Trong những năm qua, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cơ chế tài chính cho khoa học, công nghệ của Việt Nam đã có những bước đổi mới, đặc biệt là chuyển từ cơ chế cấp phát tài chính để thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ sang cơ chế quỹ. Tuy nhiên, cơ chế quỹ ở Việt Nam đang mới trong quá trình triển khai, vẫn còn những bất cập cần phải hoàn thiện. Tác giả Lê Văn Đức sẽ có những phân tích sâu hơn trong bài "Một số vấn đề về quỹ phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam hiện nay", qua đó đề xuất một số hướng giải quyết.

Tại dự thảo mới nhất về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường tiếp tục giữ nguyên đề xuất nâng khung thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu từ 1.000-4.000 đồng/ lít lên 3.000-8.000 đồng/lít như dự thảo ban đầu. Một trong những lý do cơ quan chức năng giải thích là nhằm cơ cấu lại nguồn thu, tránh chênh lệch nhiều về giá bán xăng dầu của Việt Nam và các nước có chung đường biên giới. Tuy nhiên, đề xuất cũng như lý giải này đang không nhận được sự đồng thuận của nhiều chuyên gia và người dân. Bài viết "Bàn về chính sách thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu" thể hiện quan điểm của tác giả Nguyễn Trung Trực ở góc độ khoa học, nhằm góp một phần công sức vào việc hoàn thiện chính sách thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu.

Nguồn vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (đầu tư công) tại Việt Nam là động lực quan trọng cho sự tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ hoạt động của các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế cần thiết phải sớm có biện pháp tháo gỡ. "Giải pháp tăng hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước" là bài viết của tác giả Hoàng Ngọc Huấn sẽ cho chúng ta thêm một cái nhìn về vấn đề này.

Việt Nam hiện đã kết thúc vòng đàm phán thứ 17 của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) cùng với 10 nước khu vực ASEAN và 6 nước đối tác. Nhiều cơ hội mới dự kiến sẽ mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực dệt may, thương mại dịch vụ... Tuy nhiên, đi kèm với đó cũng là những thách thức mà các doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ càng để vượt qua. Qua bài viết "Cơ hội và thách thức cho Việt Nam từ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực", tác giả Trương Thị Thùy Ninh sẽ phân tích rõ hơn về những tác động tới các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia Hiệp định RCEP.

Thuế thu nhập cá nhân được áp dụng phổ biến ở hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, góp phần không nhỏ vào điều tiết thu nhập công bằng xã hội và đóng góp cho ngân sách nhà nước. Bài viết "Nghiên cứu gánh nặng thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam" của tác giả Nguyễn Hữu Cung sẽ xem xét gánh nặng thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam trong mối tương quan với các chỉ số kinh tế vĩ mô. Qua đó, tác giả có đề xuất một vài hàm ý chính sách có thể giúp gánh nặng thuế thu nhập cá nhân tiệm cận mức tối ưu.

Cùng với một số bài viết trên, Tạp chí số này còn có các bài viết nông nghiệp, tài chính, ngân hàng, phát triển doanh nghiệp, hội nhập... sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho bạn đọc./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Vũ Hải Nam: Đẩy mạnh cơ chế tự chủ gắn với cơ cấu lại đơn vị sự nghiệp công lập

Lê Văn Đức: Một số vấn đề về quỹ phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam hiện nay

Nguyễn Trung Trực: Bàn về chính sách thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Hoàng Ngọc Huấn: Giải pháp tăng hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

Trương Thị Thùy Ninh: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam từ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Nguyễn Hữu Cung: Nghiên cứu gánh nặng thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam

Đinh Thị Nga: Hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển khoa học - công nghệ

Nguyễn Thị Đức Loan: Dự báo những tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 tới doanh nghiệp Việt Nam

Đỗ Phương Thảo: Về hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước hiện nay

Nguyễn Thị Lệ Ninh: Phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh

Nguyễn Thị Thu Huyền: Giảm thiểu rủi ro tín dụng ngân hàng: Góc nhìn từ khách hàng doanh nghiệp

NHÌN RA THẾ GIỚI

Trần Thị Liên Trang: ASEAN - “Phép màu thời hiện đại”

Phạm Thị Thu Hường: Xây dựng thương hiệu địa phương: Phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Bùi Thị Thùy Nhi: Phân cấp trong quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp: Nhìn từ thực tiễn của Hà Nội

Nguyễn Hồng Nhung: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay

Lê Thị Liên: Giải pháp xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế ở Hải Dương hiện nay

Nguyễn Thị Dương Nga: Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Thanh Hóa

Phạm Văn Tài: Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cao su của vùng Đông Nam Bộ

Cảnh Chí Hoàng, Phạm Thị Tuyết Nhung: Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Cà Mau theo hướng bền vững

KHOẢNG LẶNG

Chẫu Chàng: Chim khôi

--------------------------------------------------------

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Vu Hai Nam: To promote self-reliance in connection with restructuring public non-business units

Le Van Duc: Some issues about funds for science and technology development in Vietnam

Nguyen Trung Truc: Regarding policy on environmental protection tax on petroleum products

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Hoang Ngoc Huan: To increase efficiency of investment from the state budget

Truong Thi Thuy Ninh: RCEP: Opportunities and challenges for Vietnam

RESEARCH - DISCUSSION

Nguyen Huu Cung: Research on tax burden on personal income in Vietnam

Dinh Thi Nga: Completing policy on supporting enterprises to develop science and technology

Nguyen Thi Duc Loan: Future impacts of the 4.0 Industrial Revolution on Vietnamese enterprises

Do Phuong Thao: On the current performance of state-owned economic groups and corporations

Nguyen Thi Le Ninh: Agriculture development towards green growth

Nguyen Thi Thu Huyen: Minimizing credit risk: From the view of corporate customers

WORLD OUTLOOK

Tran Thi Lien Trang: ASEAN - “The miracle in modern times”

Pham Thi Thu Huong: Place branding: Methodology and practical experience

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Bui Thi Thuy Nhi: Decentralization of state management of industrial zones: Seen from the reality of Ha Noi

Nguyen Hong Nhung: Job creation for rural workers in Vinh Phuc province

Le Thi Lien: To improve civil servants working on management of economy in Hai Duong province

Nguyen Thi Duong Nga: Solutions for aquaculture development in Thanh Hoa province

Pham Van Tai: Boosting Southeast region’s export of rubber products

Canh Chi Hoang, Pham Thi Tuyet Nhung: To promote tourism in Ca Mau province towards sustainable development

THE WANDERING MIND

Chau Chang: The most beautiful bird