Sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19 tại Đà Nẵng vào tháng 7/2020 đã dẫn đến việc tái áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội tại một số tỉnh/thành phố. Những khó khăn âm ỉ của đợt dịch lần thứ nhất vẫn còn chưa được giải quyết, cùng với khả năng dịch bùng phát lần thứ 2 khiến giới chuyên gia e ngại nền kinh tế Việt Nam rất khó để đạt được kết quả tăng trưởng như kỳ vọng. Trong bối cảnh như vậy, việc Chính phủ phối hợp các chính sách tài khóa, tiền tệ như thế nào để hạn chế sự suy giảm của nền kinh tế thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội. Thông qua bài viết, “Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 lên nền kinh tế Việt Nam và vai trò của các chính sách tài khóa, tiền tệ”, tác giả Trương Thu Hà sẽ làm rõ hơn những nội dung này.

Kể từ khi Nghị quyết số 35/NQ-CP, ngày 16/5/2016 được ban hành, cùng với các nghị quyết khác về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (Nghị quyết số 19/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP, Nghị quyết số 139/NQ-CP, Chỉ thị số 09/CT-TTg), nhiều cải cách hành chính đã được tích cực triển khai với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho việc gia nhập, hoạt động trên thị trường của doanh nghiệp. Cùng với đó, Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực đã tạo tiền đề cho số lượng doanh nghiệp mới và số vốn đăng ký trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019 liên tục tăng trưởng và đạt mức kỷ lục, vượt trội so với giai đoạn 2011-2015. Bài viết, “Cải cách hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp giai đoạn từ năm 2016 đến nay”, nhóm tác giả Nguyễn Thanh Hòa, Trần Thị Phương Thảo sẽ đưa ra một số nét nổi bật về cải cách hành chính giai đoạn từ năm 2016 đến nay, đồng thời đưa ra một số nhiệm vụ trong thời gian tới.

Đầu tư công là một trong những chính sách quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia, nhất là những nước đang phát triển. Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế có sự khác nhau trong ngắn hạn hay dài hạn, là do chiến lược phân bổ vốn đầu tư công và cách thức quản lý đầu tư của mỗi quốc gia. Nhìn lại và đánh giá mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995-2019, tác giả đề xuất những khuyến nghị để nâng cao chất lượng đầu tư công, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Thông qua bài viết, “Đầu tư công và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995-2019: Thực trạng và những khuyến nghị”, tác giả Nguyễn Thị Kim Chung đánh giá thực trạng đầu tư công của Việt Nam trong giai đoạn 1995-2019, trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị.

Trong những năm qua, vượt lên trên những yêu cầu khắt khe, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã tìm được con đường riêng để thâm nhập vào thị trường khó tính châu Âu. Tuy nhiên, việc phải cạnh tranh với các tập đoàn lớn đến từ các nền kinh tế phát triển hơn khiến các DN xuất khẩu Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Yếu tố khoảng cách địa lý lớn từ Việt Nam tới châu Âu (9.000 km) cũng là một rào cản khác buộc các DN Việt Nam cần đưa ra lộ trình hợp lý và tính toán kỹ lưỡng nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình vận chuyển. Vì vậy, để thỏa mãn được thị trường châu Âu, DN cần đảm bảo tăng tính hiệu quả của chuỗi cung ứng toàn cầu.Bài viết “Quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vào thị trường châu Âu” của tác giả Vũ Mạnh Hưng sẽ làm rõ hơn những nội dung này.

Là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, trong những năm qua, ngành da giày luôn đạt được tốc độ tăng trưởng ngoạn mục. Đặc biệt, việc ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, như: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã mở ra cơ hội phát triển lớn cho ngành da giày. Bài viết “Phát triển ngành da giày trong giai đoạn hiện nay”, tác giả Phạm Ngọc Duy sẽ đánh giá cơ hội, thách thức, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động của ngành da dày Việt Nam thời gian tới.

Thời gian qua, chính sách tuyển dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM) ngày càng được hoàn thiện. Nhờ đó đã thu hút được nhiều cán bộ trẻ, được đào tạo bài bản, bổ sung kịp thời nhu cầu lao động ở các vị trí nghiệp vụ chủ yếu và từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy vậy, ngành ngân hàng vẫn đang tồn tại tình trạng nguồn nhân lực “vừa thừa, lại vừa thiếu”, đặc biệt là nhân lực cấp cao. Đại dịch Covid-19, với những tác động tiêu cực tới hoạt động của ngành ngân hàng, đã khiến các các NHTM phải xem xét các kế hoạch duy trì hoạt động kinh doanh nhằm ứng phó với những khó khăn đã và sẽ phải đối mặt. Đây cũng là thời điểm để các ngân hàng xem xét, tái cơ cấu và có những định hướng phù hợp trong vấn đề nhân sự. Bài viết, “Thực trạng nhân sự tại các ngân hàng thương mại trong bối cảnh đại dịch Covid-19”, nhóm tác giả Nguyễn Lê Nhân, Mai Thị Quỳnh Như đánh giá thực trạng công tác nhân sự các ngân hàng, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp trong thời gian tới.

