Ở Việt Nam, đầu tư công chủ yếu dành cho phát triển kết cấu hạ tầng của nền kinh tế. Mức vốn đầu tư công của Việt Nam thường dao động và phụ thuộc mạnh vào tình hình kinh tế. Trong trường hợp suy thoái kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp cao, mức vốn đầu tư công tăng mạnh, nhưng sẽ giảm ngay, nếu nền kinh tế tăng trưởng nhanh và lạm phát cao. Tuy nhiên, tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế vẫn còn là vấn đề tranh luận. Vì vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, đảm bảo phát triển bền vững, trong đó đầu tư công đóng vai trò là động lực của nền kinh tế, thì yêu cầu đặt ra là cần nghiên cứu tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế để tìm ra biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bài viết, “Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam: Góc nhìn thực nghiệm từ mô hình VAR”, tác giả Nguyễn Thị Kim Chung sử dụng mô hình VAR để đánh giá tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1995-2019, Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất những giải pháp giải quyết mối quan hệ tác động giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn tới.

Lao động, công nghệ và vốn là 3 yếu tố cơ bản trong mô hình tăng trưởng kinh tế. Ngoài vốn vật chất, thì vốn con người cũng được xem có ảnh hưởng tích cực đến quy mô kinh tế địa phương. Vốn con người được khái niệm là một nguồn vốn vô hình gắn với con người và thể hiện qua kết quả làm việc trong quá trình sản xuất. Vốn con người được hình thành trên cơ sở tình trạng sức khỏe, đào tạo tại chỗ, giáo dục chính quy, các chương trình đào tạo đối với người lớn và sự di chuyển trong quá trình tìm kiếm các cơ hội việc làm tốt hơn. Bài viết “Ứng dụng thống kê không gian phân tích lan tỏa không gian của chi tiêu công cho y tế, đầu tư công và lao động đến GRDP các tỉnh, thành phố tại Việt Nam” nhóm tác giả Lê Trung Kiên, Nguyễn Văn Sĩ tiếp cận vốn con người theo góc độ chi phí và đo lường vốn con người bằng chi tiêu công cho y tế dựa trên dữ liệu Niên giám Thống kê do Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố giai đoạn 2010-2017.

Với vai trò là tổ chức tài chính trung gian quan trọng trong nền kinh tế, các NHTM mang đặc thù là tổ chức kinh doanh “tiền”, có độ rủi ro cao và mức độ ảnh hưởng lớn. Vì vậy, thị trường và công chúng phản ứng rất nhạy cảm đối với bất kỳ khó khăn tiềm tàng nào phát sinh từ các yếu kém trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Thông qua bài viết, “Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại và vĩ mô đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam”, tác giả Phạm Đăng Tuấn xác định các yếu tố nội tại và vĩ mô có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012- 2018, qua đó giúp các ngân hàng có thể đưa ra các quyết định phù hợp về chính sách và điều hành hệ thống NHTM.

Thời gian gần đây, hàng loạt cổ phiếu bị kiểm soát, tạm ngừng giao dịch và hủy niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc một số DN có nguy cơ phá sản, đe dọa đến khả năng hoạt động liên tục trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư. Theo số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2019, có 89,282 DN rút lui khỏi thị trường (tăng 20.2% so với năm 2018), bao gồm: 28,731 DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 5.9%), 43,711 DN chờ giải thể (tăng 41.7%), 16,840 DN hoàn tất thủ tục giải thể (tăng 3.2%). Trung bình mỗi tháng có 7,440 DN rút lui khỏi thị trường. Trước thực trạng hàng vạnDN phá sản hoặc có nguy cơ phá sản, đe dọa đến khả năng hoạt động liên tục của DN, thì việc tìm hiểu các nhân tố tác động đến khả năng hoạt động liên tục của các DN được rất nhiều nhóm đối tượng quan tâm. Thông qua bài viết “Các nhân tố tác động đến khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất niêm yết trên HOSE”, nhóm tác giả Trần Thị Thanh Hải, Dương Thị Lan, Phạm Thị Thanh Mai tìm hiểu thực trạng về nguy cơ phá sản, khả năng hoạt động liên tục của các DN thuộc nhóm ngành sản xuất niêm yết trên HOSE, đồng thời xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng các nhân tố tác động đến khả năng hoạt động liên tục của các DN này.

