Trong hơn 30 năm đổi mới, số lượng hộ kinh doanh luôn cao hơn gấp nhiều lần doanh nghiệp. Điều đó cho thấy, một bộ phận lớn người dân, người lao động đang tham gia vào thị trường dưới phương thức tổ chức đơn giản, thiếu chuyên nghiệp. Để đạt mục tiêu đến năm 2020 cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động theo Nghị quyết số 35/NQ-CP, thì những hộ kinh doanh đủ điều kiện cần phải chuyển đổi sang doanh nghiệp. Song, trước hết, cần nhìn rõ những rào cản đang tồn tại hiện nay trong quá trình chuyển đổi này. Đó cũng là nội dung chính mà tác giả Lê Thị Thúy đề cập tới trong bài "Những rào cản trong chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp".

Kinh tế thị trường tự do với nghĩa không có sự can thiệp của nhà nước tự nhiên sẽ dẫn đến tập trung kinh tế, lũng loạn chính trị và bất bình đẳng xã hội. Chính phủ các nước trên thế giới từ lâu đã nhận thức được các tác động tiêu cực của kinh tế thị trường và có các chính sách điều chỉnh để giảm bớt các tác động bất lợi về xã hội của nó. Điểm khác nhau giữa kinh tế thị trường tự do và kinh tế thị trường xã hội là mức độ can thiệp của nhà nước để tạo ra một xã hội công bằng hơn, tốt đẹp hơn so với tình huống để cho thị trường quyết định hoàn toàn. Qua bài "Đặc điểm của kinh tế thị trường tự do và kinh tế thị trường xã hội: Một số hàm ý cho Việt Nam", tác giả Nguyễn Đình Cung và Đặng Quang Vinh sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn sự khác biệt này và Việt Nam cần lưu ý gì khi xây dựng nền kinh tế thị trường.

Trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển, các công ty xuyên quốc gia (TNCs) luôn thay đổi không ngừng với diện mạo và những biểu hiện mới. Bất kỳ một biểu hiện mới nào của TNCs cũng có thể tác động đến sự phát triển kinh tế của thế giới, không chỉ đối với nước sở tại, mà còn ở những nước có chi nhánh của nó. Với bài "6 biểu hiện mới của các công ty xuyên quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa", tác giả Nguyễn Thị Thu Hoài sẽ giúp chúng ta nhận biết những biểu hiện mới của TNCs. Đây là điều cần thiết đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam, để từ đó có những chính sách phù hợp nhằm tận dụng những cơ hội và hạn chế được tối đa các rủi ro do TNCs mang lại.

Sau 5 năm (2011-2015) thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới, diện mạo nhiều vùng nông thôn được đổi thay, hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu được nâng cấp, đời sống đa số nông dân được cải thiện. Tuy nhiên, so với mục tiêu phát triển giai đoạn 2016-2020 thì Chương trình này còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Những gợi ý giải pháp của tác giả Lê Thị Tường Thu trong bài "Một số giải pháp thực hiện thành công Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới" sẽ phần nào giải quyết được những hạn chế trong quá trình thực hiện Chương trình này.

Từ một quốc gia nghèo phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, Singapore đã “lột xác” thành một trong những trung tâm tài chính, thương mại hàng đầu thế giới. Bài viết "Kinh nghiệm phát triển kinh tế từ thành công của đảo quốc Singapore" của tác giả Nguyễn Hải Dương sẽ cho chúng ta thấy những gì mà Singapore đạt được từ thời kỳ lập quốc đến nay đáng để cho Việt Nam tham khảo, nhất là trong giai đoạn chúng ta đang nhìn lại 30 năm của quá trình đổi mới nền kinh tế.

Bên cạnh một số bài viết trên, Tạp chí số này còn có các bài về phát triển doanh nghiệp, năng suất lao động... cùng các bài phản ánh một số mặt trong phát triển kinh tế - xã hội tại một số địa phương sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Trần Thế Nữ, Trần Thế Tuân, Nguyễn Mạnh Đức: Cải cách thuế ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Lê Thị Thúy: Những rào cản trong chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Lê Quốc Lý: Giải pháp huy động mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân, thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước

Nguyễn Đình Cung, Đặng Quang Vinh: Đặc điểm của kinh tế thị trường tự do và kinh tế thị trường xã hội: Một số hàm ý cho Việt Nam

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Phí Thị Thu Trang: Năng suất lao động ở Việt Nam trước bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