Cùng với những nội dung trên, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Trương Thu Hà: Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 lên nền kinh tế Việt Nam và vai trò của các chính sách tài khóa, tiền tệ

Nguyễn Thanh Hòa, Trần Thị Phương Thảo: Cải cách hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp giai đoạn từ năm 2016 đến nay

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Nguyễn Thị Kim Chung: Đầu tư công và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995-2019: Thực trạng và những khuyến nghị

Nguyễn Thị Việt Anh: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh nhằm phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Vũ Mạnh Hưng: Quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vào thị trường châu Âu

Phạm Ngọc Duy: Phát triển ngành da giày trong giai đoạn hiện nay

Nguyễn Thị Thu Trang: Liên minh chiến lược trong ngành bán lẻ tại Việt Nam

Huỳnh Văn Đặng, Nguyễn Ngọc Thứ, Nguyễn Hoàng Thiên Kim: Giải pháp phát triển bền vững cho các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam giữa đại dịch Covid-19

Nguyễn Lê Nhân, Mai Thị Quỳnh Như: Thực trạng nhân sự tại các ngân hàng thương mại trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Nguyễn Đức Dương, Phạm Thị Ngoan: Nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Nguyễn Thanh Tuấn: Sàn giao dịch công nghệ - Yếu tố quan trọng trong phát triển tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ hiện nay

Trần Thị Minh Hòa: Ngành sữa Việt Nam trước bối cảnh hội nhập quốc tế

Hà Thị Thu Phương, Thái Vân Hà: Giải pháp huy động nguồn lực tài chính phát triển trường đại học tư thục tại Việt Nam

Lê Thị Ngọc Diệp: Công bằng tổ chức và động lực làm việc của giảng viên: Vấn đề cần quan tâm của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam

Tạ Cao Phong, Trần Hữu Dào: Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ phần 22 - Bộ Quốc phòng

NHÌN RA THẾ GIỚI

Võ Hữu Phước: Phát triển kinh tế tuần hoàn: Kinh nghiệm của các nước châu Âu và một số đề xuất đối với Việt Nam

Phạm Thị Hạnh, Phùng Thị Quỳnh Trang: Kinh nghiệm phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp xã hội tại Hàn Quốc và hàm ý chính sách đối với Việt Nam

Mai Hoàng Anh: Kinh nghiệm quốc tế về chính sách phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong trường đại học

Phoutthavan Suvannala: Một số giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Lào

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Đặng Thị Hồng Hoa: Kết hợp hài hoà phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường ở TP. Hà Nội - Vấn đề đặt ra và giải pháp

Trần Minh Ngọc: Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Đinh Trường Sơn, Lưu Thế Vinh: Kinh nghiệm quản lý nhà nước về kinh tế tập thể và gợi ý cho huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

Đỗ Thị Thu Thảo: Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp tư nhân nhằm thúc đẩy khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Đinh Thanh Giàu, Bùi Văn Trịnh: Nâng cao chất lượng dịch vụ chi trả lương hưu tại Bảo hiểm xã hội huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang

Trần Tuấn Ngọc, Phạm Văn Tài: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu

Tô Thiện Hiền: Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm tại Eximbank chi nhánh An Giang

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Truong Thu Ha: Impact of the Covid-19 epidemic on Vietnam’s economy and the role of monetary and fiscal policies

Nguyen Thanh Hoa, Tran Thi Phuong Thao: Administrative reform in business registration from 2016 to present

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Nguyen Thi Kim Chung: Public investment and economic growth in Vietnam in the period 1995-2019: Reality and recommendations

Nguyen Thi Viet Anh: Promote the use of information technology in business registration to boost businesses in the period of 2021-2025

RESEARCH - DISCUSSION

Vu Manh Hung: Supply chain management of Vietnamese exporters to Europe market

Pham Ngoc Duy: To bolster footwear industry in the current period

Nguyen Thi Thu Trang: Strategic alliance in the retail industry in Vietnam

Huynh Van Dang, Nguyen Ngoc Thu, Nguyen Hoang Thien Kim: Solutions to sustainable development for retail businesses in Vietnam amid the Covid-19 epidemic

Nguyen Le Nhan, Mai Thi Quynh Nhu: Human resources at commercial banks in the context of the Covid-19 pandemic

Nguyen Duc Duong, Pham Thi Ngoan: Improve the quality of state management of renewable energy in Vietnam

Nguyen Thanh Tuan: Technology trading floor - The key element in the development of the intermediary of current science and technology market

Tran Thi Minh Hoa: Vietnam’s dairy industry in the context of international integration

Ha Thi Thu Phuong, Thai Van Ha: Schemes to mobilize financial resources to develop private universities in Vietnam

Le Thi Ngoc Diep: Organizational justice and work motivation of lecturers: The need for Vietnamese higher education institutions

Ta Cao Phong, Tran Huu Dao: Generate work motivation for employees at Joint Stock Company 22 - Ministry of Defense

WORLD OUTLOOK

Vo Huu Phuoc: Development of circular economy: Experiences of European countries and recommendations for Vietnam

Pham Thi Hanh, Phung Thi Quynh Trang: Experience in developing social enterprise ecosystem in Korea and implications for Vietnam

Mai Hoang Anh: International experiences of formulating policy on developing science and technology enterprises in universities

Phoutthavan Suvannala: Some schemes to develop Lao’s stock exchange

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Dang Thi Hong Hoa: Harmoniously combine industrial development with environmental protection in Hanoi - Problems and solutions

Tran Minh Ngoc: To boost industrial zones in Vinh Phuc province

Dinh Truong Son, Luu The Vinh: Experiences in state management of collective economy and suggestions for Cam Khe district, Phu Tho province

Do Thi Thu Thao: Solutions for bolstering private businesses to promote startups in Ben Tre province

Dinh Thanh Giau, Bui Van Trinh: Improve the quality of pension services at Social Insurance Agency in Chau Thanh district, Kien Giang province

Tran Tuan Ngoc, Pham Van Tai: Enhance the efficiency of credit risk management at Agribank Phuoc Long district, Bac Lieu province

To Thien Hien: Strengthen the efficiency of secured consumer loans at Eximbank, An Giang branch