Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam 2018/ Ảnh: Chinhphu.vn

Nhiều thành tựu vô cùng ý nghĩa

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, sau gần 2 thập niên, Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp từ năm 2010. Sứ mạng của Nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) đã hoàn thành và bắt đầu chuyển sang giai đoạn mới, không còn là nơi huy động viện trợ cho Việt Nam nữa, mà là một Diễn đàn với tên gọi Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF) với mục tiêu tạo ra cơ chế đối thoại chính sách giữa Việt Nam với các nhà tài trợ nhằm tìm ra các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam.

“Và hôm nay, tôi lại vui mừng khi Diễn đàn chúng ta lại bắt đầu sang một trang mới với tên gọi Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam (VRDF)”, Thủ tướng vui vẻ chia sẻ.

Điều này cho thấy, sau hơn 25 năm, đây là dấu mốc chuyển mình của Việt Nam: từ một nước nhận viện trợ, đã vươn lên trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, năng động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời cũng là quốc gia sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm và tích cực giải quyết những vấn đề toàn cầu.

Nhờ luôn có niềm tin vào con đường cải cách đã lựa chọn, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu vô cùng ý nghĩa qua hơn 30 năm Đổi mới.

Tăng trưởng liên tục đạt mức cao, binh quân 6,63%. Năm 2018, GDP dự kiến tăng khoảng 7%, thu nhập bình quân khoảng 2.540 USD/người (tính theo sức mua tương đương trên 7.200 USD).

Cùng với kinh tế phát triển, Việt Nam cũng rất thành công trong giảm nghèo. Tỷ lệ nghèo nếu tính theo tiêu chuẩn cũ với mức chi tiêu dưới 1,9 ƯSD/ngày-người, thì chỉ còn 2% vào năm 2017; nếu tính theo chuẩn nghèo đa chiều mới, thì con số này là 9,8%.

Tuổi thọ bình quân người Việt Nam đạt hơn 76 tuổi, trong khi bình quân thế giới là 72 tuổi, khu vực Đông Á – Thái Bình Dương là 74,5 tuổi.

Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều nguy cơ

Thủ tướng thừa nhận rằng, Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều nguy cơ, trong đó nguy cơ bị bỏ lại và rơi vào bẫy thu nhập trung bình của Việt Nam là rât lớn.

Chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều để cải thiện 3 điểm nghẽn chiến lược cản trở sự phát triển là thể chế, cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực. Nhưng nhừng kết quả này chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, cũng như chưa tương xứng với tốc độ phát triển mà Việt Nam kỳ vọng trong giai đoạn tới đây”, Thủ tướng thẳng thắn.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp hạng 2018 về chất lượng thể chế của Việt Nam ở vị trí 94/140. Điều này cho thấy, Việt Nam đang ở thế bất lợi trong cạnh tranh toàn cầu.

Mặc dù thời gian qua, Chính phủ đã nỗ lực rất nhiều v cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, nhưng phải tìm ra cách làm hiệu quả hơn, tốt hơn.

Bên cạnh đó, hiện Việt Nam chỉ có 40% lực lượng lao động qua đào to và thuộc nhóm các quốc gia chưa săn sàng trong cách mạng công nghiệp 4.0.

Kinh tế toàn cầu tiếp tục đà phục hồi, nhưng còn thiếu vừng chắc, thương mại tiếp tục tăng, Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang làm thay đi cách thức t chức sản xuât và đời sng.

Đng thời cũng có nhiều lo ngại về sự nổi lên của tư tưởng bảo hộ, chiến tranh thương mại, xung đột và căng thảng chính trị ở một số nơi trên thế giới, biến động khó lường của giá dâu mỏ, cạnh tranh địa chính trị tại khu vực ngày càng phức tạp... ảnh hưởng đên các chính sách phát triên của các quôc gia, trong đó có Việt Nam.

Chuyển hóa 3 điểm nghẽn thành 3 đột phá chiến lược

Thủ tướng cho biết, Việt Nam tiếp tục tập trung giải quyết 3 điểm nghẽn để chuyển hóa thành 3 đột phá chiến lược thực sự phục vụ cho yêu cầu phát triển.

Cụ thể, Chính phủ sẽ tăng tốc trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo kênh tương tác trực tiếp giữa người dân và chính quyền, xây dựng một cơ chế mà các chủ thể trong xã hội có thể tham gia một cách hiệu quả, trực tiếp hơn vào quá trình lập chính sách.

