Ngày 18/6/2020, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP) đã được Quốc hội thông qua. Đây là đạo luật mới dựa trên thực tiễn tổ chức, triển khai thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) ở nước ta và dành được sự quan tâm của Chính phủ, Quốc hội trong việc xây dựng khung khổ thể chế pháp lý để nâng cao tính hiệu quả, minh bạch của phương thức đầu tư PPP. Thông qua bài viết, “Luật PPP được ban hành sẽ làm tăng tính hấp dẫn của các dự án PPP”, tác giả Nguyễn Đăng Trương khái quát một số nội dung quan trong của dự án luật này.

Để một sản phẩm có thể lưu thông được tự do trên thị trường, bên cạnh các tiêu chí, như: chất lượng, kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm, nhà sản xuất còn phải chú trọng đến “nhãn hiệu” (thường bị nhầm lẫn sang là “nhãn hàng hóa”, trong khi đây là hai khái niệm này hoàn toàn khác biệt nhau). Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là do tự nguyện từ phía chủ doanh nghiệp và dưới góc độ pháp lý, tác giả xin đưa ra một số quan điểm góp phần bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp được hiệu quả hơn. Bài viết, “Để bảo hộ nhãn hiệu một cách hiệu quả dưới góc độ pháp lý”, tác giả Nguyễn Lê Thanh Minh đánh giá tình hình, cũng như một số bất cập liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, đồng thời đưa ra một số giải pháp thời gian tới.

Đại dịch Covid-19 đang tác động nặng nề đến nhiều nền kinh tế trên thế giới. Dịch bệnh này tác động lên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên toàn cầu. Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 không loại trừ loại hình doanh nghiệp nào, từ các tập đoàn lớn, đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kể cả các nhà hàng, khách sạn, hộ kinh doanh nhỏ lẻ, nhất là lĩnh vực hàng không, du lịch. Bài viết, “Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam: Nhìn từ tăng trưởng tín dụng và mức tăng GDP”, tác giả Nguyễn Đắc Hưng đánh giá mức độ tác động của đại dịch Covid-19 đến tăng trưởng tín dụng và mức tăng GDP, từ đó đề xuất định hướng cho thời gian tới.

Trong một thời kỳ dài, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu dựa vào vốn, khai thác tài nguyên và lao động chi phí thấp. Động lực tăng trưởng dựa vào vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước với nhiều kỳ vọng, nhưng không được như mong muốn và đã đến điểm tới hạn. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, diễn ra nhanh chưa từng có, đòi hỏi kinh tế Việt Nam phải chuyển đổi mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu sở hữu các loại hình doanh nghiệp (DN), phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Bài viết, “Để kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam”, tác giả Nguyễn Mạnh Hùng tập trung làm rõ hơn vai trò động lực của KTTN và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của KTTN trong bối cảnh mới.

Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam (EVFTA) đã mở ra cơ hội mới cho nông sản Việt Nam nói chung và thanh long nói riêng, nhất là trong bối cảnh thanh long Việt Nam đang quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Bên cạnh cơ hội, thì thách thức đối với ngành trồng thanh long ở Việt Nam cũng không nhỏ, vì người dân chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm, không theo tiêu chuẩn chất lượng của EU. Thông qua bài viết “Cơ hội và thách thức của ngành trồng thanh long ở Việt Nam khi EVFTA có hiệu lực”, tác giả Nguyễn Thành Công sẽ làm rõ hơn những cơ hội và thách thức cho thanh long Việt Nam khi tham gia EVFTA, qua đó đưa ra giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thanh long sang thị trường EU.

Việt Nam đang trong giai đoạn thời kỳ cơ cấu dân số vàng, nhưng cũng đã bước vào giai đoạn già hóa dân số và tốc độ già hóa dân số của Việt Nam đang nằm trong 5 quốc gia nhanh nhất thế giới. Đồng thời, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ và ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực trên thế giới. Với xu thế hệ thống tự động hóa sẽ thay thế dần lao động thủ công trong toàn bộ nền kinh tế, máy móc và trí tuệ nhân tạo thay thế sức người vừa là cơ hội, cũng vừa là thách thức đòi hỏi nâng cao trình độ kỹ năng của người lao động, tăng năng suất lao động, đưa Việt Nam thoát khỏi nhóm nước có thu nhập trung bình. Thông qua bài viết, “Nâng cao trình độ kỹ năng người lao động trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng”, tác giả Nguyễn Công Nam đánh giá thực trạng kỹ năng lao động Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp trong thời gian tới.

