Nguyễn Đình Thành

Viện Nghiên cứu Công nghệ Hỗ trợ Nông nghiệp

Lê Vũ Toàn, Chử Đức Hoàng

Bộ Khoa học và Công nghệ

Vũ Ngọc Anh

TÓM TẮT

Hiện nay, các mô hình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh đang dần thay đổi cách thức vận hành của kinh tế nông nghiệp. Tuy vậy, để có thể tiếp cận với thế giới, đưa các sản phẩm nông nghiệp ra các nước, hay thu hút vốn đầu tư nhiều hơn nữa từ các đối tác nước ngoài vẫn còn là vấn đề đặt ra. Bài viết này đánh giá khả năng hội nhập quốc tế của các chủ thể sản xuất, kinh doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Việt Nam, qua đó đề xuất một vài giải pháp phù hợp.

Từ khóa: nông nghiệp công nghệ cao, chuỗi liên kết sản xuất, hội nhập quốc tế, FDI

GIỚI THIỆU

Hội nhập quốc tế trong kinh tế nông nghiệp không chỉ hướng đến mục tiêu tăng cường giá trị xuất khẩu, đóng góp vào tổng sản phẩm quốc dân, mà còn là giải pháp để chuyển đổi hoạt động sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Thông qua mục tiêu hội nhập quốc tế, các chủ thể kinh tế nông nghiệp tiếp cận và tham gia trực tiếp vào các hình thức kinh tế nông nghiệp. Mặc dù vậy, bối cảnh đó cũng khiến các sản phẩm nông nghiệp và các doanh nghiệp, nông dân Việt Nam đứng trước sự cạnh tranh gay gắt, trong khi hàng hóa nông sản và nông dân là những đối tượng dễ bị tổn thương và năng lực cạnh tranh yếu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, việc nâng cao năng lực hội nhập của nông nghiệp công nghệ cao là cần thiết.

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO CỦA VIỆT NAM

Theo Trung tâm WTO và Hội nhập, tính đến tháng 07/2019, Việt Nam đã ký 13 hiệp định thương mại tự do (FTA) với các quốc gia và nền kinh tế trên thế giới. Cùng với các FTA thông thường, Việt Nam còn tích cực tham gia vào FTA thế hệ mới, trong đó nổi bật là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và FTA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Trong sân chơi toàn cầu đó, ngành nông nghiệp đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng ấn tượng trong xuất khẩu những năm qua.

Giai đoạn 2012-2019, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt bình quân trên 2,6%/năm, đặc biệt các năm 2018 và 2019 lần lượt đạt 3,76% và 3,2% (Hình). Về mặt giá trị, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2019, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng xuất khẩu nông sản đạt kết quả cao nhất từ trước cho đến nay với 41,3 tỷ USD. Tổng giá trị xuất khẩu nông sản năm 2019 tăng 16 lần so với năm 1995 – thời điểm Việt Nam gia nhập ASEAN. Một số sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao trên thế giới, bao gồm: hạt điều, ớt, cá tra, cà phê, đồ gỗ và gạo. Thị trường tiêu thụ nông sản của Việt Nam ngày càng được mở rộng, từng bước khẳng định vị thế toàn cầu, có mặt tại thị trường trên 185 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều thị trường khó tính, như: Mỹ, Nhật Bản, EU, Úc, Hàn Quốc... Xuất khẩu nông sản Việt Nam hiện nay đứng thứ 2 Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới.

Hình: Tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Qua nghiên cứu của nhóm tác giả, có thể đánh giá năng lực hội nhập quốc tế của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam qua những khía cạnh sau:

Thông qua khả năng thu hút nguồn vốn FDI

Thời gian qua, số vốn FDI thu hút vào ngành nông nghiệp không ổn định, thu hút vốn FDI cho nông nghiệp chỉ trên dưới 1% tổng vốn FDI, chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số vốn FDI đăng ký tại Việt Nam (Bảng). Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, lũy kế các dự án còn hiệu lực chỉ chiếm 0,97% năm 2019. Vốn FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh chế biến gỗ và lâm sản, chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc. Hình thức đầu tư FDI trong lĩnh vực nông nghiệp còn thiếu đa dạng, chủ yếu là hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Bảng: Vốn đầu tư FDI vào ngành nông nghiệp giai đoạn 2012-2018

Năm

Tổng số FDI đăng ký

(triệu USD)

Tổng số FDI đăng ký

vào ngành nông nghiệp

(triệu USD)

Tỷ trọng FDI vào nông nghiệp trên tổng vốn FDI đăng ký (%)

2012

13.013,34

87,89

0,68

2013

22.352,20

97,67

0,44

2014

20.230,93

91,68

0,45

2015

24.115,00

258,00

1,07

2016

24.373,00

99,47

0,41

2017

35.883,85

191,55

0,53

2018

35.465,56

140,85

0,40

2019

38.019,11

99,32

0,26

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài

Nguyên nhân khiến thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp nói chung, nông nghiệp công nghệ cao nói riêng còn thấp là do: (1) Hoạt động sản xuất nông nghiệp luôn tiềm ẩn những rủi ro về công nghệ và giá cả. Vì vậy, rất khó khăn trong thu hút đầu tư, đặc biệt là những dự án đầu tư lớn; (2) Sản xuất nông nghiệp của Việt Nam quy mô nhỏ, phân tán, chủ yếu là quy mô các hộ gia đình, do đó các đối tác đầu tư nước ngoài gặp khó khăn khi quá nhiều đầu mối liên kết, khó khăn trong tổ chức sản xuất, thu hoạch; (3) Trình độ lao động thấp, kỷ luật lao động cũng như tính chuyên nghiệp trong lao động không cao, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu.

