Luật Du lịch được ban hành năm 2005 không những tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý mà còn tạo bước phát triển mạnh mẽ, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước. Tuy nhiên, trong 12 năm qua, bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước cũng như sự hội nhập quốc tế sâu rộng của nước ta đã dẫn đến nhiều nội dung của Luật không còn phù hợp với điều kiện thực tế. Tác giả Bùi Thị Tươi với bài "Góp ý sửa đổi Luật Du lịch năm 2005 để cập nhật quá trình hội nhập quốc tế" sẽ có những phân tích, qua đó để thấy việc sớm hoàn thiện Luật Du lịch sửa đổi là rất cần thiết để tạo hành lang pháp lý thuận lợi, đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Tại Nghị quyết số 05-NQ/TW, ngày 01/11/2016, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nhận định:“...nhìn chung mô hình tăng trưởng về cơ bản vẫn theo mô hình cũ, chậm được đổi mới”. Hậu quả là tốc độ tăng trưởng kinh tế đang có xu hướng chậm lại. Qua bài "Những “điểm nghẽn” trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam và cách khắc phục", tác giả Ngô Thắng Lợi và Ngô Quốc Dũng sẽ tập trung vào các khía cạnh về hiệu quả tăng trưởng, so sánh với những yêu cầu đặt ra cho giai đoạn 2011-2016 về đổi mới mô hình tăng trưởng, để từ đó có quan điểm định hướng và giải pháp điều chỉnh cho giai đoạn tiếp theo.

Ở Việt Nam, vốn đầu tư liên tục giữ vai trò làm động lực tăng trưởng trong suốt hai thập kỷ, từ năm 1991-2010. Những năm gần đây, mặc dù tỷ lệ vốn đầu tư/GDP có xu hướng giảm, song vẫn phải thừa nhận rằng, vốn đầu tư vẫn là yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng. Kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2017 mới được Quốc hội thông qua đưa ra mức tăng trưởng cao hơn, nhưng tỷ lệ vốn đầu tư/GDP xuống thấp. Đây là một thách thức không nhỏ đối với Chính phủ, bởi nếu không quản lý tốt vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư, thì khả năng không đạt chỉ tiêu kế hoạch là cái kết có thể báo trước. Đó cũng là những nội dung chính mà tác giả Nguyễn Minh Tuấn sẽ đề cập trong bài "Quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước: Thực trạng và giải pháp".

Nền công nghiệp 4.0 đang bắt đầu diễn ra dựa trên nền tảng công nghệ kỹ thuật số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh. Đứng trước vận thế này, để đưa Việt Nam từ một nước đang phát triển trên nền tảng một nước nông nghiệp với 70% lao động đơn giản trở thành một nước công nghiệp hiện đại, thì yêu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao, có cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề hợp lý là cấp thiết hơn bao giờ. Qua phân tích thực trạng vấn đề đặt ra, tác giả Nguyễn Hồng Minh sẽ đưa ra một số giải pháp trong bài "Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam hướng tới nền công nghiệp 4.0".

Không nằm ngoài xu thế phát triển chung của ngành viễn thông thế giới, tại Việt Nam, dịch vụ chuyển mạng giữ số (Mobile number portability - MNP) sẽ được triển khai, cung cấp chính thức trước ngày 31/12/2017. Sự ra đời của MNP tại Việt Nam sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cũng có những cơ hội mới, song kèm với đó là phải đương đầu với rất nhiều thách thức, như: tỷ lệ thuê bao rời mạng, nhân lực, hạ tầng... khi triển khai MNP. Cụ thể như thế nào sẽ được tác giả Nguyễn Quang Huy bàn luận sâu hơn trong bài "Chuyển mạng giữ số - MNP: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam".

