Đây là một trong những nội dung được công bố tại Hội thảo công bố báo cáo cuối cùng về Tham vấn chính sách về thực hiện quản lý chất thải rắn tổng hợp ở Việt Nam được Viện Chiến lược và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc đã tổ chức vào ngày 20/06 tại Hà Nội. Chương trình nhằm mục tiêu xây dựng đề án quản lý chất thải rắn tổng hợp tối ưu phù hợp với điều kiện của Việt Nam, thực hiện khảo sát cơ bản nhằm xây dựng bãi chôn lấp chất thải công nghiệp tại 2 tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên.

Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam đang rất bất cập

Tại Việt Nam, chất thải rắn được coi là thứ không cần thiết trong quá trình sản xuất, hoạt động doanh nghiệp, đời sống thường ngày. Do đó, chất thải rắn được chia thành 3 loại. Một là, chất thải rắn sinh hoạt; hai là, chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn y tế. Trong đó, chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn y tế lại được chia nhỏ thành chất thải rắn nguy hại và chất thải rắn không nguy hại.

Quang cảnh hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS. TS Bùi Tất Thắng, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, trong vài thập kỷ qua, đặc biệt là trong khoảng 10 năm trở lại đây, cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh chóng thì khối lượng chất thải, nhất là chất thải rắn tăng nhanh, đặt ra yêu cầu phải xử lý một cách tổng hợp.

GS. Kim Seungdo, Khoa Công nghệ sinh học môi trường, trường Đại học Hallym Hàn Quốc, Trưởng nhóm Tư vấn đánh giá dự án tham vấn cho biết, Việt Nam là đất nước phát triển nhanh, lượng chất thải rắn phát sinh rất lớn. Chất thải rắn tăng lên đáng kể, vượt quá khả năng xử của Việt Nam. Cụ thể, từ năm 2006 đến năm 2010, Việt Nam tăng trưởng nhanh, mức độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm, điều này cũng khiến lượng chất thải rắn tăng lên nhanh chóng. Năm 2015, lượng chất thải rắn phát sinh tăng khoảng 3,4% so với năm 2003.

Vào năm 2011, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hai chiến lược rất quan trọng định hướng cho phát triển Việt Nam trong thời kỳ đến năm 2020 và xa hơn: Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2020 và Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020. Việt Nam cũng đã cam kết tham gia Chương trình nghị sự phát triển bền vừng của Liên hợp quốc đến năm 2030, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) sau khi đã đạt được hầu hết các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) đề ra cho năm 2015 - PGS. TS Bùi Tất Thắng

Chưa kể, qua khảo sát thực tế cho thấy, việc quản lý chất thải rắn ở Việt Nam đang bộc lộ nhiều bất cập, như: chất thải rắn đang được quản lý theo từng bộ ngành, do vậy cần phải thận trọng xem xét giữa các Bộ khác biệt và mâu thuẫn trong việc quản lý chất thải rắn hay không. Thứ hai, có quá nhiều văn bản pháp luật liên quan tới chất thải rắn, vì vậy đa số đều có vấn đề vệ mặt nhất quán. Điều này cho thấy, nhiều bộ luật, nhiều đơn vị cùng thực hiện quản lý chất thải rắn sẽ dẫn đến tình trạng trùng lặp, chồng chéo. Ví dụ, chất thải rắn y tế do Bộ Y tế quản lý. Với cách phân chia này nhìn có vẻ hợp lý nhưng còn có nhiều vấn đề bất cập.

Đáng chú ý, thành phần chất thải rắn ở Việt Nam có thành phần bắt cháy cao, chiếm lệ lên đến trên 80%; Thành phần hữu cơ như thức ăn chiếm hơn 50%; Nhựa phát sinh chiếm tỷ lệ trên 10%.

Cần triển khai 4 nhiệm vụ cơ bản

GS. Kim Seungdo nhấn mạnh, năm 2009, Việt Nam đã ban hành Quyết định số 2149/QĐ-TTG, ngày 17/12/2009 phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo GS. Kim Seungdo, ông chỉ xét quan điểm về quản lý chất thải rắn; tầm nhìn, mục tiêu và chọn những mục tiêu có thể đạt được, sau cùng là kế hoạch hành động. Cụ thể, quan điểm hệ thống quản lý chất thải rắn tổng hợp của Quyết định 2149/QĐ-TTG ghi rõ, thứ nhất: giảm thiểu gây hại với môi trường đi đôi với phát triển bền vững; thứ hai, tuân thủ theo nguyên tắc người gây ô nhiễm môi trường phải chịu trách nhiệm chi trả; Thứ ba là ngăn ngừa và hạn chế phát sinh nước thải tại nguồn, nâng cao tái chế chất thải.

Mục tiêu của năm 2009, tỷ lệ thu gom rác đạt từ 70-80%, mục tiêu đến năm 2010 là 90%, tỷ lệ phân loại rác tại hộ gia đình là 30%, tại doanh nghiệp là 70%. Ngoài ra còn các mục tiêu phân loại về chất thải rắn phát sinh. Lượng chất thải rắn phát sinh ở đô thị trung bình dưới 1kg/người/ngày.

Mục tiêu đến năm 2025 là xây dựng hệ thống quản lý rác thải tổng hợp có phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng và tái sản xuất và xử lý bằng công nghệ tiên tiến. Nâng cao nhận thức của người dân về hệ thống quản lý chất thải rắn tổng hợp và tạo nếp sống thân thiện với môi trường. Xây dựng cơ sở hạ tầng, điều kiện nguồn tài chính và nhân lực cần thiết cho hệ thống quản lý chất thải rắn tổng hợp.