Rủi ro tín dụng của các ngân hàng được coi là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới tính thanh khoản của ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2010. Các ngân hàng chắc chắn cần một công cụ đo lường để ước tính nguy cơ vỡ nợ của mình bằng xác suất vỡ nợ. Do đó, việc quản lý rủi ro tín dụng sẽ giúp các ngân hàng giảm xác suất vỡ nợ. Xác suất vỡ nợ của ngân hàng càng thấp, xếp hạng tín dụng của ngân hàng càng cao, cải thiện hình ảnh, độ tin cậy của các ngân hàng với công chúng, đặc biệt là người gửi tiền và người cho vay. Thông qua bài viết, “Quản trị doanh nghiệp và rủi ro vỡ nợ của ngân hàng: Xác suất vỡ nợ, khoảng cách tới vỡ nợ”, nhóm tác giả Đào Thị Thanh Bình, Phạm Thị Ngọc Hoa nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp và rủi ro vỡ nợ của ngân hàng, từ đó đưa ra các hàm ý chính sách giúp nhà quản lý hoặc chủ sở hữu của các ngân hàng tìm giải pháp hoặc chiến lược quản lý phù hợp để làm giảm ảnh hưởng của các yếu tố này tới xác suất vỡ nợ của các ngân hàng.

Liên minh châu Âu (EU) là một trong các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu, EU là thị trường lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm tỷ trọng từ 17%-18% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. EVFTA dự kiến giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với khi không có Hiệp định (Bộ Công Thương, 2020). Hiện nay, thủy sản cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu có tỷ trọng lớn của Việt Nam vào EU. Vì vậy, EVFTA sẽ có những tác động nhất định đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU nói chung và sản phẩm cá ngừ nói riêng. Bài viết, “Hiệp định EVFTA: Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu cá ngừ Việt Nam”, nhóm tác giả Trần Thùy Chi, Nguyễn Thị Trâm Anh, Nguyễn Thị Kim Anh thực hiện thăm dò ý kiến của doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ về cơ hội và thách thức của EVFTA mang lại cho hoạt động xuất khẩu.

Cùng với những nội dung trên, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

Nguyễn Thị Kim Chung: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam: Góc nhìn thực nghiệm từ mô hình VAR

Lê Trung Kiên, Nguyễn Văn Sĩ: Ứng dụng thống kê không gian phân tích lan tỏa không gian của chi tiêu công cho y tế, đầu tư công và lao động đến GRDP các tỉnh, thành phố tại Việt Nam

Phạm Đăng Tuấn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại và vĩ mô đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam

Trần Thị Thanh Hải, Dương Thị Lan, Phạm Thị Thanh Mai: Các nhân tố tác động đến khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất niêm yết trên HOSE

Đào Thị Thanh Bình, Phạm Thị Ngọc Hoa: Quản trị doanh nghiệp và rủi ro vỡ nợ của ngân hàng: Xác suất vỡ nợ, khoảng cách tới vỡ nợ

Trần Thùy Chi, Nguyễn Thị Trâm Anh, Nguyễn Thị Kim Anh: Hiệp định EVFTA: Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu cá ngừ Việt Nam

Đinh Thái Quang: Tác động của thể chế kinh tế đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến, chế tạo vùng Đồng bằng sông Hồng

Huỳnh Phước Nghĩa: Các nhân tố tác động đến lựa chọn nhà cung cấp trong thị trường nhà ở tại TP. Hồ Chí Minh

Lê Thanh Tuấn, Bùi Văn Trịnh: Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra thuế trên địa bàn TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

Thái Doãn Hồng, Phước Minh Hiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp du lịch trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Ngọc Duy Phương, Trịnh Thị Thùy Dương: Mối quan hệ giữa hành vi tham gia của bệnh nhân và lòng trung thành đối với cơ sở khám chữa bệnh

Uông Phan Thế Bình, Nguyễn Thanh Hùng: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động: Nghiên cứu tại Công ty Nhiệt điện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh

Hoàng Văn Huệ: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất khu vực Đồng bằng sông Hồng

Nguyễn Thị Thu Hằng, Đặng Hồ Phương Thoa: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng khi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT tại TP. Hồ Chí Minh

Trần Kim Dung, Bùi Thị Phương Linh: Ảnh hưởng của Môi trường cạnh tranh đến mối quan hệ giữa Hệ thống làm việc hiệu suất cao và Hiệu quả dịch vụ trong các NHTMCP tại TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Xuân Nhĩ, Lê Thị Huyền Nhung, Lê Minh Trường: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking đối với khách hàng cá nhân tại TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Văn Minh: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc di cư đến quản trị nguồn nhân lực quốc tế

Nguyễn Minh Tuấn: Tác động của năng lực kinh doanh thương mại đến hiệu suất kinh doanh của DN công nghiệp hỗ trợ nhỏ và vừa ngành cơ khí trên địa bàn Hà Nội

Lê Thị Minh Huệ: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa

Giang Hán Minh, Nguyễn Ngọc Duy Phương, Huỳnh Thanh Tú: Đề xuất khung phân tích về vốn tâm lý, căng thẳng nghề nghiệp và sự gắn kết với công việc của các nhân viên y tế

