Sáng nay (30/3) tại Hà Nội, Chính phủ tổ chức Hội nghị về thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng năm 2018 nhằm nắm bắt sâu hơn về tình hình sản xuất kinh doanh quý I/2018, dự báo khả năng thực hiện các mục tiêu sản xuất chủ yếu các quý và cả năm của các ngành, lĩnh vực. Tại Hội nghị này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố 2 kịch bản dự kiến tăng trưởng 2018.

Kịch bản 1, tăng trưởng GDP năm 2018 là 6,7%

Kịch bản 1 tương ứng với mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2018 ở mức cao (6,7%) theo Nghị quyết của Quốc hội và mục tiêu phấn đấu của Chính phủ đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2018. Với mức tăng trưởng dự báo của Quý I là 7,47%, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 2,84%; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 10,83% và khu vực dịch vụ đạt 6,38%, đòi hỏi tất cả các ngành, các cấp đều phải nỗ lực, cố gắng.

Lý giải cho kịch bản này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, do kết quả các quý I năm 2018 so sánh với một nền khá thấp của quý I năm 2017 nên kết quả là khá cao trong khi đó, các quý còn lại của năm 2017 có nhiều bứt phá, đạt mức khá cao. Bên cạnh đó, dự kiến năm 2018 không có những nhân tố đột phá như năm 2017 (ví dụ như tăng trưởng đột phá của Samsung với sản phẩm mới Note 8 vào tháng 5/2017 hoặc nhà máy thép Formosa lần đầu tiên đi vào sản xuất với quy mô lớn vào tháng 7/2017...). Khi so sánh, kết quả của các quý còn lại năm 2018, tất cả các lĩnh vực đều phải đạt mức tăng trưởng cao.

"Đây là kịch bản phấn đấu nhưng vẫn có thể đạt được", Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.

Theo kịch bản này, các ngành, các cấp cần kiên trì, kiên định thực hiện các mục tiêu, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, đồng thời có sự theo dõi chặt chẽ những diễn biến cụ thể từng tháng, từng quý của ngành, lĩnh vực và từng sản phẩm để có những giải pháp và đối sách phù hợp, tận dụng triệt để những thuận lợi và cơ hội cả ở trong và ngoài nước đem lại để phục vụ cho mục tiêu phát triển của ngành, lĩnh vực.

Bảng 1: Dự kiến kịch bản 1, tăng trưởng GDP năm 2018 là 6,7%

TT

Chỉ tiêu

Thực hiện năm 2017

Kịch bản năm 2018

Q1

Q2

6T

Q3

9T

Q4

CN

Q1

Q2

6T

Q3

9T

Q4

CN

GDP

5,15

6,36

5,83

7,38

6,41

7,65

6,81

7,47

6,83

7,11

6,61

6,92

6,25

6,70

1

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

2,08

3,05

2,75

3,14

2,89

2,94

2,90

2,84

2,94

2,91

3,19

3,01

3,14

3,05

2

Công nghiệp và Xây dựng

4,48

7,03

5,89

9,32

7,17

9,69

8,00

10,83

8,71

9,65

7,09

8,68

5,61

7,65

-

Công nghiệp

3,97

6,63

5,42

9,62

6,95

9,78

7,85

11,48

8,84

10,02

6,48

8,70

4,38

7,30

-

Xây dựng

7,60

9,13

8,50

8,02

8,30

9,34

8,70

6,98

8,08

7,63

9,81

8,54

10,28

9,21

3

Dịch vụ

6,36

7,36

6,89

7,70

7,21

7,94

7,44

6,38

7,32

6,88

7,54

7,14

7,92

7,39

4

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp

6,00

6,93

6,50

5,99

6,31

6,41

6,34

5,90

6,20

6,06

6,11

6,08

6,46

6,20

Kịch bản 2, tăng trưởng GDP năm 2018 là 6,8%

Về cơ bản, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kịch bản 2 được xây dựng bám sát theo kịch bản 1 (6,7%), trong đó chỉ thay đổi tăng trưởng của ngành công nghiệp, do xét thấy xu hướng tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là khá tốt.

Mức tăng trưởng dự báo của quý I giữ nguyên như kịch bản 2 là 7,47%, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 2,84%; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 10,83% và khu vực dịch vụ đạt 6,38%.

Tuy nhiên, trong các quý còn lại, kịch bản chỉ thay đổi mức tăng trưởng của ngành công nghiệp và xây dựng, trong đó phần tăng thêm chủ yếu là ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo.

