Trong 46 văn bản có những văn bản đáng chú ý là: Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam (Bộ Công an chủ trì); Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Phí và lệ phí và Nghị định quy định về lệ phí đăng ký nuôi con nuôi (Bộ Tài chính chủ trì); Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên và môi trường); Nghị định quy định chi tiết về tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin và trách nhiệm bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo từng cấp độ (Bộ Thông tin và Truyền thông); Nghị định quy định chi tiết về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bộ trưởng các bộ chủ trì soạn thảo phải trực tiếp chỉ đạo, ưu tiên tập trung bố trí đủ nhân lực và kinh phí cho việc nghiên cứu, soạn thảo các văn bản, bảo đảm chất lượng và tiến độ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, các bộ phối hợp với các cơ quan có liên quan chủ động nghiên cứu xây dựng, ban hành các thông tư quy định chi tiết thi hành các vấn đề được luật giao, bảo đảm chất lượng, tiến độ, để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của luật.

Năm 2015, Chính phủ đã ban hành 3.571 văn bản quy phạm pháp luật. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, đến cuối năm 2015 còn nợ 34 văn bản, tăng 16 văn bản so với năm 2014. Trong số văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh, rất ít văn bản bảo đảm có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của luật, pháp lệnh, nhất là việc ban hành các thông tư, thông tư liên tịch./.