Rào cản kỹ thuật khi tham gia thị trường quốc tế

Các nước nhập khẩu nông sản đều có tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm riêng. Quốc gia càng phát triển, thì tiêu chuẩn càng cao. Tuy vậy, hầu hết các tổ chức xuất khẩu nông sản Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hợp tác xã hay hộ nông dân, năng lực đầu tư khoa học, công nghệ cho bảo quản, chế biến và tổ chức vùng nguyên liệu còn yếu, nên khó đáp ứng yêu cầu. Ngay cả khi đã áp dụng thành công khoa học, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, cũng như tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm, thì việc đáp ứng được các tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu vẫn là một thách thức với các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam. Thống kê cho thấy, chỉ 5% nông sản xuất khẩu đạt tiêu chuẩn quốc tế (Tường Linh, 2019). Trong khi ngành nông nghiệp vẫn đang loay hoay xây dựng chất lượng với những tiêu chuẩn cụ thể cho các sản phẩm mũi nhọn, như: gạo, cà-phê, trái cây, thủy sản…, thì không ít nông sản của nhiều quốc gia trong khu vực đã giành thắng lợi trên thị trường thế giới, như: muối, tiêu Kampot (Campuchia), ớt, dừa, sầu riêng (Thái Lan). Tuy vậy, hầu hết các tổ chức xuất khẩu nông sản Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hợp tác xã hay hộ nông dân, năng lực đầu tư khoa học, công nghệ cho bảo quản, chế biến và tổ chức vùng nguyên liệu còn yếu, nên khó đáp ứng yêu cầu. Ngay cả khi đã áp dụng thành công khoa học, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, cũng như tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm, thì việc đáp ứng được các tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu vẫn là một thách thức với các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam. Thống kê cho thấy, chỉ 5% nông sản xuất khẩu đạt tiêu chuẩn quốc tế (Tường Linh, 2019). Trong khi ngành nông nghiệp vẫn đang loay hoay xây dựng chất lượng với những tiêu chuẩn cụ thể cho các sản phẩm mũi nhọn, như: gạo, cà-phê, trái cây, thủy sản…, thì không ít nông sản của nhiều quốc gia trong khu vực đã giành thắng lợi trên thị trường thế giới, như: muối, tiêu Kampot (Campuchia), ớt, dừa, sầu riêng (Thái Lan).

Một trong những mặt trái dễ thấy của việc áp dụng khoa học, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp chưa bài bản đó là hiện nay, Việt Nam xuất khẩu nông nghiệp với số lượng lớn, nhưng chủ yếu là xuất khẩu thô, hoặc mới chỉ qua sơ chế đơn giản, chưa chú ý đúng mức đến chất lượng hàng hóa, chưa tạo dựng được thương hiệu trên thị trường quốc tế, làm cho năng lực cạnh tranh kém. Có thể lấy ví dụ với ngành cà phê, hồ tiêu - hai mặt hàng đứng top đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu, nhưng lại chủ yếu là xuất thô, khó cạnh tranh và không có thương hiệu.

Năng lực liên kết giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh nông nghiệp còn yếu

Trong chuỗi giá trị nông nghiệp, mối liên kết giữa người nông dân và doanh nghiệp đóng vai trò then chốt, trong đó doanh nghiệp cung cấp đầu vào, hướng dẫn người nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn của thị trường, vừa đảm bảo đầu ra của sản phẩm. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, các chuỗi giá trị nông nghiệp còn chưa bền vững, tình trạng không tuân thủ hợp đồng đã ký giữa doanh nghiệp và người nông dân khi có rủi ro về thị trường hoặc giá cả biến động dẫn đến khó khăn khi khuyến khích các doanh nghiệp tham gia liên kết với nông dân.

Hơn nữa, trong liên kết với thị trường xuất khẩu nông nghiệp, còn tồn tại tình trạng người sản xuất chưa đảm bảo các tiêu chuẩn sản xuất, chất lượng, bao bì bảo quản, mẫu mã, nên khó đáp ứng nhu cầu thu mua của các nhà phân phối, hạn chế hàng nông sản xuất khẩu sang các nước phát triển.

MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

Nhằm tăng cường khả năng hội nhập quốc tế của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Việt Nam, qua phân tích thực trạng ở trên, nhóm tác giả kiến nghị một vài giải pháp, như sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh thu hút FDI cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Từng bước giảm thiểu rủi ro đầu tư trong nông nghiệp và tăng cường thực hiện quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ bản quyền đối với sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời rà soát, điều chỉnh các thủ tục, chính sách để giảm rào cản đầu tư FDI, tạo được sân chơi bình đẳng, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, loại bỏ đối xử ưu tiên cho các doanh nghiệp trong nước.

