Luật Thuế bảo vệ môi trường được ban hành năm 2010 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2012 đã có ý nghĩa rất lớn, thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về BVMT. Qua gần 8 năm triển khai thực hiện, chính sách thuế BVMT cơ bản đã đạt được các mục tiêu, yêu cầu đề ra, như: đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững, khuyến khích phát triển kinh tế gắn với giảm ô nhiễm môi trường; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội… Tuy nhiên, do chính sách thuế BVMT ở Việt Nam là một chính sách mới, nên trong quá trình triển khai thực hiện đã phát sinh những vướng mắc và hạn chế từ xây dựng chính sách, tổ chức triển khai, công tác thanh tra kiểm tra, cũng như mục tiêu thực hiện cải cách thuế BVMT. Thông qua bài viết “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam”, nhóm tác giả Ngô Thắng Lợi, Phạm Bách Khoa phân tích tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước (QLNN) đối với thuế bảo vệ môi trường (BVMT). Trên cơ sở đó, đưa ra một số hàm ý chính sách.

Trong những năm qua, sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam chủ yếu vẫn là tiêu dùng trong nước, xuất khẩu còn rất nhiều khó khăn, hạn chế do sản xuất còn manh mún, chưa có tính hàng hóa cao; công nghệ sau thu hoạch còn lạc hậu, không bảo quản được lâu; chưa áp dụng được nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng tính cạnh tranh, đặc biệt chưa tạo được thương hiệu và chưa bán sản phẩm bằng chính thương hiệu của mình. Chính vì vậy, đã đến lúc quan tâm đến vấn đề lớn hơn là xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông sản nhằm làm gia tăng giá trị thương hiệu trên cơ sở tập trung theo chiều sâu, chuyên nghiệp hơn, vừa phát triển thị trường nội địa, vừa thâm nhập sâu rộng vào thị trường thế giới. Tuy nhiên, để xây dựng và phát triển một thương hiệu, thì cần phải hiểu rõ về giá trị thương hiệu, tức là phải nắm bắt được vai trò của giá trị thương hiệu và các thành phần của nó, cũng như cách thức để đo lường chúng. Bài viết, “Các thành phần giá trị thương hiệu nông sản: Tiếp cận dưới góc độ người tiêu dùng”, tác giả Nguyễn Trung Đông xác định và đo lường tác động của các thành phần Giá trị thương hiệu nông sản đến Giá trị thương hiệu tổng thể và tác động giữa các thành phần này với nhau được tiếp cận dưới góc độ người tiêu dùng trực tiếp.

Hiện nay, sự cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt, không chỉ giữa các ngân hàng trong nước, mà còn với các tập đoàn tài chính nước ngoài hùng mạnh. Chính vì vậy, các NHTM đã không ngừng tìm mọi cách để gia tăng hiệu quả hoạt động của mình. Trong đó, lợi nhuận đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Lợi nhuận giúp các NHTM tăng cường vị thế tài chính, cũng như có thể phân tán được các rủi ro và giảm thiểu rủi ro trong thời đại hội nhập kinh tế toàn cầu. Một ngân hàng có lợi nhuận tốt có thể tránh được những cú sốc mang tính tiêu cực và đóng góp tích cực vào sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia. Bài viết, Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại Việt Nam”, tác giả Nguyễn Văn Tiến. sẽ làm rõ hơn những nội dung này.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, đặc biệt là kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hệ thống ngân hàng trong nước đã chứng kiến sự gia nhập của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Chính điều này đã đặt ra thách thức không nhỏ đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM trong nước. Cũng từ thời điểm này, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Mặt khác, theo xu hướng phát triển chung của ngành ngân hàng ở nhiều nước trên thế giới, các NHTM Việt Nam đã tìm cách đa dạng hóa nguồn thu, mở rộng và tìm kiếm thu nhập từ các hoạt động kinh doanh khác bên cạnh các nghiệp vụ truyền thống. Với tình hình thị trường cạnh tranh gay gắt, việc đa dạng hóa thu nhập được xem như một hướng đi mới cho các NHTM Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên, việc đa dạng hóa thu nhập có thực sự mang lại lợi ích cho các NHTM Việt Nam và đa dạng hóa thu nhập cần dựa trên những điều kiện nào là những vấn đề hết sức cấp thiết đối với hoạt động của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Để làm rõ hơn những nội dung này, mời bạn đọc đón đọc bài “Ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam” của tác giả viết Phạm Đăng Tuấn.

