Thời gian qua, báo chí đã tích cực góp phần tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh, phản bác quan điểm, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị; thực hiện ngày càng hiệu quả chức năng giám sát và phản biện xã hội, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực... Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, quản lý báo chí gặp không ít vấn đề phức tạp được đặt ra, yêu cầu các nhà quản lý phải hiểu thấu đáo để có cách giải quyết phù hợp và hiệu quả. Thông qua bài viết, “Quản lý báo chí trong bối cảnh mới: Những vấn đề đặt ra”, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hoa đánh giá thực trạng hoạt động báo chí hiện này, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển báo chí trong thời gian tới.

Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư (CMCN 4.0) đang tác động ngày càng sâu sắc đến nền báo chí Việt Nam. Tác động rõ nhất là sự phát triển công nghệ 4.0 trong truyền thông đang đẩy mọi cơ quan báo chí vào một vòng xoáy đa cạnh tranh khốc liệt. Trong bối cảnh đó, nền báo chí nói chung và mỗi cơ quan báo chí nói riêng buộc phải thay đổi tư duy quản trị, quản lý và sản xuất nhằm thích nghi với môi trường truyền thông mới để phát triển bền vững. Bài viết, “Báo chí Việt Nam trong vòng xoáy đa cạnh tranh thời công nghệ 4.0”, tác giả Trần Xuân Thân sẽ đề cập đến những nội dung này.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (năm 2011) đã xác định: “đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế” là định hướng tổng quát của phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011-2020. Hội nghị Trung ương 3 khóa XI (tháng 10/2011) đã quyết định tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó tập trung ưu tiên tái cơ cấu 3 lĩnh vực quan trọng nhất là: (i) Tái cơ cấu đầu tư; (ii) Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN); (iii) Cơ cấu lại thị trường tài chính. Thông qua bài viết, “Chính sách tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đến năm 2025” , nhóm tác giả Phùng Thế Đông, Tô Trọng Hùng thực hiện phân tích, đánh giá hiệu quả tổng thể đối với việc thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế nói chung và phân tích thực trạng cụ thể 3 trọng tâm tái cơ cấu nêu trên ở giai đoạn 2011-2018, từ đó đề xuất định hướng thời gian tới.

Thế giới đang chứng kiến cuộc cạnh tranh chưa từng thấy trong lịch sử, vì dịch Covid-19, khác hoàn toàn thời chiến tranh lạnh vì sự đan xen lợi ích kinh tế giữa Mỹ - cường quốc số một, đang dẫn dắt thế giới và Trung Quốc - nền kinh tế mới nổi, có quy mô đứng thứ hai thế giới, nhưng bị các nước cảnh báo thiếu minh bạch, đứng trước nhiều rủi ro. Trong bối cảnh phức tạp ấy, Việt Nam công nghiệp hóa quốc gia thế nào để trở thành nước công nghiệp mới. Thông qua bài viết, “Công nghiệp hóa ở Việt Nam trên cơ sở các ngành sản xuất trong các biến động lớn”, nhóm tác giả Hoàng Sỹ Động, Nguyễn Thị Ái Liên, Phan Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Lý sẽ chia sẻ quan điểm chiến lược trên cơ sở phát triển các ngành sản xuất.

Theo Tổng cục Thống kê, giai đoạn 1995-2018, ngành công nghiệp tăng trưởng với tốc độ bình quân 8,45%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế trong cùng giai đoạn. Tuy nhiên, tăng trưởng năng suất lao động của ngành lại rất thấp, với tốc độ tăng bình quân 2,4%/năm trong giai đoạn 1995-2018. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải tăng nhanh năng suất lao động ngành công nghiệp trong thời gian tới. Và, con đường ngắn nhất là cần phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. Bài viết, “Tăng trưởng năng suất lao động của ngành công nghiệp: Nhìn từ góc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế”, tác giả Trần Thị Thu Huyền đi sâu phân tích rõ hơn các nội dung này.

Trong những năm qua, việc quản lý, điều hành ngân sách nhà nước các quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn dưới Luật đã tạo được sự chuyển biến quan trọng, ngày càng chủ động, hiệu quả hơn; việc kiểm soát, thanh tra, kiểm toán được chú trọng đã từng bước nâng cao kỷ luật, kỷ cương tài chính trong quản lý ngân sách nhà nước. Thông qua bài viết, “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước trong bối cảnh mới”, tác giả Trần Thị Phương Thảo đánh giá thực tiễn công tác điều hành quản lý ngân sách nhà nước thời gian qua, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp trong thời gian tới.