Trịnh Thùy Anh, Nguyễn Thế Khải, Đỗ Thị Thanh Trúc: Tác động của sự tương thích giá trị với người quản lý trực tiếp và tự chủ công việc đối với hành vi chủ động ngăn ngừa sai sót và hiệu quả làm việc của nhân viên

Nguyễn Nam Hải: Nhận diện văn hóa tổ chức trong doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn Hà Nội

Đoàn Hiếu: Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn chương trình du học tại chỗ bậc đại học khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam

Hoàng Hà, Trịnh Lê Tân: Đánh giá sự sẵn sàng khởi nghiệp của sinh viên - Nghiên cứu thực nghiệm tại Đà Nẵng

Nguyễn Thị Thúy Duyên: Nghiên cứu động cơ, sự kỳ vọng và mức độ chuẩn bị học đại học của sinh viên ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống

Trần Thị Bích Liên: Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Nguyễn Thị Anh: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định gửi con đi du học nước ngoài của phụ huynh học sinh ở Việt Nam

IN THIS ISSUE

Nguyen Thi Kim Chung: Impact of public investment on economic growth in Vietnam: An empirical study of VAR model

Le Trung Kien, Nguyen Van Si: Application of spatial statistics to analyze the spillover effect of public spending on health, public investment and labor on GRDP in provinces and cities in Vietnam

Pham Dang Tuan: Influence of intrinsic and macro factors on profitability of Vietnamese commercial banks

Tran Thi Thanh Hai, Duong Thi Lan, Pham Thi Thanh Mai: Factors affecting the ability to keep the business as a going concern of manufacturers listed on HOSE

Dao Thi Thanh Binh, Pham Thi Ngoc Hoa: Corporate governance and default risk of banks: Default probability and distance to default

Tran Thuy Chi, Nguyen Thi Tram Anh, Nguyen Thi Kim Anh: EVFTA: Opportunities and challenges for Vietnam’s tuna export

Dinh Thai Quang: Impact of economic institution on the performances of manufacturing firms in the Red River Delta

Huynh Phuoc Nghia: Factors influencing supplier selection in Ho Chi Minh City-based housing market

Le Thanh Tuan, Bui Van Trinh: Improve the quality of tax inspection in Soc Trang city, Soc Trang province

Thai Doan Hong, Phuoc Minh Hiep: Factors affecting human resource development of tourism enterprises in Ho Chi Minh City

Nguyen Ngoc Duy Phuong, Trinh Thi Thuy Duong: Relationship between patient’s participation behavior and loyalty towards healthcare providers

Uong Phan The Binh, Nguyen Thanh Hung: Determinants of work motivation of employees: The case of Duyen Hai Thermal Power Plant, Tra Vinh province

Hoang Van Hue: Factors affecting the application of management accounting to manufacturers in the Red River Delta

Nguyen Thi Thu Hang, Dang Ho Phuong Thoa: Enhance customer satisfaction with health insurance cards in Ho Chi Minh City

Tran Kim Dung, Bui Thi Phuong Linh: Impact of Competitive environment on the relationship between High-performance work system and Business performance at joint stock commercial banks in Ho Chi Minh City

Nguyen Xuan Nhi, Le Thi Huyen Nhung, Le Minh Truong: Factors affecting the intention to use Internet banking service of inpidual customers in Ho Chi Minh City

Nguyen Van Minh: A study on the effects of migration on management of international human resource

Nguyen Minh Tuan: Influence of commercial business capacity on business performance of supporting SMEs in the mechanical engineering industry in Hanoi

Le Thi Minh Hue: Factors affecting aquaculture development and seafood consumption in the coastal area of Thanh Hoa province

Giang Han Minh, Nguyen Ngoc Duy Phuong, Huynh Thanh Tu: Propose an analytical framework on psychological capital, occupational stress and work engagement of health workers

Trinh Thuy Anh, Nguyen The Khai, Do Thi Thanh Truc: Impact of person-supervisor value congruence and job autonomy on problem prevention behavior and job performance of employees

Nguyen Nam Hai: Explore organizational culture in Hanoi-based IT enterprises

Doan Hieu: Determinants of the decision to choose on-site study abroad programs at university level for faculties of economics and business administration in VietnamHoang Ha, Trinh Le Tan: Evaluate the entrepreneurial readiness of students in Da Nang

Nguyen Thi Thuy Duyen: Research on the motivation, expectation, and preparedness for higher education of students pursuing Restaurant and Food Service Management Major Tran Thi Bich Lien: To boost organic agriculture in Dong Thap province

Nguyen Thi Anh: A research model of factors affecting Vietnamese parents’ intention to send their children to study abroad