Trong những năm qua, khu vực DN Việt Nam có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp không nhỏ vào GDP, tạo công ăn việc làm, ổn định kinh tế... Tuy nhiên, hơn 90% DN Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), với năng lực nội tại yếu, khả năng tích tụ vốn kém và dễ tổn thương trước những cú sốc kinh tế, thiếu sự hỗ trợ một cách có hiệu quả và hệ thống. Ngoài cách hỗ trợ trực tiếp (hỗ trợ vốn, mặt bằng sản xuất, miễn giảm thuế, ưu đãi đầu tư...), một xu hướng mới hiện nay trong khu vực và trên thế giới là cách hỗ trợ thông qua tạo dựng các mối liên kết chặt chẽ, như: giữa các DN trong nước, giữa DN trong nước với DN nước ngoài, liên kết ngành, liên kết tạo chuỗi giá trị, liên kết thông qua các cơ sở/trung tâm ươm tạo DN. Bài viết “Các nhân tố đến ảnh hưởng đến mối liên kết doanh nghiệp ở Việt Nam”, tác giả Dương Nhật Huy xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mối LKDN, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng của mối LKDN.

Trong những năm gần đây, ngành cơ khí Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu. Cơ khí Việt Nam đã có năng lực kinh doanh khá tốt tại một số lĩnh vực, như phát triển vượt bậc trong sản xuất khuôn mẫu; linh kiện xe đạp, xe máy; linh kiện cơ khí tiêu chuẩn; đóng tàu; máy công cụ và máy nông nghiệp... đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, hàng năm, Việt Nam vẫn phải chi hàng chục tỷ USD nhập khẩu máy móc, thiết bị của các doanh nghiệp hỗ trợ nước ngoài. Bởi, các sản phẩm hỗ trợ ngành cơ khí của Việt Nam còn nghèo nàn về chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã đơn điệu, giá lại cao hơn nhiều sản phẩm cùng loại nhập khẩu. Điển hình như hiện nay, CNHT Việt Nam chưa thể sản xuất được các sản phẩm phụ trợ đòi hỏi tiêu chuẩn cao, như: ốc vít cho các linh kiện điện tử hay một số sản phẩm cơ khí phức tạp. Ngoài ra, chính sách hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp cơ khí chưa đủ mạnh, nên hầu hết DN nội địa phải tự xoay xở, tìm kiếm thị trường. Thông qua bài viết “Giải pháp phát triển năng lực kinh doanh thương mại của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nhỏ và vừa ngành cơ khí Việt Nam” tác giả Nguyễn Minh Tuấn phân tích và đánh giá thực trạng phát triển năng lực kinh doanh thương mại của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nhỏ và vừa ngành cơ khí Việt Nam hiện nay, đồng thời đưa ra một số giải pháp trong thời gian tới.

Cùng với những nội dung trên, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

Ngô Thắng Lợi, Phạm Bách Khoa: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Nguyễn Trung Đông: Các thành phần giá trị thương hiệu nông sản: Tiếp cận dưới góc độ người tiêu dùng

Nguyễn Văn Tiến: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại Việt Nam

Phạm Đăng Tuấn: Ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Dương Nhật Huy: Các nhân tố đến ảnh hưởng đến mối liên kết doanh nghiệp ở Việt Nam

Dương Bích Ngọc: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH chi trả qua Bưu điện huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh

Đỗ Khánh Ly: Tác động của Nhận thức lợi ích, Nhận thức bất lợi, Nhận thức thách thức tới Mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS trong các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Hồng Hà, Nguyễn Thị Ngọc Thảo: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng cá nhân về sản phẩm tiền gửi tiết kiệm tại Agribank Chi nhánh số 1 Trà Vinh

Dương Thị Minh Thu, Bùi Minh Anh, Phạm Ngân Hà, Nguyễn Anh Thơ, Nguyễn Thị Thu Thủy, Đinh Lê Hải Hà: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn Co-working space của khách hàng trên địa bàn TP. Hà Nội

Nguyễn Anh Tuấn, Tô Thế Nguyên, Lê Phương Thảo: Hành vi mua sắm trực tuyến của các sinh viên trên địa bàn TP. Hà Nội

Lê Hoàng Thuya, Lưu Thanh Đức Hải: Các nhân tố tác động đến động lực làm việc và sự gắn bó của nhân viên tại Agribank khu vực ĐBSCL

Nguyễn Bích Ngọc: Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ĐBSCL

Trần Văn Tùng, Nguyễn Thị Bảo Châu: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính tại Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH một thành viên

Phạm Thu Trang: Tác động của chất lượng dịch vụ tới lòng trung thành của khách hàng sử dụng dịch vụ chia sẻ

Nguyễn Thị Bích Vân, Cao Thụy Quỳnh Như, Lâm Thiện Quý: Những nhân tố tác động đến ý định tiêu dùng xanh của người dân tại TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Minh Tuấn: Giải pháp phát triển năng lực kinh doanh thương mại của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nhỏ và vừa ngành cơ khí Việt Nam

Nguyễn Thị Lệ Hằng: Hỗ trợ đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp: Góc nhìn từ hỗ trợ lập dự toán hoạt động

Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Thanh Cường: Nâng cao sự hài lòng và ý định mua lại của khách hàng doanh nghiệp trong ngành dịch vụ cung ứng nguyên liệu nhựa