BOT (Hợp tác - Kinh doanh - Chuyển giao) là một trong những hình thức đầu tư quan trọng để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay, tại Việt Nam, các dự án đầu tư theo hình thức BOT đang bộc lộ nhiều vướng mắc. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Lam với bài "BOT trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông: Kinh nghiệm quốc tế" sẽ cho thấy cả những bài học thành công và thất bại, đó là một trong những nguồn tham khảo hữu ích cho quá trình vận dụng mô hình BOT ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, Tạp chí số này còn nhiều bài viết về các lĩnh vực đầu tư, du lịch, công nghiệp... sẽ đem đến cho bạn đọc các thông tin hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Bùi Thị Tươi: Góp ý sửa đổi Luật Du lịch năm 2005 để cập nhật quá trình hội nhập quốc tế

Lê Mạnh Cường: Cải cách chính sách tiền lương quân đội trong bối cảnh hiện nay

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Ngô Thắng Lợi, Ngô Quốc Dũng: Những “điểm nghẽn” trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam và cách khắc phục

Nguyễn Minh Tuấn: Quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước: Thực trạng và giải pháp

Nguyễn Hồng Minh: Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam hướng tới nền công nghiệp 4.0

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Trần Thị Hồng Hạnh: Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành du lịch Việt Nam

Nguyễn Quang Huy: Chuyển mạng giữ số - MNP: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam

Đặng Thị Việt Đức: Quản lý giá cước bán lẻ dịch vụ viễn thông tại Việt Nam

Nguyễn Kim Thanh: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực ngành Xây dựng

Trương Văn Khánh: Các tổ chức công nghệ tài chính với cuộc cách mạng công nghiệp mới

Phạm Văn Tiệp: Vấn đề tự động hóa công nghệ tại các nhà máy sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam

NHÌN RA THẾ GIỚI

Trương Ngọc Anh: Lồng ghép nội dung về khởi nghiệp vào chương trình đào tạo: Kinh nghiệm từ Malaysia

Nguyễn Thị Hồng Lam: BOT trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông: Kinh nghiệm quốc tế và một số gợi ý cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Nguyễn Ngọc Tuấn, Nguyễn Thị Ngọc Huyền: Phát triển nhà ở thu nhập thấp khu vực đô thị Hà Nội

Đỗ Thúy Nga: Về hiện trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ tại TP. Hà Nội

Nguyễn Thị Hải: Phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang: Thực trạng và giải pháp

Nguyễn Văn Huy: Một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp dệt may tỉnh Nam Định

Nguyễn Bá Vận: Hà Nội hướng tới phát triển nền nông nghiệp sạch

Lê Thanh Bình, Trần Ngọc Tú: Phát triển du lịch Bình Thuận thành ngành kinh tế mũi nhọn

Lê Quang Vinh: Đẩy mạnh phát triển hợp tác xã tại tỉnh An Giang

-------------------------------------------

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Bui Thi Tuoi: Some comments on amendments to the 2005 Law on Tourism to update the process of international integration

Le Manh Cuong: Reforming policy on military pay in the current context

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Ngo Thang Loi, Ngo Quoc Dung: “Bottlenecks” in Vietnam’s economic growth and schemes to address

Nguyen Minh Tuan: Management of investment from state budget: Real situation and solutions

Nguyen Hong Minh: Renovating and improving Vietnam’s quality of human resources towards Industry 4.0

RESEARCH – DISCUSSION

Tran Thi Hong Hanh: To improve the competitiveness of Vietnam’s tourism industry

Nguyen Quang Huy: Mobile Number Portability: Opportunities and challenges for Vietnamese telecom enterprises

Dang Thi Viet Duc: Management of Vietnam’s retail charges in telecommunication service

Nguyen Kim Thanh: Solutions to improve the quality of human resources in construction industry

Truong Van Khanh: Financial technology organizations with the new industrial revolution

Pham Van Tiep: Automation issues in Vietnam’s feed mills

WORLD OUTLOOK

Truong Ngoc Anh: Adding the training of entrepreneurship into curriculum: Experience from Malaysia

Nguyen Thi Hong Lam: BOT in transport infrastructure development: International experience and some suggestions for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Nguyen Ngoc Tuan, Nguyen Thi Ngoc Huyen: Development of low-income housing in Hanoi's urban areas

Do Thuy Nga: About development of supporting industries in Ha Noi city

Nguyen Thi Hai: Development of industrial zones in Bac Giang province: Situation and solutions

Nguyen Van Huy: Some solutions to develop textile and garment enterprises in Nam Dinh province

Nguyen Ba Van: Ha Noi to develop clean agriculture

Le Thanh Binh, Tran Ngoc Tu: Turning tourism into a key industry in Binh Thuan

Le Quang Vinh: Promote cooperatives in An Giang province