Chính sách bảo hiểm y tế được coi như chiếc phao cứu sinh cho người bệnh, góp phần giảm gánh nặng chi phí khám chữa bệnh cho người dân, đặc biệt là những bệnh nhân nghèo. Tuy nhiên, thời gian qua, đã có nhiều bất cập xảy ra trong quá trình triển khai thực hiện chính sách này. Thực trạng này đòi hỏi cần có những giải pháp hoàn thiện và nâng cao tính thực thi của chính sách bảo hiểm y tế trong thời gian tới. Thông qua bài viết, “Nâng cao hiệu quả triển khai các chính sách bảo hiểm y tế của Việt Nam trong thời gian tới”, nhóm tác giả Nguyễn Thị Lệ Ninh, Vũ Thị Lệ đánh giá những kết quả đạt được trong quá trình triển khai chính sách bảo hiểm ý tế, cũng như những khó khăn thách thức, đồng thời đưa ra một số giải pháp trong thời gian tới.

Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19/6/2009 đã tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho việc giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ, trong đó có tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu tại Việt Nam. Bài viết, “Phân tích các chế tài đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu”, tác giả Nguyễn Lê Thanh Minh tập trung phân tích, đánh giá các loại chế tài đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa nhu cầu thực tiễn về xử lý các hành vi vi phạm quyền đối với nhãn hiệu.

Với mức thu nhập quốc gia (GNI) bình quân đầu người còn cách xa so với mức giàu, trong khi dân số già hóa đến sớm và nhanh, nên Việt Nam đứng trước nguy cơ “chưa giàu đã già”. Muốn ngăn chặn nguy cơ “chưa giàu đã già”, cần có các giải pháp tác động làm chậm tốc độ già hóa dân số và tăng tốc độ thu nhập để làm giàu. Bài viết, “Nguy cơ “chưa giàu đã già” ở Việt Nam”, tác giả Trần Đào sẽ đi sâu phân tích những nội dung này, thông qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế này.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, kinh tế tri thức đang dần trở thành một khái niệm phổ biến, được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn làm định hướng xây dựng chiến lược phát triển. Đặc biệt, Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và tại Việt Nam đã góp phần thúc đẩy sự bùng nổ trong sáng tạo và phát triển ứng dụng tri thức trong mọi lĩnh vực, nổi bật như: công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, năng lượng sạch, công nghệ sinh học, vật liệu mới… Thông qua bài viết, Phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, tác giả Lê Hạnh Vân đánh giá những thách thức trong quá trình xây dựng kinh tế tri thức tại Việt Nam, đồng thời đưa ra một số định hướng, cũng như giải pháp phát triển trong thời gian tới.

Hạ tầng giao thông đường bộ là cơ sở nền tảng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là rất lớn, trong khi ngân sách nhà nước hạn hẹp, nguồn vốn vay ưu đãi của nước ngoài hầu như không còn. Thông qua bài viết, “Huy động nguồn vốn tư nhân bền vững cho đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông”, tác giả Phạm Thị Xuân thực hiện đánh giá một số kết quả trong việc huy động nguồn vốn tư nhân cho phát triển kết cấu hạ tầng, đông thời đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn này.

Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/01/2019. Thực tế, CPTPP đã và đang đem lại hàng loạt cơ hội cho dệt may khi thị trường được mở rộng sang các quốc gia, như: Mexico, Peru hay Canada. Ngoài ra, những tác động khác nhau thúc đẩy cải cách thể chế, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch hơn cũng sẽ có những tác động tích cực lên ngành dệt may. Tuy nhiên, những quy định về quy tắc xuất xứ hiện lại đang là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp ngành dệt may khi Việt Nam tham gia CPTPP. Nếu không vượt qua được thách thức này, thì ngành dệt may Việt Nam khó có thể tận dụng CPTTP để bứt phá. Bài viết, “Để quy tắc xuất xứ trong CPTTP không còn là “thách thức” đối với ngành dệt may Việt Nam”, tác giả Phạm Hùng đề cập đến những nội dung này, đồng thời đưa ra một số giải pháp tháo gỡ.

Cùng với những nội dung trên, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong năm 2019 sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Nguyễn Thị Lệ Ninh, Vũ Thị Lệ: Nâng cao hiệu quả triển khai các chính sách bảo hiểm y tế của Việt Nam trong thời gian tới

Nguyễn Lê Thanh Minh: Phân tích các chế tài đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Trần Đào: Nguy cơ “chưa giàu đã già” ở Việt Nam

Lê Hạnh Vân: Phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Vũ Thu Hiền, Nguyễn Thị Thu Hà, Trần Minh Hằng: Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Pháp ở Việt Nam giai đoạn 2010-2018

Phạm Thị Xuân: Huy động nguồn vốn tư nhân bền vững cho đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông

Phạm Hùng: Để quy tắc xuất xứ trong CPTTP không còn là “thách thức” đối với ngành dệt may Việt Nam

Nguyễn Thị Hoài Thu: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU khi EVFTA có hiệu lực

Nguyễn Vũ Hoàng: Lợi thế của ngành may mặc Việt Nam trước những tác động của CPTPP

Hoàng Thị Huyền: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Nguyễn Quang Huy, Đặng Thị Thùy Dung: Phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam trong bối cảnh mới

Phạm Văn Hiếu: Phát triển doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam: Từ chủ trương đến hành động và giải pháp thực hiện

Hoàng Vũ Quang: Tài chính chuỗi giá trị hỗ trợ hợp tác xã liên kết với doanh nghiệp

Nguyễn Phùng Quân: Một số vấn đề về tái định cư trong xây dựng thủy điện trọng điểm tại các tỉnh miền núi phía Bắc

