Việt Nam đã trải qua nửa năm đầu 2020 đầy khó khăn và thách thức, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Với vai trò cơ quan kiến tạo, tham mưu chiến lược, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nghiên cứu trình Chính phủ ban hành nhiều chính sách quan trọng, kịp thời; đánh giá, dự báo diễn biến tình hình và tác động của đại dịch tới tăng trưởng và kinh tế rất sát, rất đúng. Dự báo, trong các tháng cuối năm, khối lượng công việc của ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê sẽ rất nặng nề, nhất là trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 tại TP. Đà Nẵng những ngày qua. Trong tạp chí số ra kỳ này, Tạp chí Kinh tế và Dự báo có cuộc phóng vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng xoay quanh đến những nội dũng trên.

Luật Đầu tư, số 61/2020/QH14 vừa được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 17/6/2020, gồm có 07 chương, 77 điều và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Luật ra đời nhằm tiếp tục tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, minh bạch, bình đẳng, an toàn và thân thiện cho người dân, doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh. Thông qua bài viết, Luật Đầu tư năm 2020: Nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút nguồn lực đầu tư”, tác giả Trần Hào Hùng sẽ đưa ra những điểm mới trong dự án Luật Đầu tư năm 2020.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang phải chịu những ảnh hưởng rất tiêu cực, nặng nề. Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, việc đơn giản hóa thủ tục gia nhập thị trường cho doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là giải pháp trong cả trước mắt và lâu dài. Bài viết, “Đơn giản hóa thủ tục gia nhập thị trường cho doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”, tác giả Bùi Anh Tuấn phân tích một số hỗ trợ giúp đơn giản hóa thủ tục cho doanh nghiệp.

Tổng mức đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2010-2019 liên tục tăng và duy trì ở mức cao, tỷ lệ vốn đầu tư/GDP trung bình đạt 33,5%. Trong cơ cấu đầu tư toàn xã hội, đầu tư của khu vực công có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế của Việt Nam. Vì thế, công tác quản lý vốn đầu tư nhà nước sao cho hiệu quả là việc cần thiết được quan tâm thực hiện không chỉ trong ngắn hạn, mà còn dài hạn. Thông qua bài viết, Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư nhà nước trong bối cảnh hiện nay”, tác giả Nguyễn Đức Long đánh giá một số kết quả đạt được cũng như hạn chế cần khắc phục trong hoạt động đầu tư công tại Việt Nam, đồng thời tác giả đưa ra một số giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Sau hơn 10 năm chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam đã trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu, với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt gần 480 tỷ USD, gấp gần 2 lần tổng sản phẩm trong nước (GDP). Hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam phát triển mạnh, giúp mở rộng thị trường, đa dạng các loại hàng hóa tham gia xuất, nhập khẩu. Mặc dù vậy, để tiếp tục duy trì mức tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu và có thể tận dụng được một cách có hiệu quả các hiệp định FTA thế hệ mới trong thời gian tới, đòi hỏi phải có cái nhìn tổng thể về hoạt động xuất khẩu của Việt Nam dưới các góc độ về xu hướng chung và theo cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Thông qua bài viết “Bức tranh xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007-2019 và 6 tháng đầu năm 2020”, nhóm tác giả Trần Thị Ngọc Phương, Trần Thị Lan Hương, Trần Xuân Bình thực hiện đánh giá một số kết quả đạt được trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra một số định hướng cho hoạt động này.

Kế hoạch tổng thể và lộ trình áp dụng đấu thầu qua mạng giai đoạn 2016- 2025 đã đi được nửa chặng đường và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần nâng cao tỷ lệ tiết kiệm trong đấu thầu, nâng cao tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những hạn chế, như: tỷ lệ đấu thầu qua mạng không đạt chỉ tiêu theo lộ trình quy định; tính cạnh tranh, hiệu quả kinh tế của đấu thầu qua mạng chưa được khai thác tối đa; tổng giá trị gói thầu đấu thầu qua mạng chiếm tỷ trọng chưa cao… Để khắc phục những hạn chế này, thời gian tới cần thực hiện nhiều giải pháp. Thông qua bài viết, “Nâng cao chất lượng hoạt động đấu thầu qua mạng tại Việt Nam”, tác giả Lê Vũ Sao Mai đánh giá hoạt động đấu thầu qua mạng trong nửa đầu giai đoạn 2016- 2025, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp để thực hiện tốt công tác này trong thời gian còn lại của kế hoạch.

