Với vai trò là các tổ chức trung gian tài chính, các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam tạo sự kết nối rất quan trọng giữa khu vực tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế trong môi trường ngày càng bị cạnh tranh gay gắt bởi các tổ chức tài chính phi ngân hàng và các ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, sự gia tăng sức ép cạnh tranh sẽ tác động đến ngành ngân hàng như thế nào còn phụ thuộc một phần vào khả năng thích nghi và hiệu quả hoạt động của chính các ngân hàng trong môi trường mới này. Các ngân hàng không có khả năng cạnh tranh sẽ được thay thế bằng các ngân hàng có hiệu quả hơn, điều này cho thấy chỉ có các ngân hàng có hiệu quả nhất mới có lợi thế về cạnh tranh. Như vậy, hiệu quả trở thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự suy thoái hay phát triển của ngân hàng trong môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng. Thông qua bài viết, “Ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”, tác giả Võ Minh Long, Võ Thị Thu Thảo đánh giá sự ảnh hưởng của Đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra một số hàm ý quản trị.

Có rất nhiều chỉ tiêu được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Dưới góc độ tài chính, dòng tiền tự do (số tiền mặt từ hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp tạo ra sau khi đã tính toán các khoản chi tiêu) có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết, đặc biệt, tại Việt Nam khi đầu tư của doanh nghiệp bị hạn chế và phần lớn được tài trợ bởi các nguồn vốn nội bộ. Bài viết, “Dòng tiền tự do và hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết tại Việt Nam”, nhóm tác giả Lê Tấn Lợi, Nguyễn Văn Tuấn nghiên cứu về mối quan hệ giữa dòng tiền tự do và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam, qua đó giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn xu hướng tài chính của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đầu tư sáng suốt, đồng thời giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp có những đánh giá bao quát về hiệu quả tài chính trong quá khứ cũng như tiềm năng lợi nhuận và tăng trưởng tương lai.

Cùng với ngành may mặc, công nghiệp điện tử là ngành có tốc độ toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ. Trong những năm gần đây, công nghiệp điện tử được ghi nhận là ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, năm 2017 đóng góp 28,9% tổng kim ngạch xuất khẩu trong và 14% cho GDP. Tuy nhiên, những thành tích này chủ yếu từ đóng góp của các DN đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), như: Samsung, LG, Cannon, Panasonic. Bài viết, “Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử”, tác giả Nguyễn Thị Minh Thư làm rõ thực trạng và đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các hàm ý chính sách nhằm khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong nền kinh tế tri thức, giá trị của các tài sản hữu hình ngày càng mất ưu thế so với các tài sản vô hình, như: thương hiệu, bằng sáng chế và bí quyết thương mại. Những tài sản vô hình đều do nhân tài tạo ra. Ý thức được điều này, các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến nguồn lực cốt yếu này và đang dịch chuyển từ quản trị nhân lực theo kiểu truyền thống sang quản trị nhân tài. Bài viết, “Quản trị nhân tài: Quan niệm, hiện trạng và hướng nghiên cứu”, tác giả Đỗ Xuân Trường tập trung trao đổi về quan niệm nhân tài và quản trị nhân tài, chia sẻ về hiện trạng quản trị nhân tài trên thế giới và ở Việt Nam, tóm tắt tình hình nghiên cứu về quản trị nhân tài ở Việt Nam và gợi ý một số hướng nghiên cứu.

Thương mại điện tử đã và đang là xu hướng tất yếu trong giao dịch thương mại, từng bước thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân và phương thức kinh doanh của doanh nghiệp. Ở Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử luôn đạt từ 25%-30%/năm trong những năm vừa qua. Tính riêng năm 2019, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam đạt 27% với tổng doanh thu bán lẻ B2C (Business to customer) đạt 13 tỷ USD. Thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro, đặc biệt về vấn đề bảo mật dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng trực tuyến. Bài viết, “Tác động của các nhân tố bảo vệ dữ liệu cá nhân đến hành vi của người tiêu dùng trực tuyến”, nhóm tác giả Nguyễn Hồng Quân, Phạm Thị Xuyến, Nguyễn Thị Thủy, Đinh Xuân Phan Anh tìm hiểu tác động từ các yếu tố bảo mật dữ liệu cá nhân tới sự sẵn sàng cung cấp thông tin cá nhân của người tiêu dùng trực tuyến, có ý nghĩa thực tiễn đối với phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay.

