Nhân dịp năm mới 2021, Tạp chí trân trọng giới thiệu thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng gửi tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Tạp chí Kinh tế và Dự báo.

Trong trong số đầu năm 2021, Tạp chí Kinh tế và Dự báo giới thiệu 10 sự kiện nổi bật của ngành Kế hoạch và Đầu tư do Tạp chí bình chọn. Mời bạn đọc đón đọc

Năm 2020 vừa qua đi với nhiều biến động to lớn chưa từng có, với hệ lụy và tác động đa chiều, đa lĩnh vực, ở tầm toàn cầu và có thể còn kéo dài trong nhiều năm tới. Trước những thách thức của tình hình, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị đã triển khai xuất sắc nhiệm vụ kép, vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên nền tảng môi trường hòa bình, ổn định được giữ vững. Đối ngoại Việt Nam năm 2020 đã vượt qua nhiều thách thức, tranh thủ tạo ra và tận dụng tốt những cơ hội hợp tác mới, góp phần cùng cả nước khắc phục khó khăn và tiếp tục vươn lên trên con đường phát triển. Trong số tạp chí đầu năm 2021, Tạp chí trân trọng giới thiệu bài viết của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh với tiêu đề “Đối ngoại Việt Nam năm 2020: Bản lĩnh và tâm thế mới”.

Năm 2020, năm cuối của Kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 đã khép lại với nhiều dấu ấn khó quên. Chúng ta đã thành công vượt qua một năm đặc biệt khó khăn với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, của bão lụt nghiêm trọng tại miền Trung… Trong giờ khắc chuẩn bị chuyển giao sang năm 2021, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã có những chia sẻ với phóng viên Tạp chí Kinh tế và Dự báo về những dấu ấn của năm 2020 và những kỳ vọng năm 2021. Mời bạn đọc đón đọc.

Tại Kỳ họp thứ 10 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 và thay thế Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Lần đầu tiên, Luật thiết kế khung chính sách hướng đến việc hình thành đạo luật về bảo vệ môi trường (BVMT) có tính tổng thể, toàn diện và hài hòa với hệ thống pháp luật về kinh tế - xã hội; cải cách mạnh mẽ, cắt giảm trên 40% thủ tục hành chính (TTHC), giảm thời gian thực hiện các TTHC từ 20 đến 85 ngày, góp phần giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp. Để thấy rõ hơn nhưng thay đổi của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có gì mới so với Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, mời bạn đọc đón đọc bài viết “Một số điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020”, của nhóm tác giả Nguyễn Hưng Thịnh, Nguyễn Trung Thuận.

Hành trình Việt Nam trở thành một nền kinh tế có thu nhập cao chỉ mới bắt đầu. Những thành tựu gần 35 năm đổi mới không đảm bảo cho sự thành công trong tương lai, buộc Việt Nam phải điều chỉnh, thay đổi mô hình tăng trưởng (MHTT). Đổi mới MHTT gắn với cơ cấu lại nền kinh tế là một quá trình phức tạp, phạm vi rộng, đòi hỏi chi phí thực hiện lớn. Đây cũng là hai nội dung có mối quan hệ đan xen, phụ thuộc lẫn nhau và chịu sự chi phối của nhiều chính sách khác nhau, trong đó không thể thiếu vai trò của chính sách tài chính. Bài viết “Một số đề xuất về chính sách tài chính nhằm tạo động lực cho đổi mới mô hình tăng trưởng ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030”, tác giả Phạm Thị Minh Hoa tập trung phân tích sự cần thiết để thay đổi MHTT của Việt Nam giai đoạn 2021-2030, cũng như các chính sách tài chính nhằm thúc đẩy đổi mới MHTT ở giai đoạn này.

Năm 2020 kết thúc, khác với bức tranh kinh tế toàn cầu lan tỏa một mầu sắc ảm đạm, kinh tế Việt Nam lại được nhìn nhận với trạng thái “lưỡng nan”: Tăng trưởng kinh tế suy giảm ở mức thấp nhất trong thời kỳ 2011-2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng cũng trong bối cảnh đó, Việt Nam lại đạt được thành quả tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới. Thông qua bài viết, “Tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Bức tranh năm 2020 và định hướng năm 2021”, nhóm tác giả Ngô Thắng Lợi, Bùi Đức Tuân đi vào đánh giá trên hai góc cạnh của tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 với những điểm nhấn quan trọng, trên cơ sở đó định hướng bức tranh tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 và các giải pháp mang tính đột phá.

Số công ty hoạt động trong lĩnh vực Fintech tại Việt Nam tăng 4 lần trong 4 năm trở lại đây, nhưng các doanh nghiệp Fintech mới tập trung chủ yếu ở dịch vụ thanh toán, cho vay ngang hàng và huy động vốn cộng đồng. Trên thị trường chứng khoán (TTCK), tuy cấu trúc thị trường với 3 sản phẩm chính là cổ phiếu, trái phiếu và phái sinh đã hoàn thiện, nhưng vẫn thiếu sự đa dạng về sản phẩm. Làm cách nào đưa Fintech vào thị trường tài chính Việt là một mảng việc không thể thiếu trên con đường tương lai của TTCK Việt Nam. Bài viết, “Tìm con đường đưa Fintech vào thị trường tài chính Việt”, tác giả Nguyễn Thành Long sẽ làm rõ những nội dung này.