Tầm nhìn đến năm 2050 là sẽ thu gom toàn bộ 100% chất thải rắn phát sinh, tăng cường tái sử dụng, tái chế và áp dụng công nghệ xử lý tiên tiến, thân thiện với môi trường và phù hợp với từng địa phương, giảm thiểu việc chôn lấp rác thải.

Chất thải rắn tại Việt Nam đang tăng nhanh, đặt ra yêu cầu phải xử lý một cách tổng hợp

Trên cơ sở đó, GS. Kim Seungdo nhận định Việt Nam cần thực hiện 4 nhiệm vụ cơ bản, gồm: Một là, hạn chế phát sinh chất thải rắn; Hai là, tăng cường tái sử dụng tái chế; Ba là, xử lý chất thải rắn hợp vệ sinh; thứ tư là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến quản lý chất thải rắn tổng hợp (lập hệ thống quản lý chất thải rắn). Ngoài 4 nhiệm vụ cơ bản trê thì cần nâng cao nhận thức của người dân trong việc phân loại và quản lý chất thải.

Thực tế, theo luật pháp Việt Nam hiện hành quy định, để quản lý và xư lý chất thải rắn, chất thải rắn cần được phân loại tại nguồn thành chất hữu cơ có thể phân hủy sinh học, chất thải có thể sử dụng tái chế và nhóm khác. Chất thải rắn sinh hoạt sau khi được phân loại phải được lưu giữa theo phương pháp thân thiện với môi trường. UBND địa phương có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức phân loại chất thải sinh hoạt phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

Việt nam cũng có các quy định rõ ràng liên quan tới thu gom và vận chuyển chất thải rắn, đặc biệt có quy định không được để rò rỉ nước thải ra ngoài trong quá trình vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

Đặc biệt, Chính phủ Việt Nam quy định, công nghệ xử lý chất thải rắn hiện có thể áp dụng như công nghệ chuyển hóa thành phân bón hữu cơ, công nghệ đốt, công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh, công nghệ tái chế và phát điện… Khi lựa chọn công nghệ thì phải phù hợp với tiêu chuận và quy dịnh về công nghệ cũng như môi trường, đồng thời phải phù hợp với kinh tế địa phương nơi định xây dựng cơ sở xử lý.

Liên quan đến viêc xây dựng cơ sở vận hành cơ sở xử lý chất thải, phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ sở xử lý chất thải đáp ứng điều kiện quy định về kỹ thuật, quy trình, yêu cầu về bảo vệ môi trường EPR và tùy theo từng dự án cụ thể mà Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND địa phương sẽ cấp giấy phép đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Tham khảo kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Theo ông Park Jong Gyu, Trưởng đại diện ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc tại Hà Nội: Hàn Quốc là quốc gia phát triển nhanh chóng và trong quá trình phát triển, Hàn Quốc trải qua nhiều vấn đề liên quan đến xử rác thải. Thông qua dự án lần này, Hàn Quốc muốn chia sẻ kinh nghiệm, cách khắc phục vấn đề, giúp Việt Nam phát triển và nâng lên một tầm cao mới thông qua việc quản lý môi trường hiệu quả. Đặc biệt, dự án lần này bao gồm cả khảo sát tính khả thi về việc xây dựng và việc chôn lấp tại hai tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên. Hy vọng, 2 Tỉnh này sẽ là những đơn vị dẫn đầu trong việc quản lý chất thải rắn ở Việt Nam.

GS. Kim Seungdo: Hiện nay Việt Nam đang rơi vào hoàn cảnh Hàn Quốc 30 năm trước. Đó là thời điểm năm 1982, tỷ lệ chôn lấp chất thải tại Hàn Quốc là 96%, đến năm 2013 đã thay đổi lớn, tỷ lệ chôn lấp giảm còn 16%, lượng tái chế tăng lên đến 59%, đốt rác là 25% .

Tại hội thảo, GS. Kim Seungdo cũng chỉ ra, Ba đặc trưng của quản lý chất thải rắn Hàn Quốc: Lượng phát sinh cao; chất thải rắn đa dạng; nhiều chất thải rắn khó xử lý an toàn. Bên cạnh đó, đất đai của Hàn Quốc quá hạn hẹp so với sự phát triển nên có nhiều hạn chế trong việc xây dựng bãi chôn lấp.

Theo đó, Hàn Quốc đã bắt chước Nhật Bản, Thụy Sĩ… vốn là các nước có nguồn đất hạn hẹp giống Hàn Quốc. Sau đó, Hàn Quốc cân nhắc thúc đẩy chính sách xử lý chất thải rắn chủ yếu tập trung vào đốt, tuy nhiên đã vấp phải hiện tượng NIMBY (not in my back yard) không mong muốn nên Hàn Quốc đã có sự biến đổi lớn về chính sách. Đó chính là sử dụng tái chế thay cho đốt rác, đồng thời thúc đẩy giảm thiểu lượng rác phát sinh chất thải rắn. Hiện, Hàn Quốc đã tiến thêm một bước, coi chất thải rắn là một nguồn tài nguyên tuần hoàn, rác thải không phải là đối tượng xử lý, mà là một nguồn tài nguyên. Đây là xu hướng xử lý chất thải rắn tại Hàn Quốc .

Do vậy, ông Kim khuyến nghị, Việt Nam cần phải chú ý để cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn của Việt Nam như sau: cần hệ thống để có thể quản lý một cách có hệ thống và chính xác lượng phát sinh theo từng loại rác thải; cần đánh giá quá trình thực hiện chiến lược quốc gia về hệ thống quản lý rác thải tổng hợp; khi lập chiến lược cần lựa chọn kế hoạch và mục tiêu có thể thực hiện được để xúc tiến và kiểm tra./.