Cùng với những nội dung trên, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Nguyễn Chí Dũng: Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục khẳng định vai trò cơ quan kiến tạo, tham mưu chiến lược trong bối cảnh Covid-19

Trần Hào Hùng: Luật Đầu tư năm 2020: Nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút nguồn lực đầu tư

Bùi Anh Tuấn: Đơn giản hóa thủ tục gia nhập thị trường cho doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Nguyễn Đức Long: Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư nhà nước trong bối cảnh hiện nay

Phạm Xuân Trường: Phương pháp chỉ số đánh giá mức độ bền vững của nợ công và áp dụng cho trường hợp của Việt Nam

Trần Thị Ngọc Phương, Trần Thị Lan Hương, Trần Xuân Bình: Bức tranh xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007-2019 và 6 tháng đầu năm 2020

Lê Vũ Sao Mai: Nâng cao chất lượng hoạt động đấu thầu qua mạng tại Việt Nam

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Đặng Thành Đạt: Thu hút đầu tư thiên thần vào startup tại Việt Nam...........................

Nguyễn Hữu Hiếu: Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0

Đỗ Văn Thắng: Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

Đỗ Thanh Hương: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Phí Thị Thu Trang: Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội

Triệu Thị Thu Hằng: Phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam

Phạm Quang Thao, Hà Hữu Đức: Nhận diện các rủi ro trong phát triển xã hội ở Việt Nam: Những vấn đề cần khắc phục

Đặng Hoàng Hưng: Phát triển du lịch biển, đảo ở Việt Nam hiện nay

Bùi Văn Quang: Marketing điện tử và các phương pháp vận dụng đối với hàng xuất khẩu

Vũ Tuấn Hiệp: Phát triển thị trường cung ứng dịch vụ đào tạo quản trị doanh nghiệp của các công ty tư vấn quản lý

NHÌN RA THẾ GiỚI

Bùi Xuân Dũng: Kinh nghiệm thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn ở một số quốc gia và gợi ý cho Việt Nam

Thipphavanh Southammavong, Vatthana Vansyli: Thực trạng phát triển ngành sản xuất điện năng của nước CHDCND Lào theo hướng bền vững

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Đỗ Văn Tính: Giải pháp nào cho du lịch miền Trung “hậu” Covid-19?

Nguyễn Thị Bích Vân, Lê Thị Thanh Hiền: Giải pháp khai thác các hoạt động du lịch đêm tại TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Hữu Phúc: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang

Lê Hữu Phương: Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Quảng Ninh hiện nay: Nhìn từ những nhân tố tác động

Hoàng Thị Đôi: Quy hoạch phát triển nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La - Lý luận và thực tiễn

Thạch Phước Bình: Để tỉnh Trà Vinh trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Bùi Văn Trịnh, Nguyễn Thị Kim Thoa: Nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại BIDV Tây Đô, TP. Cần Thơ

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Nguyen Chi Dung: Ministry of Planning and Investment continues to affirm the role as a tectonic and strategic advisory agency in the context of Covid-19 pandemic

Tran Hao Hung: The Law on Investment 2020: Enhance the quality and efficiency of attracting investment resources

Bui Anh Tuan: Simplifying market access procedures for businesses so as to improve the investment environment and enhance national competitiveness

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Nguyen Duc Long: Improve the efficiency of management of state capital in the current context

Pham Xuan Truong: The index method to assess public debt sustainability and application to Vietnam

Tran Thi Ngoc Phuong, Tran Thi Lan Huong, Tran Xuan Binh: Vietnam’s export picture over the period 2007-2019 and the first 6 months of 2020

Le Vu Sao Mai: Strengthen the quality of online bidding activities in Vietnam

RESEARCH - DISCUSSION

Dang Thanh Dat: Attract angel investment to startups in Vietnam

Nguyen Huu Hieu: Support startups in Vietnam in the context of the Fourth Industrial Revolution

Do Van Thang: Some schemes to promote electronics industry in Vietnam in the current context

Do Thanh Huong: Development of e-banking services in Vietnamese commercial banks

Phi Thi Thu Trang: Improve the efficiency of social policy credit

Trieu Thi Thu Hang: To boost financial leasing activities in Vietnam

Pham Quang Thao, Ha Huu Duc: Identify the risks in social development in Vietnam: Some problems to be resolved

Dang Hoang Hung: To promote sea and island tourism in Vietnam today

Bui Van Quang: E-marketing and its application to export goods

Vu Tuan Hiep: Expand supply market for management training of management consulting firms

WORLD OUTLOOK

Bui Xuan Dung: Experiences in implementing circular economy in some countries and suggestions for Vietnam

Thipphavanh Southammavong, Vatthana Vansyli: The reality of electricity production in Lao PDR towards sustainability

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Do Van Tinh: What are solutions for tourism in the Central region in the post-Covid-19 pandemic?

Nguyen Thi Bich Van, Le Thi Thanh Hien: Schemes to exploit night tourism activities in Ho Chi Minh City

Nguyen Huu Phuc: To boost Kien Giang province’s tourism

Le Huu Phuong: Expand Quang Ninh province’s tourism: Seen from influential factors

Hoang Thi Doi: Master plan for agricultural development of goods in Son La province - Theory and practice

Thach Phuoc Binh: To drive Tra Vinh province to be a marine economic center of the Mekong Delta region

Bui Van Trinh, Nguyen Thi Kim Thoa: Enhance the quality of personal credit at BIDV Tay Do, Can Tho city