Cùng với những nội dung trên, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

Võ Minh Long, Võ Thị Thu Thảo: Ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Lê Tấn Lợi, Nguyễn Văn Tuấn: Dòng tiền tự do và hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết tại Việt Nam

Nguyễn Đạt: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ thẻ ATM tại BIDV Trà Vinh

Bùi Văn Trịnh, Đoàn Lê Thanh Hoài: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ phi tín dụng tại HDBank Vĩnh Long

Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Hồng Vũ: Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Sacombank Nhà Bè

Nguyễn Thị Minh Thư: Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử

Nguyễn Huỳnh Phước Thiện, Hồ Đức Hùng, Võ Hùng Dũng: Chiến lược marketing địa phương nhằm phát triển du lịch TP. Cần Thơ

Đỗ Xuân Trường: Quản trị nhân tài: Quan niệm, hiện trạng và hướng nghiên cứu

Huỳnh Tấn Khương, Trần Minh Nam, Phan Quỳnh Trúc Linh: Tác động của Động cơ làm việc, Niềm tin ở tổ chức đến hành vi thực hiện công việc của kế toán viên tại các doanh nghiệp xây lắp tỉnh Trà Vinh

Nguyễn Thị Thu Hà: Mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tri thức trong các trường đại học công lập Việt Nam

Phạm Thị Thanh Nhàn: Ảnh hưởng của Vốn tâm lý đến Năng lực cá nhân của sinh viên tại một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội

Nguyễn Duy Tuấn, Nguyễn Hải Linh, Lê Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Bình, Lê Diệu Thuý: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết tin giả của sinh viên qua mạng xã hội trên địa bàn TP. Hà Nội

Hoàng Văn Hảo: Ảnh hưởng của Cảm nhận tham nhũng tới Tinh thần doanh nhân: Nghiên cứu trường hợp các cơ sở kinh doanh lưu trú ở Việt Nam

Nguyễn Đức Kiên, Trần Công Dũng, Nguyễn Quang Phục: Đánh giá tác động của phát triển du lịch homestay tới đời sống của người dân vùng đệm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Nguyễn Minh Triết, Trịnh Diệu Hiền: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê ngoài DVKT của các DNNVV dựa trên lý thuyết TCE và RBV

Lê Đăng Hiển, Lê Văn Nam: Ý định sử dụng trí tuệ nhân tạo trong học tập của sinh viên: Tổng quan nghiên cứu và khung phân tích

Phạm Đình Tuân: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng các ứng dụng học tập trực tuyến của sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Hồng Quân, Phạm Thị Xuyến, Nguyễn Thị Thủy, Đinh Xuân Phan Anh: Tác động của các nhân tố bảo vệ dữ liệu cá nhân đến hành vi của người tiêu dùng trực tuyến

Nguyễn Thành Trung: Tương tác và cải thiện trong mô hình thương hiệu địa phương

Trần Minh Thu, Nguyễn Thị Mai Anh: Ảnh hưởng của hành vi công dân tổ chức đến kết quả kinh doanh của các DNNVV Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ

Đào Minh Hoàng: Mô hình lý thuyết các nhân tố tác động tới mức độ áp dụng telehealth tại các cơ sở y tế tại Việt Nam

Phạm Hùng Cường: Hoạt động marketing mix của các chuỗi cửa hàng tiện tích tại TP. Hồ Chí Minh

Võ Thị Tâm: Ảnh hưởng của bền vững doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên trong các doanh nghiệp du lịch

