Hộ kinh doanh là một loại hình tổ chức kinh tế xuất hiện rất sớm, kể từ khi đất nước ta bắt đầu bước vào công cuộc tái thiết kinh tế, tăng cường sản xuất phục vụ kháng chiến. Hộ kinh doanh phổ biến trong các loại hình kinh tế ở Việt Nam nhờ vào sự đơn giản về thủ tục gia nhập thị trường, ít ràng buộc về tổ chức, quản lý; phù hợp với nhiều thành phần, lứa tuổi, vùng miền, loại hình kinh doanh và không quá đòi hỏi cao về năng lực tài chính, chi phí vốn thấp. Bài viết, “Rà soát khung pháp luật về đăng ký hộ kinh doanh”, tác giả Nguyễn Thanh Hòa khái quát lại quá trình phát triển của hộ kinh doanh từ trước khi đổi mới (năm 1986) tới nay, đồng đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với loại hình kinh tế này, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp trong thời gian tới.

Cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (nay là Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp) được xây dựng bởi Cục Quản lý đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đây là địa chỉ truy cập tin cậy, hữu hiệu cho người dân và doanh nghiệp, góp phần minh bạch hóa môi trường kinh doanh, thông qua việc cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng xã hội một kênh thông tin có giá trị pháp lý về doanh nghiệp, mà tất cả các cá nhân, tổ chức đều có thể dễ dàng tiếp cận. Đồng thời, đó là nơi để cộng đồng có thể tham gia giám sát, phản ánh tới cơ quan nhà nước về hoạt động của doanh nghiệp trên toàn quốc. Bài viết, “Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: Địa chỉ tin cậy về thông tin đăng ký doanh nghiệp”, tác giả Phạm Văn Thiện sẽ làm rõ hơn các nội dung này.

Thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng, ban hành các quy định về quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Nhờ đó, ngành quản lý quỹ đã có nhiều thay đổi cả về số lượng quỹ đầu tư chứng khoán, quy mô tài sản quản lý, cũng như loại hình quỹ đầu tư. Mặc dù vậy, sự phát triển kinh tế - xã hội trong nước cũng như quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng đã đặt ra yêu cầu phải thay đổi quy định về quản lý các quỹ đầu tư chứng khoán, phù hợp với tình hình thực tế. Bài viết, “Luật Chứng khoán năm 2019 góp phần phát triển ngành quản lý quỹ và thu hút đầu tư nước ngoài”, tác giả Nguyễn Hải Nam giới thiệu những thay đổi được quy định tại Luật Chứng khoán năm 2019 và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, Việt Nam đã đạt được những kết quả nổi bật trong thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thì vẫn còn những hạn chế, vướng mắc cần khắc phục để nâng cao chất lượng đầu tư công trong giai đoạn mới, 2021-2025. Bài viết, “Nâng cao chất lượng đầu tư công trong giai đoạn 2021-2025”, tác giả Nguyễn Văn Tuấn đánh giá một số kết quả trong hoạt động đầu tư công của Việt Nam, đồng thời kiến nghị một số giải pháp.

Việt Nam hiện có 6 vùng kinh tế - xã hội (KT-XH) được chia theo các nhóm tỉnh tương đối đồng nhất về điều kiện tự nhiên, văn hóa, dân tộc, cũng như phù hợp với khả năng quản lý trên góc độ tư vấn và lập quy hoạch phát triển. Thời gian qua, các vùng đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các vùng vẫn chưa phát huy được lợi thế cạnh tranh trong phát triển; sự chênh lệch trong phát triển kinh tế giữa các vùng vẫn còn lớn (GRDP hai vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng chiếm đến trên 60% GDP toàn quốc). Các hạn chế này cần được khắc phục trong tương lai để có thể phát triển tốt lợi thế cạnh tranh của các vùng KT-XH ở Việt Nam. Để hiểu rõ hơn các nội dung này, mời bạn đọc đón đọc bài viết, “Phát triển lợi thế cạnh tranh các vùng kinh tế - xã hội ở Việt Nam” của tác giả Phó Thị Kim Chi, Hoàng Thị Minh Hà và nhóm nghiên cứu.

Theo các chuyên gia kinh tế thế giới, có 3 nguồn lực chính để tạo nên sự phát triển của một quốc gia, đó là: nguồn lực thiên nhiên chiếm 15%, nguồn lực sản xuất chiếm 15% và nguồn lực con người chiếm tới 70%. Nắm bắt được vai trò của nguồn lực con người, suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát huy cao độ nhân tố con người tạo nên sức mạnh to lớn, có ý nghĩa quyết định đối với mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Hiện nay, trong điều kiện mới, chúng ta vẫn cần tiếp tục quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con người để biến truyền thống, bản lĩnh, khí phách và trí tuệ của con người Việt Nam thành sức mạnh to lớn nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, tự do của Tổ quốc. Tác giả Đỗ Thị Phương Lan sẽ làm rõ hơn những nội dung này trong bài viết, “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển nguồn lực con người ở Việt Nam”.