Cùng với những nội dung trên, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Nguyễn Đăng Trương: Luật PPP được ban hành sẽ làm tăng tính hấp dẫn của các dự án PPP

Nguyễn Lê Thanh Minh: Để bảo hộ nhãn hiệu một cách hiệu quả dưới góc độ pháp lý

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Nguyễn Đắc Hưng: Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam: Nhìn từ tăng trưởng tín dụng và mức tăng GDP

Nguyễn Mạnh Hùng: Để kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Trần Ngọc Mai: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh tự do thương mại quốc tế

Nguyễn Thành Công: Cơ hội và thách thức của ngành trồng thanh long ở Việt Nam khi EVFTA có hiệu lực

Nguyễn Công Nam: Nâng cao trình độ kỹ năng người lao động trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng

Phạm Công Thành: Phát triển các khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thị Lan Phương, Giang Hương Thu: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Nguyễn Phượng Lê: Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư ở vùng Tây Nguyên

Nguyễn Thị Thảo: Nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh kinh tế hiện nay

NHÌN RA THẾ GiỚI

Đinh Văn Toàn, Hoàng Thị Cẩm Thương: Kinh nghiệm quốc tế về quản trị đại học và bài học cho Việt Nam

Nguyễn Tạ Bình Dương: Chính sách phát triển nhiên liệu sinh học tại một số quốc gia trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Thy Nhung: Vĩnh Phúc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giảm thiểu tác động của đại dịch Covid-19

Nguyễn Hằng: Ban Quản lý các KCN Bắc Ninh: Tích cực, chủ động triển khai hiệu quả hoạt động phát triển KCN

Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Kim Diện: Biện pháp hỗ trợ khởi nghiệp cho lao động trẻ: Nhìn từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở tỉnh Hải Dương

Trần Thị Ưng: Tác động của đại dịch Covid-19 đến việc làm và thu nhập của người lao động tại các DN dệt may tỉnh Hưng Yên

Bùi Ngọc Tân, Hà Thị Kim Duyên, Nguyễn Thị Mai Trinh: Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông

Nguyễn Thị Hồng Thúy: Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp và bài học cho tỉnh Phú Thọ

Nguyễn Tiến Thành: Cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An

Chu Thị Kim Chung: Giải pháp phát triển sản xuất chè nguyên liệu huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Nguyen Dang Truong: The enacted PPP Law will increase the attractiveness of PPP projects

Nguyen Le Thanh Minh: To protect trademarks effectively from legal perspective

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Nguyen Dac Hung: The impact of the Covid-19 pandemic on Vietnam’s economy: In terms of credit growth and GDP growth

Nguyen Manh Hung: To turn the private sector into an important driving force of Vietnam’s economy

RESEARCH - DISCUSSION

Tran Ngoc Mai: Corporate social responsibility in the context of international free trade

Nguyen Thanh Cong: Opportunities and challenges of Vietnam’s dragon fruit when EVFTA comes into force

Nguyen Cong Nam: Improve the skills of workers in the context of extensive international economic integration

Pham Cong Thanh: Current development of Vietnam’s border gate economic zones

Nguyen Thi Lan Phuong, Giang Huong Thu: Some solutions to the development of e-commerce in small and medium enterprises in Vietnam

Nguyen Phuong Le: Improve the provincial competitiveness index to attract investment from enterprises in the Central Highlands

Nguyen Thi Thao: Enhance the training quality of English for economics

WORLD OUTLOOK

Dinh Van Toan, Hoang Thi Cam Thuong: International experience in university governance and lessons for Vietnam

Nguyen Ta Binh Duong: Policies on biofuels development in some countries over the world and suggestions for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Thy Nhung: Vinh Phuc promotes socio-economic development, minimizes the impact of the Covid-19 pandemic

Nguyen Hang: Bac Ninh’s Management Board of Industrial Zones: Actively and proactively implement the development activities of industrial zones

Nguyen Thi Lien Huong, Nguyen Kim Dien: Schemes to support young workers in entrepreneurship: From the empirical research results in Hai Duong province

Tran Thi Ung: Impacts of the Covid-19 pandemic on employment and income of workers in Hung Yen province-based textile enterprises

Bui Ngoc Tan, Ha Thi Kim Duyen, Nguyen Thi Mai Trinh: Solutions to tourism development in Dak Nong province

Nguyen Thi Hong Thuy: Experiences in state management on business development and lessons for Phu Tho province

Nguyen Tien Thanh: Improving business environment to attract foreign direct investment into Nghe An province

Chu Thi Kim Chung: Schemes to boost raw tea production in Thanh Son district, Phu Tho province