Nền kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng mạnh trong năm 2021, sự trở lại của dòng vốn ngoại vào các thị trường mới nổi cộng với triển vọng hồi phục trên diện rộng của các doanh nghiệp niêm yết là những yếu tố thuận lợi cho thị trường tài chính, chứng khoán tiếp nối đà tăng trưởng. Tuy nhiên, các rủi ro và thách thức cũng ngày một lớn, đòi hỏi cần nhận diện để thị trường có bước phát triển bền bỉ, tránh tình trạng bong bóng, gây mất mát cho diện rộng người tham giaBài viết, “Nhận diện cơ hội và rủi ro của thị trường chứng khoán năm 2021”, của tác giả Nhữ Đình Hòa sẽ đi sâu phân tích những nội dung này.

Cùng với đó, trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Gửi thư Chúc mừng năm mới 2021

10 sự kiện nổi bật của ngành Kế hoạch và Đầu tư năm 2020

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Phạm Bình Minh: Đối ngoại Việt Nam năm 2020: Bản lĩnh và tâm thế mới

Trần Quốc Phương: Năm 2021, tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép” một cách linh hoạt, hiệu quả

Nguyễn Hưng Thịnh, Nguyễn Trung Thuận: Một số điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Phạm Thị Minh Hoa: Một số đề xuất về chính sách tài chính nhằm tạo động lực cho đổi mới mô hình tăng trưởng ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Ngô Thắng Lợi, Bùi Đức Tuân: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Bức tranh năm 2020 và định hướng năm 2021

Nguyễn Thành Long: Tìm con đường đưa Fintech vào thị trường tài chính Việt

Nhữ Đình Hòa: Nhận diện cơ hội và rủi ro của thị trường chứng khoán năm 2021

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Nguyễn Văn Đoàn: Phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Đào Mai Phước, Cấn Hữu Dạn: Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Lê Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thanh Nga: Giải pháp phát triển thị trường khoa học, công nghệ tại Việt Nam

Đào Hoàng Tuấn: Giải pháp huy động nguồn vốn tư nhân vào thị trường tài chính xanh nhằm phục vụ các hoạt động bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam

Vũ Ngọc Tú: Thu hút FDI vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới

Phạm Thị Dự: Ảnh hưởng của chuyển đổi số đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Việt Nam

Nguyễn Hải Dương, Hoàng Văn Hoa: Tăng cường liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng dải ven biển các tỉnh Bắc Trung Bộ

NHÌN RA THẾ GIỚI

Trần Toàn Thắng, Trần Thị Thu Hà: Bối cảnh quốc tế năm 2021 và một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam

Phạm Thị Túy: Tác động từ các cú sốc ngoại sinh đối với nền kinh tế - Tham chiếu với đại dịch Covid-19 và những gợi mở ứng phó của các nền kinh tế hiện nay

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Nguyễn Lan Hương: Một số vấn đề trong quá trình phát triển kinh tế của TP. Hồ Chí Minh và giải pháp trong thời gian tới

Trần Thị Thanh Xuân, Nguyễn Thị Lệ: Cải thiện, nâng cao một số chỉ số thành phần trong PCI tỉnh Vĩnh Phúc

Nguyễn Thị Nhã: Xây dựng và chuyển đổi KCN sinh thái - Hướng tiếp cận bền vững cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Hoàng Bích Thủy: Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn TP. Hải Phòng hiện nay

Hoàng Thị Kim Ngân: Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Cao Bằng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

IN THIS ISSUE

Happy New Year 2021 letter from Minister of Planning and Investment

10 outstanding events of Planning and Investment sector in 2020

FROM POLICY TO LIFE

Pham Binh Minh: Vietnam’s foreign affairs in 2020: New bravery, new thought

Tran Quoc Phuong: Continue the flexible and effective implementation of “dual goal” in 2021

Nguyen Hung Thinh, Nguyen Trung Thuan: Some new aspects of the Law on Environmental Protection 2020

Pham Thi Minh Hoa: Some proposals on financial policies to motivate innovation of growth model in Vietnam for the period 2021-2030

ANALYZE - RECOMMENDATION - FORECAST

Ngo Thang Loi, Bui Duc Tuan: Vietnam’s economic growth: A picture of 2020 and a vision for 2021

Nguyen Thanh Long: Find a way to bring Fintech into Vietnamese financial market

Nhu Dinh Hoa: Identify opportunities and risks of the stock market in 2021

RESEARCH - EXCHANGE

Nguyen Van Doan: Boosting new-styled cooperatives in Vietnam: Current state and solutions

Dao Mai Phuoc, Can Huu Dan: Development of private sector in Vietnam: Current situation and solutions

Le Thi Bich Ngoc, Nguyen Thanh Nga: Schemes to expand science and technology market in Vietnam

Dao Hoang Tuan: Solutions for attracting private capital into green financial market to serve environmental protection activities towards sustainable development in Vietnam

Vu Ngoc Tu: Attracting FDI into processing and manufacturing industries to boost Vietnam’s economic growth in the coming time

Pham Thi Du: Impact of digital transformation on structural shift in labor by sector in Vietnam

Nguyen Hai Duong, Hoang Van Hoa: Strengthening linkages for socio-economic development in coastal areas of the North Central Coast provinces

WORLD OUTLOOK

Tran Toan Thang, Tran Thi Thu Ha: Global context in 2021 and some policy implications for Vietnam

Pham Thi Tuy: Impact of external shocks on the economy - Reference to the Covid-19 pandemic and suggestions for current economies

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Nguyen Lan Huong: Several problems about Ho Chi Minh City’s economic development process and solutions in the coming time

Tran Thi Thanh Xuan, Nguyen Thi Le: Improve and increase some PCI’s component indicators of Vinh Phuc province

Nguyen Thi Nha: Building and transforming ecological industrial zones - A sustainable approach for the development of Bac Ninh province’s industries

Hoang Bich Thuy: To improve quality of human resources in Hai Phong city

Hoang Thi Kim Ngan: Development of science and technology in Cao Bang province in the context of international economic integration