Cùng với những nội dung trên, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Nguyễn Thanh Hòa: Rà soát khung pháp luật về đăng ký hộ kinh doanh

Phạm Văn Thiện: Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: Địa chỉ tin cậy về thông tin đăng ký doanh nghiệp

Nguyễn Hải Nam: Luật Chứng khoán năm 2019 góp phần phát triển ngành quản lý quỹ và thu hút đầu tư nước ngoài

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Nguyễn Văn Tuấn: Nâng cao chất lượng đầu tư công trong giai đoạn 2021-2025

Phó Thị Kim Chi, Hoàng Thị Minh Hà và nhóm nghiên cứu: Phát triển lợi thế cạnh tranh các vùng kinh tế - xã hội ở Việt Nam

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Đỗ Thị Phương Lan: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển nguồn lực con người ở Việt Nam

Nguyễn Thị Thanh Quý, Hoàng Chí Thanh: Khoa học - công nghệ với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Bùi Văn Huyền, Nguyễn Ngọc Toàn: Giải pháp phát triển đô thị xanh, thông minh ở Việt Nam

Trần Thanh Hà: Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước hiện nay

Phan Thị Thanh Huyền: Những nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của doanh nghiệp vào chuỗi giá trị toàn cầu: Trường hợp các doanh nghiệp nông nghiệp ở Việt Nam

Đặng Hoàng Thanh Nga: Hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay

Phạm Văn Đăng, Nguyễn Thị Thúy Huyền: Cơ hội, thách thức và khuyến nghị khi áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào Việt Nam

Tạ Văn Lợi, Bùi Thị Lành: Xanh hóa chuỗi cung ứng thủy sản xuất khẩu tại Việt Nam

Nguyễn Thị Thanh Thủy: Thực trạng hoạt động thương mại điện tử B2C tại Việt Nam và một số khuyến nghị

Hoàng Nguyệt Quyên: Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xe khách Bắc Giang

Nguyễn Thị Thu Trang, Lương Xuân Minh, Huỳnh Đỗ Bảo Châu, Hoàng Anh Thư: Kiểm định chất lượng giáo dục các cơ sở giáo dục đại học trên con đường hội nhập

Nguyễn Tuấn Long: Tái cấu trúc tài chính Công ty mẹ - Tổng Công ty Giấy Việt Nam

Trần Việt Thù, Phạm Văn Tài: Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang

NHÌN RA THẾ GIỚI

Đào Mạnh Ninh: Kinh nghiệm thoát bẫy thu nhập trung bình của một số nước châu Á và hàm ý cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Hoàng Thị Thanh Tuyền: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Ba Đình

Đỗ Thị Thúy Yến: Nâng cao năng lực nghề nghiệp của nguồn nhân lực trong ngành sư phạm tại TP. Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Văn Hợp, Trần Thị Tuyết: Giải pháp phát triển du lịch huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh

Nguyễn Anh Quyền: Một số giải pháp nâng cao Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải thiện môi trường kinh doanh tại tỉnh Vĩnh Phúc

Tạ Doãn Cường: Sản xuất và phân phối thanh long tại Bình Thuận

Lê Văn Hóa, Phạm Văn Tài: Hoàn thiện công tác giám định bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang

Lê Văn Thanh: Hoàn thiện công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Trà Vinh

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Nguyen Thanh Hoa: A review of legal framework on business household registration

Pham Van Thien: National Business Registration Portal: A reliable address for information on business registration

Nguyen Hai Nam: Securities Law 2019 contributes to the development of fund management and the attraction of foreign investment

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Nguyen Van Tuan: Improve the quality of public investment for the period 2021-2025

Pho Thi Kim Chi, Hoang Thi Minh Ha and research team: Develop competitive advantages of socio-economic regions in Vietnam

RESEARCH - DISCUSSION

Do Thi Phuong Lan: Application of Ho Chi Minh’s thought on human resource development in Vietnam

Nguyen Thi Thanh Quy, Hoang Chi Thanh: Science - technology and economic growth in Vietnam

Bui Van Huyen, Nguyen Ngoc Toan: Solutions to the development of green abd smart cities in Vietnam

Tran Thanh Ha: Some schemes to develop state-owned enterprises today

Phan Thi Thanh Huyen: Determinants of corporate participation in global value chains: The case of agricultural enterprises in Vietnam

Dang Hoang Thanh Nga: Public-private partnerships for transport infrastructure in Vietnam today

Pham Van Dang, Nguyen Thi Thuy Huyen: Opportunities, challenges and recommendations for applying international financial reporting standards in Vietnam

Ta Van Loi, Bui Thi Lanh: Greening the supply chain of seafood export in Vietnam

Nguyen Thi Thanh Thuy: Current situation of B2C e-commerce in Vietnam and some recommendations

Hoang Nguyet Quyen: Business performance of Bac Giang Passenger Car Joint Stock Company

Nguyen Thi Thu Trang, Luong Xuan Minh, Huynh Do Bao Chau, Hoang Anh Thu: Quality accreditation of higher education institutions in the context of integration

Nguyen Tuan Long: Financial restructuring of the Parent company - Vietnam Paper Corporation

Tran Viet Thu, Pham Van Tai: Perfect human resource management at Social Insurance of Giang Thanh district, Kien Giang province

WORLD OUTLOOK

Dao Manh Ninh: Experience in escaping the middle-income trap of some Asian countries and implications for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Hoang Thi Thanh Tuyen: State management of business households in Ba Dinh district

Do Thi Thuy Yen: Improve the professional capacity of human resources in pedagogy in Ho Chi Minh City to meet the requirements of general education reform

Nguyen Duc Hung, Nguyen Van Hop, Tran Thi Tuyet: Solution to tourism development in Co To district, Quang Ninh province

Nguyen Anh Quyen: Some schemes to improve the Provincial Competitiveness Index and business environment in Vinh Phuc province

Ta Doan Cuong: Production and distribution of dragon fruits in Binh Thuan

Le Van Hoa, Pham Van Tai: Complete the health insurance assessment at Social Insurance of Giang Thanh district, Kien Giang province

Le Van Thanh: Complement the payment of social insurance regimes at Tra Vinh province’s Social Insurance