Phạm Hương Trang: Mô hình hình ảnh điểm đến trong xây dựng thương hiệu du lịch

Lưu Công Thường: Phân tích SWOT về chiến lược kinh doanh của Alibaba

Ngô Thanh Phong: Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản lượng nông nghiệp tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

Võ Thanh Hiền: Các nhân tố tác động đến ý định sử dụng các ứng dụng mua sắm thời trang trên điện thoại di động của người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh

Bùi Thanh Bình: Thực trạng và kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục cho học sinh trung học phổ thông vùng dân tộc thiểu số tại tỉnh Lai Châu

IN THIS ISSUE

Vo Minh Long, Vo Thi Thu Thao: Effect of financial leverage on the operational efficiency of joint stock commercial banks in Vietnam

Le Tan Loi, Nguyen Van Tuan: Free cash flow and financial efficiency of listed companies in Vietnam

Nguyen Dat: Research on customer satisfaction with ATM card service quality at BIDV Tra Vinh

Bui Van Trinh, Doan Le Thanh Hoai: Determinants of inpidual customer satisfaction with non-credit banking services at HDBank Vinh Long

Nguyen Van Tien, Nguyen Hong Vu: Solutions to the improvement of human resource management at Sacombank Nha Be

Nguyen Thi Minh Thu: Vietnamese SMEs in the global supply chain of electronics industry

Nguyen Huynh Phuoc Thien, Ho Duc Hung, Vo Hung Dung: Local marketing strategy for tourism development in Can Tho city

Do Xuan Truong: Talent management: Concepts, current situation and research direction

Huynh Tan Khuong, Tran Minh Nam, Phan Quynh Truc Linh: The impact of work motivation, belief in the organization on job performance behavior of accountants at construction enterprises in Tra Vinh province

Nguyen Thi Thu Ha: Model of factors affecting knowledge management in Vietnamese public universities

Pham Thi Thanh Nhan: Influence of psychological capital on personal capacity of students in several Hanoi-based universities

Nguyen Duy Tuan, Nguyen Hai Linh, Le Thi Van Anh, Nguyen Thi Binh, Le Dieu Thuy: A study on factors affecting students’ ability to recognize fake news via social networks in Hanoi

Hoang Van Hao: Effect of corruption perceptionon on entrepreneurship: The case of accommodation establishments in Vietnam

Nguyen Duc Kien, Tran Cong Dung, Nguyen Quang Phuc: Assess the impact of homestay tourism development on the lives of people in the buffer zone of Phong Nha - Ke Bang National Park

Nguyen Minh Triet, Trinh Dieu Hien: Model of factors affecting SMEs’ decision to use outsourcing accounting services based on theories of TCE and RBV

Le Dang Hien, Le Van Nam: Students’ intention to use artificial intelligence in learning: Literature review and analytical framework

Pham Dinh Tuan: Factors affecting students’ decision to use online learning applications in Ho Chi Minh City

Nguyen Hong Quan, Pham Thi Xuyen, Nguyen Thi Thuy, Dinh Xuan Phan Anh: Impact of factors of personal information protection on online consumers’ behavior

Nguyen Thanh Trung: Interaction and improvement in the local brand model

Tran Minh Thu, Nguyen Thi Mai Anh: Effects of organizational citizenship behavior on business performance of Vietnamese SMEs in service sector

Dao Minh Hoang: Theoretical model of factors affecting telehealth adoption in health care facilities in Vietnam

Pham Hung Cuong: Marketing mix activities of convenience store chains in Ho Chi Minh City

Vo Thi Tam: Impact of corporate sustainability on employee engagement in tourism businesses

Pham Huong Trang: Model of destination image in tourism branding

Luu Cong Thuong: SWOT analysis of Alibaba’s business strategy

Ngo Thanh Phong: Factors affecting the value of agricultural output in Cai Lay district, Tien Giang province

Vo Thanh Hien: Determinants of Ho Chi Minh city-based consumers’ intention to use fashion shopping applications on mobile phones

Bui Thanh Binh: Current situation and results of implementing support policies for high school students in ethnic minority areas in Lai Chau province