Bởi lẽ, ở những thị trường này cơ hội việc làm cho lao động Việt Nam là rất lớn. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp thay vì tập trung mở rộng các thị trường có yêu cầu khắt khe, đã tập trung xúc tiến một số thị trường phù hợp hơn với chất lượng lao động của Việt Nam, như: Lào, Thái Lan, các nước châu Phi.

Lao động Việt Nam sang Lào làm việc đều rất dễ thích nghi bởi chi phí khá rẻ, không gặp khó khăn trong giao tiếp

Thí dụ tại thị trường Lào, hiện nước này đang trong giai đoạn phát triển nên cần khá nhiều lao động phổ thông và lao động có kỹ năng nghề nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, Việt Nam và Lào có hợp tác rất nhiều trên phương diện hỗ trợ cũng như đầu tư khiến cho việc sang Lào làm việc được dễ dàng hơn. Tại thị trường Lào, lao động Việt Nam sang làm việc tại thị trường này đều rất dễ thích nghi bởi chi phí khá rẻ, không gặp khó khăn trong giao tiếp.

Liên quan đến vấn đề này, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đã có hướng dẫn một số quy định liên quan đến đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại các dự án trúng thầu, nhận thầu, đầu tư tại Lào.

Theo đó, chậm nhất là 20 ngày trước ngày đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài phải gửi báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài kèm theo bản sao hợp đồng trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài hoặc bản sao Giấy chứng nhận đầu tư và tóm tắt nội dung đầu tư ra nước ngoài, danh sách người lao động ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài gồm các nội dung: Phương án sử dụng và quản lý người lao động ở nước ngoài (số lượng người lao động, ngành, nghề, thời hạn làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, điều kiện sinh hoạt...) và Phương án tài chính đưa NLĐ về nước trong trường hợp bất khả kháng.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phải xem xét và trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp, nếu không chấp thuận phải nêu rõ lý do. Doanh nghiệp tham khảo các quy định tại: Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP của Chính phủ./.