Thứ hai, tăng cường liên kết trong kinh tế nông nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, thì liên kết là giải pháp quan trọng để khắc phục hạn chế của sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chi phí cao. Đồng thời, phát huy được các thế mạnh, như: tận dụng nguồn cung, hệ thống phân phối sản phẩm, cũng như tạo được đối trọng đối với các chủ thể trung gian trong phân phối sản phẩm nông nghiệp. Ở đây, hình thức hợp tác xã là một phương thức tốt để thực hiện vai trò liên kết giữa các nhà. Thông qua các hợp tác xã, các hộ nông nghiệp, các nhà sản xuất nhỏ có thể tập hợp tài sản của mình và có được năng lực đủ mạnh để vượt qua các rào cản thị trường và các ràng buộc khác, như: thiếu khả năng tiếp cận tài nguyên và thiếu tiếng nói mang tính quyết định.

Ngoài mô hình liên kết nông nghiệp mang tính chiều ngang như hợp tác xã, cũng cần tích cực phát huy liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với hợp tác xã và các hộ nông nghiệp. Đây là liên kết theo chiều dọc nhằm xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng nông sản hướng đến nông nghiệp bền vững.

Thứ ba, nâng cao vai trò của Nhà nước trong hình thành và phát huy chuỗi liên kết giá trị trong nông nghiệp, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.

- Vai trò điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế nông nghiệp, như: giám sát ký kết hợp đồng giữa bên sản xuất và bên tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo nguyên tắc các bên tham gia liên kết đều bình đẳng và cùng có lợi, góp phần xây dựng các mối liên kết bền vững, hiệu quả; điều chỉnh bằng cách giúp đỡ, tạo môi trường thuận lợi cho các quan hệ giữa các chủ thể kinh tế nông nghiệp phát triển tối ưu, phát huy hiệu quả.

- Vai trò định hướng, hỗ trợ, bao gồm: (1) Hỗ trợ nghiên cứu bằng cách thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu một cách có hệ thống để xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng các công nghệ mới vào trong lĩnh vực nông nghiệp. Bởi, việc các nghiên cứu các giống mới, công nghệ mới thường hàm chứa mức độ rủi ro cao, dẫn đến các doanh nghiệp tư nhân sẽ không khuyến khích hoạt động nghiên cứu nếu như không được tài trợ trực tiếp từ khu vực công; (2) Hỗ trợ kỹ thuật thông qua chuyển giao kỹ thuật, công nghệ trong nông nghiệp, đặc biệt là các hộ nông dân. Các chủ thể kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là các hộ nông dân thường gặp khó khăn trong việc lựa chọn các kỹ thuật, công nghệ thay thế phương thức đang tồn tại. Vì vậy, cần có phương thức để giúp người nông dân được tiếp cận nhiều hơn với các tiến bộ khoa học, công nghệ và chuyển giao kiến thức cho họ thông qua các hình thức đào tạo, chia sẻ kiến thức. Áp dụng các chính sách ưu đãi để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, xanh, sạch và hữu cơ. Ngoài ra, các giải pháp công nghệ trung gian như máy móc giản đơn, dễ sử dụng, giá thành hợp lý có thể khuyến khích nông dân quy mô nhỏ thử nghiệm chúng.

Thứ tư, phát triển các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo địa phương. Các địa phương cần dựa trên lợi thế và nhu cầu thị trường nội địa, thị trường xuất khẩu để lựa chọn sản phẩm chính cho quy hoạch sản xuất nông nghiệp của địa phương mình. Đồng thời, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ kèm theo, kết nối các chủ thể tham gia sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp một cách phù hợp. Về phía Chính phủ, cần đóng vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp địa phương, các tổ chức nông dân và thị trường hoặc các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh lớn bằng cách cung cấp thông tin thị trường, môi giới thị trường và môi giới đầu tư./.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012-2019). Báo cáo tổng kết công tác các năm 2012-2019 và phương hướng, nhiệm vụ công tác các năm 2013-2020

2. Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012-2019). Tình hình thu hút Đầu tư nước ngoài năm 2012 đến 2019

3. Tường Linh (2019). Nông sản Việt Nam - Rào cản chất lượng, truy cập từ https://doanhnhansaigon.vn/kinh-doanh/nong-san-viet-nam-rao-can-chat-luong-1093043.html

4. Trung tâm WTO và Hội nhập (2019). Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 7/2019, truy cập từ http://www.trungtamwto.vn/an-pham/12065-tong-hop-cac-fta-cua-viet-nam-tinh-den-than

Summary

The models of hi-tech and smart agricultural production and business have been gradually changing the operation of agricultural economy. However, to access to global market, export agricultural products to other countries, or attract more investment from foreign partners are now the problems. This paper assesses the possibility of international integration of hi-tech agricultural production and business entities in Vietnam, and then proposes several proper solution

Keywords: hi-tech agriculture, production chains, international integration, FDI