Đỗ Ngọc Trâm: Để triển khai, thực hiện kế toán xanh tại Việt Nam

Trần Mai Đông, Bùi Quang Hùng, Nguyễn Phong Nguyên, Phạm Quang Huy: Đánh giá nhu cầu học tập và giải pháp đáp ứng cho việc đào tạo ngành Kế toán công tại Việt Nam

Đinh Thị Lan: Nâng cao năng lực tiếng Anh cho giảng viên Trường Đại học Công đoàn: Thực trạng và giải pháp

Lê Thị Thúy Ngà, Nguyễn Thị Phương Mai: Bạo lực giữa giáo viên đối với học sinh - Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trường học

Trần Thị Bình: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quan hệ hợp tác giữa Trường Đại học Hà Tĩnh với các doanh nghiệp tại địa phương

Bùi Thị Hồng Nhung: Triển vọng thị trường thời trang xa xỉ Việt Nam

Phạm Tiến Dũng: Giải pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong bối cảnh giá thịt lợn tăng cao

Trần Văn Quế: Kinh nghiệm quản lý tài chính của một số doanh nghiệp nhà nước và gợi ý cho Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

NHÌN RA THẾ GiỚI

Hoàng Xuân Lâm: Tăng trưởng xanh trong nông nghiệp ở Nhật Bản và những gợi ý cho Việt Nam

Phạm Quốc Trường: Tiêu chí quản lý thành công các dự án đối tác công tư: Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng ở Việt Nam

Trịnh Xuân Thắng, Lương Văn Tinh: Kinh nghiệm của một số nước trong triển khai các dự án cung ứng dịch vụ công theo hình thức đối tác công tư và gợi ý cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Lê Văn Thủy: Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Tây Hồ, TP. Hà Nội

Nguyễn Văn Hợp, Trần Thị Tuyết: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội

Hồ Thị Đàn, Lê Thị Bích Ngọc: Quản lý huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp tại Agribank tỉnh Lào Cai

Lê Thị Mỹ Tâm, Đặng Thị Thảo, Bành Thị Vũ Hằng, Nguyễn Thị Hồng Ngọc, Hồ Thị Hằng: Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025

Nguyễn Đình Chiến, Trương Hồng Quang: Tình hình thực hiện Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tại các DNNVV trên địa bàn huyện A Lưới

Lê Minh Hiếu: Hiệu quả của mô hình hội quán trong thực hiện Chương trình NTM gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Nguyen Thi Le Ninh, Vu Thi Le: Enhance the effectiveness of implementation of Vietnam’s health insurance policies in the coming time

Nguyen Le Thanh Minh: Analysis of sanctions against trademark infringement

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Tran Dao: The risk of “growing old before becoming rich” in Vietnam

Le Hanh Van: To boost knowledge-based economy in the context of industrialization and Vietnam’s attraction and use of ODA from France over the period of 2010-2018

Pham Thi Xuan: Sustainable mobilization of private capital for investment in transport infrastructure

Pham Hung: Overcome the challenge from the rules of origin in CPTPP for textile and apparel industry in Vietnam

Nguyen Thi Hoai Thu: Solutions for boosting Vietnam’s seafood export to EU when EVFTA comes into effect

Nguyen Vu Hoang: The advantage of CPTPP to Vietnam’s garment industry

Hoang Thi Huyen: Expand retail banking services at Vietnamese commercial banks

Nguyen Quang Huy, Dang Thi Thuy Dung: To develop e-commerce in Vietnam in the new context

Pham Van Hieu: Development of private enterprises in Vietnam: From policy to action and solutions

Hoang Vu Quang: Value chain finance to support linkages between cooperatives and enterprises

Nguyen Phung Quan: Some issues of resettlement in key hydropower construction in the Northern mountainous provinces

Do Ngoc Tram: Implementation of green accounting in Vietnam

Tran Mai Dong, Bui Quang Hung, Nguyen Phong Nguyen, Pham Quang Huy: Assessment of learning needs and solutions to training of public accounting in Vietnam

Dinh Thi Lan: Improvement of English proficiency for lecturers in Trade Union University: Reality and solutions

Le Thi Thuy Nga, Nguyen Thi Phuong Mai: Teachers’ violence against students - The role of school social workers

Tran Thi Binh: A number of solutions for improving the effectiveness of cooperation between Ha Tinh University and local businesses

Bui Thi Hong Nhung: Prospects of Vietnam’s luxury fashion market

Pham Tien Dung: Schemes to protect consumers’ rights in the context of soaring pork prices

Tran Van Que: Experience of some state-owned enterprises in financial management and suggestions for Vietnam Education Publishing House

WORLD OUTLOOK

Hoang Xuan Lam: Green growth in agriculture in Japan and suggestions for Vietnam

Pham Quoc Truong: Criterias for successful management of PPP projects: International experience and application in Vietnam

Trinh Xuan Thang, Luong Van Tinh: Experience of some countries in implementation of public service projects in the form of public-private partnership and suggestions for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Le Van Thuy: Current situation of management of state budget expenditure in Tay Ho district, Hanoi city

Nguyen Van Hop, Tran Thi Tuyet: Strengthen the state management of tourism in My Duc district, Hanoi city

Ho Thi Dan, Le Thi Bich Ngoc: Management of capital mobilization from corporate customers at Agribank Lao Cai

Le Thi My Tam, Dang Thi Thao, Banh Thi Vu Hang, Nguyen Thi Hong Ngoc, Ho Thi Hang: Solutions to tourism development in Nghe An province in the period of 2020-2025

Nguyen Dinh Chien, Truong Hong Quang: A Luoi district-based SMEs’ implementation of the Law on Corporate income tax

Le Minh Hieu: The effectiveness of model of assembly hall in the implementation of new rural construction program associated with agricultural restructuring in Dong Thap province