Nguyễn Xuân Viễn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến Bình Thuận của khách du lịch trong nước

Nguyễn Xuân Phong: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng dịch vụ nộp thuế điện tử tại Chi cục Thuế thị xã Đông Hòa

Đoàn Tuấn Phong, Bùi Văn Trịnh: Xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch địa phương

Lê Thị Thu Diềm: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định “chính thức hóa” của các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Phạm Thị Na: Xây dựng mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững của tỉnh Quảng Ninh

Lê Thị Kim Triệu: Cơ hội và thách thức khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do

Trần Sĩ Lâm, Trần Thị Bích Ngọc, Đào Thanh Bình, Đào Trung Kiên: Ứng dụng SERVQUAL trong quản lý chất lượng dịch vụ cho các doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam

Nguyễn Ngọc Dương: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ thương mại của doanh nghiệp và các tiêu chí đánh giá

Trần Tuấn Phương, Hồ Nhựt Quang: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Thái Thành Lợi: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ Fiber VNN của khách hàng tại VNPT Bình Dương

Lê Thị Nương, Lê Quang Hiếu: Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của khách sạn 3 sao trên địa bàn TP. Thanh Hóa

IN THIS ISSUE

Ngo Thang Loi, Pham Bach Khoa: Determinants of the effectiveness of state management on invironmental protection tax in Vietnam

Nguyen Trung Dong: Components of brand equity of agricultural products: From consumer perspective

Nguyen Van Tien: Factors influencing the profitability of Vietnamese commercial banks

Pham Dang Tuan: Impact of income persification on the risks of Vietnamese commercial banks

Duong Nhat Huy: Factors affecting business linkages in Vietnam

Duong Bich Ngoc: Assess determinants of the satisfaction of pensionaries and social insurance beneficiaries with service quality of Tra Cu district’s Post office, Tra Vinh province

Do Khanh Ly: Impact of Perceived benefit, Perceived damage and Perceived challenge on Ho Chi Minh City-based enterprises’ willingness to apply IFRS

Nguyen Hong Ha, Nguyen Thi Ngoc Thao: Improve inpidual customer satisfaction with savings services at Agribank Tra Vinh Branch No.1

Duong Thi Minh Thu, Bui Minh Anh, Pham Ngan Ha, Nguyen Anh Tho, Nguyen Thi Thu Thuy, Dinh Le Hai Ha: Factors affecting Hanoi-based customer’s decision to choose Co-working Space

Nguyen Anh Tuan, To The Nguyen, Le Phuong Thao: Online shopping behavior of students in Hanoi

Le Hoang Thuya, Luu Thanh Duc Hai: Determinants of work motivation and comimtment of employees to Agribank in the Mekong Delta

Nguyen Bich Ngoc: Determinants of management accounting practice in SMEs in the Mekong Delta

Tran Van Tung, Nguyen Thi Bao Chau: Factors impacting the quality of accounting information from financial statements of Saigon Water Supply Corporation

Pham Thu Trang: Effect of service quality on customer loyalty to shared services

Nguyen Thi Bich Van, Cao Thuy Quynh Nhu, Lam Thien Quy: Factors affecting green purchase intention of people in Ho Chi Minh City

Nguyen Minh Tuan: Solutions for boosting commercial business capacity of supporting SMEs in mechanical engineering industry in Vietnam

Nguyen Thi Le Hang: Innovation support for businesses in term of estimates

Nguyen Thi Thu Hang, Nguyen Thanh Cuong: Enhance satisfaction and repurchase intentions of plastic raw material suppliers

Nguyen Xuan Vien: Determinants of domestic tourists’ decision to visit Binh Thuan

Nguyen Xuan Phong: Factors affecting the satisfaction of enterprises with e-tax payment service at Dong Hoa Tax Sub-department

Doan Tuan Phong, Bui Van Trinh: Destination branding for localities

Le Thi Thu Diem: Factors influencing the formality decision of business households in Tra Vinh province

Pham Thi Na: Develop a theoretical model of factors influencing Quang Ninh province’s sustainable tourism development

Le Thi Kim Trieu: Opportunities and challenges when Vietnam joins free trade agreements

Tran Si Lam, Tran Thi Bich Ngoc, Dao Thanh Binh, Dao Trung Kien: Application of SERVQUAL to strengthen service quality management for Vietnamese tourism enterprises

Nguyen Ngoc Duong: Research on commercial service supply capacity of businesses and evaluation criterias

Tran Tuan Phuong, Ho Nhut Quang: Determinants of entrepreneurial intention of students in Vietnam National University in Ho Chi Minh City

Thai Thanh Loi: Factors influencing customers’ decision to use Fiber VNN services of VNPT Binh Duong

Le Thi Nuong, Le Quang Hieu: Develop a research model of factors affecting the competitiveness of 3-star hotels in Thanh Hoa city