Trong trường hợp không có biến động tiêu cực lớn xảy ra, bối cảnh trong nước và quốc tế thuận lợi, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khởi sắc, đăng ký doanh nghiệp tăng mạnh và đưa vào hoạt động được các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo lớn vào hoạt động thì mức độ đóng góp của ngành này trong tăng trưởng chung GDP của cả nước sẽ được cải thiện vượt bậc. Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng thêm kịch bản tăng trưởng cao hơn (6,8%) với ý nghĩa để so sánh, đối chiếu với kịch bản cao (6,7%) và cũng định hướng mục tiêu phấn đấu của các ngành, các cấp. Theo đó, tăng trưởng chung của ngành công nghiệp và xây dựng sẽ tăng thêm khoảng 0,29 điểm phần trăm, trong đó ngành công nghiệp tăng 0,35 điểm phần trăm.

Bảng 2: Dự kiến kịch bản 2, tăng trưởng GDP năm 2018 là 6,8%

TT

Chỉ tiêu

Thực hiện năm 2017

Kịch bản năm 2018

Q1

Q2

6T

Q3

9T

Q4

CN

Q1

Q2

6T

Q3

9T

Q4

CN

GDP

5,15

6,36

5,83

7,38

6,41

7,65

6,81

7,47

6,86

7,12

6,72

6,97

6,46

6,80

1

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

2,08

3,05

2,75

3,14

2,89

2,94

2,90

2,84

2,94

2,91

3,19

3,01

3,14

3,05

2

Công nghiệp và Xây dựng

4,48

7,03

5,89

9,32

7,17

9,69

8,00

10,83

8,78

9,68

7,41

8,82

6,18

7,94

-

Công nghiệp

3,97

6,63

5,42

9,62

6,95

9,78

7,85

11,48

8,92

10,06

6,88

8,88

5,11

7,65

-

Xây dựng

7,60

9,13

8,50

8,02

8,30

9,34

8,70

6,98

8,08

7,63

9,81

8,54

10,28

9,21

3

Dịch vụ

6,36

7,36

6,89

7,70

7,21

7,94

7,44

6,38

7,32

6,88

7,54

7,14

7,92

7,39

4

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp

6,00

6,93

6,50

5,99

6,31

6,41

6,34

5,90

6,20

6,06

6,11

6,08

6,46

6,20

Những tháng cuối năm, định hướng chỉ đạo, điều hành cần tập trung vào 3 mục tiêu

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do đặc điểm mô hình diễn biến tăng trưởng các quý năm 2018 khác nhiều so với truyền thống, có xu hướng giảm dần. Trong đó, tốc độ tăng trưởng của quý I là cao nhất (dự báo đạt trên 7,4%), nên rất dễ dẫn tới tâm lý sớm hài lòng, thỏa mãn với kết quả đạt được, có thể dẫn tới lơ là, thiếu kiên trì, quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ đã được đề ra.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, kết quả đạt được trong 3 tháng đầu năm mới là bước đầu, nhiệm vụ đến cuối năm còn hết sức nặng nề đòi hỏi các bộ, ngành và địa phương quán triệt chủ đề hành động năm 2018 của Chính phủ, đề cao trách nhiệm, nêu cao quyết tâm, tập trung cao độ thực hiện các nhiệm vụ, công việc theo mục tiêu đề ra. Trong những tháng còn lại, định hướng chỉ đạo, điều hành tập trung vào một số nội dung chính như sau:

(1) Kiên định thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, tuyệt đối không hài lòng với những thành công ban đầu, duy trì nỗ lực chung của toàn hệ thống. Tổ chức tốt công tác thông tin và truyền thông để xã hội hiểu rõ về kịch bản tăng trưởng, củng cố niềm tin của cả hệ thống, nhân dân và doanh nghiệp vào công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ cũng như về tính khoa học của số liệu thống kê.

(2) Tăng cường các buổi làm việc, đối thoại giữa các cơ quan của Chính phủ với các tổ chức quốc tế có uy tín tại Việt Nam, các chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế, phổ biến rộng rãi, công khai các nhận định của các tổ chức quốc tế và các chuyên gia để tạo sự đồng hành của toàn xã hội với Chính phủ trong điều hành phát triển kinh tế.

(3) Tổ chức tốt công tác theo dõi, giám sát định kỳ và thường xuyên nhằm nắm chắc tình hình diễn biến của kinh tế thế giới và trong nước, nắm bắt và tận dụng triệt để các cơ hội để thúc đẩy phát triển nhanh những lĩnh vực chủ chốt, động lực của tăng trưởng kinh tế cũng như để có những điều chỉnh cần thiết kịch bản tăng trưởng khi có sự thay đổi lớn diễn ra./.