Tập trung chuyển đổi số trong đó ưu tiên xây dựng khung pháp lý về số hoá và cổng dịch vụ công quốc gia. Đổi mới cơ chế tuyển dụng, đánh giá cán bộ để lựa chọn được người tài phục vụ trong hệ thống hành chính.

Bên cạnh đó, Chính phủ xác định nhân lực là chìa khóa vàng cho sự thành công trong tương lai và đang nỗ lực tìm kiếm những giải pháp hiệu quả để xây dựng được nguồn lực con người chất lượng phục vụ tăng trưởng bền vững.

Chúng tôi luôn hiểu rằng, con người là trung tâm, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Con người và công nghệ ví như chiếc chìa khóa và cái khóa, phải tương thích với nhau. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ không còn ý nghĩa nếu nếu chúng ta thiếu vắng con người 4.0”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng cho rằng, dù hệ thống kết cấu hạ tầng đã được cải thiện nhiều nhưng nhìn chung tính đồng bộ, kết nối còn hạn chế, cần tìm mọi giải pháp khơi thông mọi nguồn lực, tạo lập các cơ chế sáng tạo trong họp tác công tư để gia tăng nhanh chóng năng lực kết cấu hạ tầng phục vụ yêu cầu phát triển, nhất là trong kết nối vùng miền, các cụm kinh tế trọng điếm.

“Trong giai đoạn tới, chúng tôi ưu tiên đầu tư cho hạ tầng thông minh, hạ tầng công nghệ sô đê tăng khả năng kết nối các yếu tố và tài nguyên của nền kinh tế”, Thủ tướng khẳng định.

Bên cạnh sự tiếp nối 3 đột phá nêu trên, để bắt nhịp với thời đại và xu hướng mới, Chính phủ s b sung thêm 2 đột phá mới, coi đó là 2 động lực tàng trưởng quan trọng cùa Việt Nam trong thập niên tới.

Một là, thúc đẩy năng lực sáng tạo và ứng dụng công nghệ 4.0.

“Tôi cho rằng đây là cơ hội để Việt Nam tăng năng suất lao động, cải thiện năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo”, Thủ tướng chỉ rõ.

Trong thời đại công nghệ gắn với ý tưởng sáng tạo và đổi mới sáng tạo ngày nay, thì những rào cản công nghệ truyền thông không còn lớn nữa, mọi quốc gia đều có thể vươn lên và bứt phá. Song song với nó là xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Có ý tưởng tốt thôi chưa đủ, ý tưởng đó cẩn phải được “ươm tạo” trong các vườn ươm, tạo môi trường để phát triển và biến các start-up này thành doanh nghiệp tầm cỡ, đem lại giá trị cao cho nền kinh tế”, Thủ tướng chỉ rõ.

Hai là, thúc đẩy và phát huy khu vực kinh tế tư nhân. Thủ tướng cho rằng, các đòn bẩy quan trọng, tạo sức cạnh tranh, tạo sự linh hoạt cho nên kinh tê trong điu kiện môi kinh tế quốc tế và khoa học công nghệ nhiều biến động. Các doanh nghiệp ngành có sức trở mình lớn, không bị vướng nhiều ràng buộc về thể chế và quy mô.

Thủ tướng cũng khẳng định rằng, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm và có những hành động cụ thể nhm phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Hướng tới mục tiêu năm 2020 có khoảng 1 triệu doanh nghiệp, chủ yếu trong khu vực tư nhân. Sáng tạo và Khởi nghiệp - tập trung vào tầng lớp thanh niên trẻ, có khát vọng, sáng tạo, dám làm, chấp nhận vp ngã và biêt đứng lên 1 cùng là nguôn tăng trưởng vê so lượng và chất lượng các doanh nghiệp thế hệ mới.

Hiện nay, chúng tôi đang hun đúc tinh thn khởi nghiệp không sợ hãi trong giới trẻ và mong muôan các đi tác phát trin hãy cùng đng hành với các bạn trẻ chúng tôi trên bước dường khởi nghiệp và cùng ghi dấu ấn thành công”, Thủ tướng mong muốn.

Thủ tướng cũng khẳng định, Chính phủ tiếp tục chỉnh sửa, nâng cấp và hoàn thiện các quy định về chuẩn mực môi trường kinh doanh theo tiêu chuẩn OECD, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia với những biện pháp, hành động mạnh mẽ hơn./.