Nhấn mạnh rằng, năm 2012, kinh tế Việt Nam phải đối diện với những thách thức cả trong và ngoài nước, đại diện Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, tình hình kinh tế xã hội đã có những kết quả đáng khích lệ.

Cụ thể: GDP đạt 5,2%, lãi suất giảm so với đầu năm, lạm phát được kiềm chế ở mức 7,5%, thanh khoản của hệ thống tín dụng được cải thiện đáng kể, nguy cơ rủi ro gây mất an toàn hệ thống được đẩy lùi, an sinh xã hội được đảm bảo; tái cơ cấu nền kinh tế đạt được những kết quả bước đầu.

Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạ chế với 5 chỉ tiêu kế hoạch không đạt: Tăng trưởng GDP (đạt 5,2%, kế hoạch 6-6,5%), tỷ lệ tổng vốnd dầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP (đạt 29,5%; kế hoạch là 33,5%); tạo việc làm (đạt 1,515 triệu lao động, kế hoạch là 1,6 triệu lao động); mức giảm tỷ lệ hộ nghèo (giảm 1,76%, kế hoạch là giảm 2%) và tỷ lệ che phủ rừng (đạt 40%, kế hoạch là 41%).

Bước sang năm 2013, năm thứ 3 cũng là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015, Việt Nam tiếp tục đặt trọng tâm vào tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, giảm lạm phát, tăng trưởng cao hơn năm 2012, đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng tạo nền tảng cho phát triển vững chắc hơn trong những năm tiếp theo.

Làm rõ hơn về mục tiêu phát triển năm 2013 của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh cho biết, dự kiến năm 2013, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 5,5%. Kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%. Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 8%. Bội chi ngân sách nhà nước không quá 4,8% GDP. Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 8%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 30% GDP. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%. Tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 49%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 16%. Số giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 22 giường. Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 84%. Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 75%. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 40,7%.

Để thực hiện hóa các chỉ tiêu trên, Chính phủ Việt Nam đưa ra các giải pháp sau:

Thứ nhất, kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để bảo đảm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô vững chắc và sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong trung và dài hạn. Nâng cao chất lượng công tác dự báo, phân tích diễn biến thị trường trong nước và thế giới, có biện pháp điều hành phù hợp; bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ, điều chỉnh giá một số mặt hàng Nhà nước quản lý theo lộ trình một cách linh hoạt với liều lượng hợp lý.

Thứ hai, thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu dùng, giảm hàng tồn kho.Theo đó: (1) Thực hiện tăng nhanh tổng cầu của nền kinh tế. Mở rộng tín dụng cho sản xuất và tiêu dùng, tăng dư nợ tín dụng của nền kinh tế; (2) Hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Quản lý chặt việc buôn bán qua biên giới.(3) Giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ giá thành và tiêu thụ sản phẩm thông qua công cụ tín dụng, lãi suất. Thực hiện khoanh nợ hoặc bảo lãnh cho những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhưng đang gặp khó khăn tạm thời.(4) Thực hiện các biện pháp nuôi dưỡng nguồn thu, tạo khả năng tăng thu về sau bằng các biện pháp về thuế, phí và các gói hỗ trợ ngay trong nửa đầu năm với mức độ lớn hơn, thời gian dài hơn để giảm nhẹ gánh nặng cho doanh nghiệp.

Thứ ba, tập trung giải quyết nợ xấu của hệ thống ngân hàng: Nợ xấu đang cản trở tín dụng không đến được doanh nghiệp, là nguy cơ làm mất ổn định hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính.

Trong năm 2013, Chính phủ cũng sẽ tập trung xử lý là nợ đọng xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách. Hiện nay, tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản khoảng 90 nghìn tỷ đồng; trong đó, nợ các dự án đã hoàn thành khoảng 20 nghìn tỷ, nợ các dự án chuyển tiếp gần 70 nghìn tỷ đồng. Phần lớn các khoản nợ đọng xây dựng cơ bản là ở các địa phương. Chính phủđã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản trong cả nước.

Thứ tư, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản: Bất động sản, nhất là nhà ở là một loại hàng tồn kho đặc biệt, liên quan trực tiếp và đang chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số nợ xấu.

Thứ năm, đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trong đó tập trung: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; cải thiện năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh.

Thứ bảy, thực hiện đồng bộ các giải pháp để huy động các nguồn lựcđầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng. Thu hút và đẩy mạnh giải ngân các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, quản lý có hiệu quả đầu tư gián tiếp nước ngoài; hoàn thiện cơ chế bảo đảm lợi ích của Nhà nước và các bên có liên quan để thu hút nhiều dự án đầu tư theo hình thức công - tư kết hợp. Ưu tiên bố trí vốn cho các chương trình mục tiêu quốc gia, các ngành, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, quốc phòng an ninh, biên giới biển đảo, các dự án lớn quan trọng quốc gia và các dự án quan trọng cấp bách, vốn đối ứng ODA, dành một phần vốn thỏa đáng để tham gia các dự án hợp tác công tư (PPP).Tập trung triển khai thực hiện nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14.

Thứ tám, đẩy mạnh cổ phần hoá và tái cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước. Tiếp tục triển khai tái cơ cấu các tổ chức tài chính, tín dụng. Thực hiện tái cơ cấu sản xuất, ưu tiên phát triển những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, sử dụngnăng lượng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường.

Thứ chín, bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.

Thứ mười, phát triển giáo dục đào tạo, khoa học công nghệvà chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong đó tập trung: Thực hiện các nhiệm vụ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tiếp tục đầu tư và phát huy hiệu quả các khucông nghệ cao, vườn ươm công nghệ. Có cơ chế, chính sách thu hút mạnh các dự án đầu tư nghiên cứu và phát triển các sản phẩm công nghệ cao. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thực hiện đồng bộ các biện pháp để giảm quá tải bệnh viện. Tăng cường thanh tra, kiểm tra bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mười một, tăng cường hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường,phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu đã ký kết. Xây dựng các chương trình hành độngthực hiện Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020; triển khai thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh. Tổ chức huy động và thực hiện có hiệu quả nguồn lực để thực hiện các chương trình.

Mười hai, tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phòng chống tham nhũng lãng phí, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và xây dựng đời sống văn hóa.

Mười ba, hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách phân cấp, quản lý đầu tư công. Nghiên cứu xây dựng để trình Quốc hội ban hành Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu (sửa đổi), ban hành Nghị định về Kế hoạch đầu tư trung hạn; đồng thời, triển khai việc giao kế hoạch đầu tư từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2015. Sửa đổi Quyết định 135/QĐ-TTg về cơ chế quản lý chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng Trung ương chỉ quản lý mục tiêu và tổng mức đầu tư; các địa phương có quyền chủ động phân bổ vốn, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện mục tiêu của chương trình.