Nguyễn Thị Thu Hoài: 6 biểu hiện mới của các công ty xuyên quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa

Lê Thị Tường Thu: Một số giải pháp thực hiện thành công Chương trình MTQG Xây dựng Nông thôn mới

Phạm Quang Huy: Phối hợp rà soát, đồng bộ thông tin đăng ký doanh nghiệp

Lê Duy Dũng: Đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp quân đội

Trần Thị Thanh Thúy: Hoạt động dịch vụ trong hệ thống ngân hàng: Cần tập trung phát triển để tạo lợi thế cạnh tranh

Lê Tiến Đạt, Dương Thị Thùy Tiên: Về công tác đãi ngộ nhân lực tại Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel

NHÌN RA THẾ GIỚI

Nguyễn Hải Dương: Kinh nghiệm phát triển kinh tế - Từ thành công của đảo quốc Singapore

Nguyễn Thị Thanh Huyền: Kinh nghiệm quốc tế về xuất khẩu gạo: Một số đề xuất cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Bùi Thị Thu Trang: Vấn đề quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với DNNN trong lĩnh vực xây dựng tại TP. Hà Nội

Nguyễn Thị Hương Lan: Nâng cao năng lực cạnh tranh các DNNVV tại TP. Vĩnh Yên: Thực trạng và giải pháp

Nguyễn Thị Dương Nga: Giải pháp để phát triển HTX ở tỉnh Vĩnh Phúc

Bùi Huy Cường: Bàn về giải pháp tăng cường thu hút đầu tư tại tỉnh Hưng Yên

Hồ Phước Thành: Gia Lai: Cơ hội lớn cho các nhà đầu tư

Nguyễn Minh Ngọc: Về cơ chế điều phối, phối hợp để phát huy vai trò của Khu Công nghệ cao Đà Nẵng với miền Trung

CHUYÊN TRANG ĐÀ NẴNG

Huỳnh Đức Thơ: Đà Nẵng nắm bắt thời cơ đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội

Trần Văn Sơn: Đà Nẵng tập trung tái cơ cấu đầu tư công, phát triển kinh tế theo hướng bền vững

Ngô Quang Vinh: Đà Nẵng hướng tới phát triển du lịch bền vững

------------------------------------

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Tran The Nu, Tran The Tuan, Nguyen Manh Duc: Tax reform in Vietnam in the context of international integration

Le Thi Thuy: Barriers in converting household businesses into enterprises

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Le Quoc Ly: Solutions to mobilize, all resources and people’s creativity to successfully implement the national renovation

Nguyen Dinh Cung, Dang Quang Vinh: Characteristics of free market economy and social market economy: Some implications for Vietnam

RESEARCH - DISCUSSION

Phi Thi Thu Trang: Vietnam’s labor productivity in the context of Industrial Revolution 4.0

Nguyen Thi Thu Hoai: 6 new manifestations of transnational companies in the context of globalization

Le Thi Tuong Thu: Some schemes to successfully execute New Rural Construction Program

Pham Quang Huy: Coordination in checking and syncing information about enterprise registration

Le Duy Dung: Boosting arrangement and renovation of military enterprises

Tran Thi Thanh Thuy: Focus on service activities of banking system to enhance competitive advantage

Le Tien Dat, Duong Thi Thuy Tien: Concerning human resource treatment at Viettel International Investment Joint Stock Company

WORLD OUTLOOK

Nguyen Hai Duong: Experience in economic development: Seen from the success of Singapore

Nguyen Thi Thanh Huyen: International experience of rice exports: Several suggestions for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Bui Thi Thu Trang: Management of corporate income tax in Ha Noi-based construction state-owned enterprises

Nguyen Thi Huong Lan: Improving the competitiveness of SMEs in Vinh Yen city: Current situation and solutions

Nguyen Thi Duong Nga: To upgrade cooperatives in Vinh Phuc province

Bui Huy Cuong: Discussion on the solutions to enhance investment attraction into Hung Yen province

Ho Phuoc Thanh: Gia Lai: A big opportunity for investors

Nguyen Minh Ngoc: Mechanism of coordinating and promoting the role of Da Nang Hi-Tech Park for Central region

SPECIAL PAGES ABOUT DA NANG

Huynh Duc Tho: Da Nang grasps opportunities to accelerate socio-economic development

Tran Van Son: Da Nang focuses on restructuring public investment, and boosting economy towards sustainability

Ngo Quang Vinh: Da Nang takes aim at sustainable tourism development