Cùng với những nội dung trên, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong năm 2019 sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Thư chúc mừng Tạp chí Kinh tế và Dự báo của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2020)

Nguyễn Thị Ngọc Hoa: Quản lý báo chí trong bối cảnh mới: Những vấn đề đặt ra

Trần Xuân Thân: Báo chí Việt Nam trong vòng xoáy đa cạnh tranh thời công nghệ 4.0

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Ngô Công Thành: Hướng dẫn tích hợp quy hoạch theo Luật Quy hoạch năm 2017 Bài 6: Xây dựng kế hoạch lập quy hoạch tỉnh

Phùng Thế Đông, Tô Trọng Hùng: Chính sách tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đến năm 2025

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Nguyễn Quang Thái, Tô Trung Thành, Bùi Trinh: Nền kinh tế Việt Nam nhìn từ khu vực doanh nghiệp: Những vấn đề đặt ra

Hoàng Sỹ Động, Nguyễn Thị Ái Liên, Phan Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Lý: Công nghiệp hóa ở Việt Nam trên cơ sở các ngành sản xuất trong các biến động lớn

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Trần Thị Thu Huyền: Tăng trưởng năng suất lao động của ngành công nghiệp: Nhìn từ góc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Trần Thị Phương Thảo: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước trong bối cảnh mới

Nguyễn Hữu Quý: Cơ hội và thách thức với hệ thống ngân hàng Việt Nam trước xu hướng phát triển của Fintech

Nguyễn Văn Điền: Để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng trong bối cảnh mới

Lương Thanh Hà: Những giải pháp phát triển kinh tế số trong thời gian tới

Đặng Thị Huyền Anh: Điều kiện cho phát triển kinh tế số tại Việt Nam và hàm ý chính sách

Nguyễn Hiền Anh: Nhận thức của người tiêu dùng về sử dụng kênh truyền thông xã hội trong truyền thông trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Đào Thị Dịu: Phát triển nhà ở xã hội ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Trần Lê Trung: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành xây dựng

Nguyễn Hồng Linh, Hứa Gia Linh, Lê Phương Anh, Vũ Thị Minh Phương, Nguyễn Mậu Thành Lâm: Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Vũ Thị Hường: Xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Việt Nam

Hoàng Vũ Quang, Nguyễn Tiến Định: Liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản của các hợp tác xã nông nghiệp hiện nay

NHÌN RA THẾ GiỚI

Nguyễn Minh Hải: Phát triển kinh tế ban đêm ở TP. New York và gợi ý cho TP. Hồ Chí Minh

Hoàng Xuân Lâm: Chính sách phát triển công nghiệp bền vững của Trung Quốc và hàm ý cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Bùi Thị Hoàng Lan: Phát triển hoạt động cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn TP. Hà Nội

Đồng Đức Duy: Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên: Thực trạng và giải pháp

Nguyễn Đình Bình: Phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Hoàng Thị Thu Huyền, Lê Văn Gia Nhỏ: Xu hướng dịch chuyển lao động cao su tiểu điền ở tỉnh Bình Dương

IN THIS ISSUE

THE 95TH ANNIVERSARY OF THE VIETNAM REVOLUTIONARY PRESS DAY

Congratulation letter from the Minister of Planning and Investment on the occasion of the 95th anniversary of the Vietnam Revolutionary Press Day (6/21/1925-6/21/2020)

Nguyen Thi Ngoc Hoa: Press management in the new context: Problems in place

Tran Xuan Than: Vietnam’s press in multi-competitiveness in the era of Industry 4.0

FROM POLICY TO PRACTICE

Ngo Cong Thanh: Guidance on integrated planning under the Law on Planning 2017 Lesson 6: Prepare a provincial planning

Phung The Dong, To Trong Hung: Policy on economy restructuring associated with innovation of economic growth model in Vietnam until 2025

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Nguyen Quang Thai, To Trung Thanh, Bui Trinh: Vietnam’s economy from the perspective of business sector: Some raised issues

Hoang Sy Dong, Nguyen Thi Ai Lien, Phan Thi Thu Hien, Nguyen Thi Ly: Industrialization in Vietnam in term of manufacturing industries under large fluctuations

RESEARCH - DISCUSSION

Tran Thi Thu Huyen: Growth in labor productivity of industrial sectors: From the perspective of economic sector restructuring

Tran Thi Phuong Thao: Solutions for improving the efficiency of state budget management in the new context

Nguyen Huu Quy: Opportunities and challenges for Vietnam’s banking system before the development trend of Fintech

Nguyen Van Dien: To deal with bad debts of credit institutions in the new context

Luong Thanh Ha: Schemes to boost the digital economy in the future

Dang Thi Huyen Anh: Conditions for developing digital economy in Vietnam and policy implications

Nguyen Hien Anh: Consumers’ perception of using social media channels for communication of corporate social responsibility

Dao Thi Diu: The development of social housing in Vietnam: Current situation and solutions

Tran Le Trung: To boost high-quality human resources in construction industry

Nguyen Hong Linh, Hua Gia Linh, Le Phuong Anh, Vu Thi Minh Phuong, Nguyen Mau Thanh Lam: Implementation of social responsibility in Vietnamese seafood exporters

Vu Thi Huong: Branding for travel agencies in Vietnam

Hoang Vu Quang, Nguyen Tien Dinh: Current linkages among agricultural cooperatives in agricultural production and consumption

WORLD OUTLOOK

Nguyen Minh Hai: Development of night-time economy in New York and suggestions for Ho Chi Minh City

Hoang Xuan Lam: China’s sustainable industrial development policy and implications for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Bui Thi Hoang Lan: To expand logistics service provision in Hanoi

Dong Duc Duy: Develop household health insurance in Pho Yen town, Thai Nguyen province: Reality and solutions

Nguyen Dinh Binh: To boost private economy into a driving force in Ho Chi Minh City

Hoang Thi Thu Huyen, Le Van Gia Nho: The movement of labors in rubber smallholders in Binh Duong province