Theo đánh giá của HSBC, sản lượng ngành sản xuất tháng 4 tăng tháng thứ hai liên tiếp, mặc dù với tốc độ tăng chậm hơn so với tháng 3. Sản lượng sản xuất cao hơn phản ánh số lượng đơn đặt hàng mới sắp tới tiếp tục tăng, khi các công ty báo cáo hoạt động bán hàng cho khách hàng trong nước được cải thiện. Trong khi đó, các điều kiện thị trường quốc tế yếu kém chứng tỏ số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu tăng không đáng kể so với một tháng trước đó.

Việc làm trong ngành sản xuất ở kỳ khảo sát mới nhất cũng tăng tháng thứ hai liên tiếp, với nguyên nhân được cho là do sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới có sự phục hồi nhẹ.

Dữ liệu của tháng 4 cho thấy lượng công việc đang có (nhưng chưa thực hiện) tiếp tục giảm mạnh. Một số công ty cho biết họ đã dùng hàng tồn kho thực hiện các hợp đồng hiện có để giải quyết lượng công việc tồn đọng. Hàng tồn kho thành phẩm đã giảm tháng thứ sáu liên tiếp.

Chi phí đầu vào trung bình lại tăng trong tháng 4 khi các nhà sản xuất cho biết họ phải trả giá cao hơn ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Chi phí mua hàng đã tăng trong tất cả bốn tháng qua, mặc dù tốc độ tăng trong kỳ khảo sát mới nhất nhẹ hơn so với tháng 3.

Các nhà sản xuất Việt Nam cho biết các điều kiện thị trường cạnh tranh đã hạn chế khả năng của họ trong việc chuyển gánh nặng chi phí sang cho khách hàng. Vì lý do đó, lần đầu tiên trong ba tháng, giá xuất xưởng trung bình giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 12 năm ngoái. Một số nhà sản xuất cho biết họ đang giảm giá nhằm tăng doanh số bán hàng.

Tồn kho hàng mua lại giảm trong tháng 4 cho thấy hàng tồn kho đã giảm trong suốt 1,5 năm qua. Mặc dù lượng hàng mua vào tăng mạnh, nhưng việc giảm tồn kho hàng mua một phần nhằm giảm áp lực đối với hàng tồn kho nguyên liệu. Trong khi đó, thời gian giao hàng của người bán hầu như không thay đổi trong tháng 4 giống như tình trạng đã xảy ra từ đầu năm đến nay.