên khắp các châu lục và các quốc gia. Thông qua đó, góp phần vào sự phát triển kinh tế của các nước, đặc biệt là những quốc gia đang và kém phát triển. Thất nghiệp là một trong những vấn đề quan trọng mà tất cả các nước, đặc biệt là các quốc gia đang và kém phát triển đang phải đối mặt. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 đã mang đến những lo ngại nghiêm trọng về tỷ lệ thất nghiệp cao và tăng trưởng kinh tế tiêu cực không chỉ ở các nước phát triển, mà cả ở các nước đang phát triển. Do đó, rất nhiều nghiên cứu đã xem xét và đánh giá hiệu quả của các biện pháp được thực hiện để giảm tỷ lệ thất nghiệp. Trong đó, FDI có thể là một giải pháp khả thi trong việc. Thông qua bài viết, “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến thất nghiệp ở Việt Nam”, nhóm tác giả Nguyễn Thị Hồng Liễu, Phan Chí Nguyện, Nguyễn Thị Cẩm Khuyên, Nguyễn Thị Kim Hà phân tích mối quan hệ của FDI và tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam nhằm mục đích đánh giá tác động của dòng vốn FDI vào Việt Nam trong khung phát triển kinh tế của đất nước.

Cùng với những nội dung trên, trong số Tạp chí này còn có nhiều bài nghiên cứu khác với nội dung phong phú trên các lĩnh vực, như: đầu tư, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ... Đây sẽ là những tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc./.

MỤC LỤC

Lê Trung Kiên, Nguyễn Văn Sĩ: Đánh giá tác động nguồn vốn con người đến GRDP của các tỉnh, thành phố Việt Nam bằng mô hình hồi quy không gian

Lê Thị Thu Diềm, Tô Ngọc Bình, Đoàn Nguyễn Lan Phương: Đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam khu vực Tây Nam Bộ

Nguyễn Thị Phương Mai: Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các công ty chứng khoán Việt Nam

Nguyễn Hữu Tâm: Giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị cua biển tỉnh Cà Mau

Phạm Viết Cường, Nguyễn Thị Thảo Nguyên, Trần Đình Thức, Nguyễn Hoài Nam: Các yếu tố ảnh hưởng đến đồng sáng tạo giá trị của người dân tại thành phố Đà Lạt

Bùi Bá Nghiêm, Phan Văn Thành: Dự báo giá trị kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia

Nguyễn Đình Thanh: Về chuỗi cung ứng du lịch xanh

Trần Đỗ Hoài Bảo, Phước Minh Hiệp: Các nhân tố tác động đến quyết định mua bao bì giấy của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Hà Thị Thanh Thủy, Đỗ Diệu Linh, Trần Thị Thu Trang, Đỗ Thị Ngọc Thúy: Đánh giá thực trạng hoạt động kinh tế của cộng đồng dân tộc Sán Dìu tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Đỗ Xuân Trường: Xây dựng nhân tố tổng hợp về nội dung hợp đồng tâm lý trong lao động cho cán bộ quản lý cấp trung

Ao Thu Hoài, Nguyễn Thị Minh Trâm, Nguyễn Huỳnh Thúy Phượng: Các nhân tố ảnh hưởng đến căng thẳng trong công việc của nhân viên tại Vietcombank Chi nhánh Đồng Tháp

Trần Công Dũng, Nguyễn Đức Kiên, Nguyễn Quang Phục, Lê Quang Trực, Đặng Trung Kiên: Hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình homestay trong phát triển du lịch cộng đồng tại vùng đệm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Nguyễn Thị Hồng Liễu, Phan Chí Nguyện, Nguyễn Thị Cẩm Khuyên, Nguyễn Thị Kim Hà: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến thất nghiệp ở Việt Nam

Phạm Đình Dzu, Hồ Kỳ Minh, Nguyễn Văn Hùng: Về năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam

Trương Đức Nga: Ảnh hưởng của quảng cáo ngoài trời đến ý định sử dụng dịch vụ viễn thông tại TP. Hồ Chí Minh

Trần Văn Dũng: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cấp quản lý tại Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons

Lê Quang Hùng, Hoàng Nguyên Khai, Lê Huy Cường: Các nhân tố tạo động lực làm việc cho nhân viên kỹ thuật viễn thông tại VNPT TP. Hồ Chí Minh

Võ Thị Thuý Hằng, Bùi Hồng Điệp: Các nhân tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên Khoa Tài chính Ngân hàng và Kế toán - Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh

Đỗ Đình Mỹ: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam

Lê Quang Vinh: Phát triển kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030

Trần Quang Bách: Tác động của năng lực cảm xúc và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến động lực làm việc của nhân viên tại các DNNVV khu vực Bắc Trung Bộ

Trần Thị Thu Thủy, Nguyễn Đăng Hào, Nguyễn Xuân Khoát: Về nông nghiệp theo hướng bền vững của người dân vùng đệm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình

Phạm Thị Hương Giang: Một số lý luận về nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới

Vũ Quảng: Đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo của các trường sư phạm ở Việt Nam

Nguyễn Thị Bích Vân: Tác động của niềm tin và cảm xúc đến lựa chọn sử dụng thương mại điện tử

Nguyễn Quyết Thắng, Trần Ngọc Thái: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng điện tử gia dụng trực tuyến của nhân viên văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Hoàng Tùng: Tác động của thị trường vốn đến đầu tư của doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

Đinh Thị Kim Nhung, Đỗ Văn Quân: Nâng cao tính tích cực học tập môn Toán của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Tài chính Quản trị Kinh doanh

Đào Hồng Hạnh: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV

Bùi Thị Ngọc Bích, Võ Thị Thu: Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Thực trạng và giải pháp

Đào Thị Thanh Bình, Bùi Vũ Hồng Trang: Xây dựng chỉ số quản trị doanh nghiệp của ngân hàng thương mại Việt Nam

Đào Thị Thương, Bùi Thị Thu: Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty TNHH Truyền thông ADT

Nguyễn Thị Ánh Hồng: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi mua hàng tại siêu thị Big C của người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh

Trần Quang Bảo, Nguyễn Minh Đạo, Bùi Thị Minh Nguyệt, Đào Lan Phương, Nguyễn Thị Hồng Thanh, Nguyễn Trọng Cương: Giải pháp tạo lập cơ chế tài chính bền vững trong hoạt động kinh doanh và dịch vụ du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam

Nguyễn Thị Thu Tâm: Nghiên cứu kỹ thuật SOM trong phân cụm dữ liệu và ứng dụng dự báo thị trường chứng khoán

Vũ Thị Hường, Nguyễn Văn Khoa: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của người dân ở TP. Hà Nội

Nguyễn Hữu Ngọc, Hoàng Văn Cường: Mô hình lý thuyết đo lường năng lực lãnh đạo quản lý cấp trung trong các doanh nghiệp

Quản Minh Phương: Phát triển du lịch dựa vào văn hoá truyền thống của dân tộc Mông tại huyện Sapa, tỉnh Lào Cai

TỔNG MỤC LỤC