THỰC TRẠNG

Thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 18/01/1950, đến năm 2019, kỷ niệm 69 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhiều cuộc tiếp xúc cấp cao giữa hai đảng và hai nước đã diễn ra, khối lượng thương mại song phương đạt mức mới gần 150 tỷ USD. Đầu tư của các công ty Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng nhanh. Trung Quốc trở thành quốc gia có nguồn khách du lịch lớn nhất tại Việt Nam, với gần 5 triệu lượt khách du lịch đến thăm Việt Nam. Những lợi thế bổ sung và tiềm năng to lớn của hợp tác giữa hai nước đang ngày càng trở nên rõ ràng.

Phân tích những yếu tố khác biệt ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại du lịch Việt Nam - Trung Quốc

Khác biệt về kết cấu hạ tầng

Năm 2018, đường sắt của Trung Quốc rất phát triển, đã tăng lên 128.000km, quy mô mạng lưới và trình độ hiện đại hóa đã được nâng cao rõ rệt. Trung Quốc trở thành quốc gia có đường sắt dài nhất, tốc độ cao nhất và quy mô lớn nhất được xây dựng trên thế giới. Năm 2018, đường sắt Trung Quốc vận hành trung bình hơn 8.000 chuyến tàu chở khách mỗi ngày, hoàn thành 3,37 tỷ chuyến tàu chở khách trong một năm, và vận hành trung bình 20.000 chuyến tàu chở hàng mỗi ngày, hoàn thành 4,022 tỷ tấn hàng hóa trong một năm; nhiều chỉ số đứng đầu thế giới như tốc độ điện khí hóa, doanh thu hành khách, khối lượng hàng hoá vận chuyển.

Còn ở Việt Nam, vận tải hành khách và hàng hóa chủ yếu phụ thuộc vào vận tải đường bộ và đường thủy nội địa, tiếp theo mới đến vận tải đường biển và đường sắt. Vận tải đường bộ chiếm khoảng 2/3 lưu lượng vận chuyển hàng hóa của đất nước và 4/5 lưu lượng hành khách, tiếp theo là vận tải đường thủy nội địa, chiếm khoảng 1/3 lưu lượng vận chuyển hàng hóa và 1/5 lưu lượng hành khách, vận tải đường sắt chiếm khoảng 5%-7%; Khối lượng hành khách hàng không chiếm ít hơn 1% tổng lưu lượng hành khách. Trong vận tải nước ngoài, vận tải biển và vận tải hàng không tương đối phát triển, trở thành nguồn thặng dư chính cho xuất khẩu thương mại dịch vụ của Việt Nam.

Bảng 1 cho thấy, số liệu về kết cấu hạ tầng của Việt Nam và Trung Quốc.

Bảng 1: Số liệu kết cấu hạ tầng của Việt Nam và Trung Quốc

Nguồn: Ngân hàng thế giới, https://data.worldbank.org/indicator

Khác biệt về thu nhập và tiêu dùng giữa Việt Nam và Trung Quốc

Bảng 2 cho thấy, thu nhập bình quân đầu người quốc gia và chi tiêu tiêu dùng bình quân đầu người của Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1998 đến 2017, cũng được bình giảm trên cở sở giai đoạn năm 2010 để đảm bảo so sánh dữ liệu. Có thể thấy, thu nhập bình quân đầu người của hai nước đã có xu hướng tăng ổn định, nhưng tốc độ tăng trưởng của Việt Nam tương đối chậm.

Từ năm 1998 đến 2017, tỷ lệ thu nhập ròng bình quân đầu người của Trung Quốc và Việt Nam tăng dần từ gấp đôi lên gấp ba; Chi tiêu tiêu dùng bình quân đầu người của hai nước cũng tăng theo từng năm, nhưng tốc độ tăng trưởng của Việt Nam chậm hơn. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là năm 2017, tỷ lệ thu nhập ròng bình quân đầu người của Trung Quốc so với chi tiêu tiêu dùng cuối cùng trên đầu người là 1,89, còn tỷ lệ thu nhập so với chi tiêu tiêu dùng cuối cùng bình quân đầu người của Việt Nam là 1,29, điều này cho thấy Việt Nam có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn. Về số lượng, chi tiêu tiêu dùng bình quân đầu người của Việt Nam bằng khoảng một nửa Trung Quốc, điều đó có nghĩa là mức tiêu thụ của Việt Nam thấp hơn và vật giá thấp hơn. Đây cũng là một trong những lợi thế so sánh cho việc thu hút khách du lịch nước ngoài.

Bảng 2: Số liệu thu nhập và chi tiêu của người dân Việt Nam và Trung Quốc

Phân tích tình hình thương mại dịch vụ du lịch Việt Nam

Phân tích sự thay đổi về số lượng khách du lịch

Việt Nam nằm ở biên giới phía Đông Nam Trung Quốc, quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa của ngành dịch vụ và các ngành công nghiệp khác đã buộc các nước tăng cường hợp tác và đoàn kết lẫn nhau. Việt Nam và Trung Quốc nằm liền kề nhau về mặt địa lý, tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, vị trí địa lý ưu việt và phong tục của 2 nước đã tạo điều kiện tốt cho sự phát triển du lịch của hai nước. Cùng với mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp và sự tương tác và hợp tác kinh tế giữa hai nước, đã tạo điều kiện tiên quyết cho sự phát triển du lịch giữa 2 nước.

Hình 1, số lượng khách du lịch Trung Quốc đến du lịch Việt Nam đã tăng ổn định, nhưng mức tăng trưởng nhỏ. Ngược lại, Trung Quốc à lại có số lượng khách du lịch đến từ Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng, nhưng phạm vi dao động tương đối lớn, đặc biệt là sau năm 2009, số lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam đã tăng theo cấp số nhân. Điều này chủ yếu là do Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện sau năm 2009, khiến trao đổi kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc thường xuyên hơn và thúc đẩy sự thịnh vượng của thương mại dịch vụ du lịch Việt Nam - Trung Quốc. Đồng thời, điều quan trọng cần lưu ý là làn sóng du lịch nước ngoài của Trung Quốc sau năm 2009 cũng đã giải thích cho sự tăng trưởng nhanh chóng này.

Để tăng thêm lượng khách du lịch Việt Nam sang Trung Quốc, Trung Quốc cần tạo ra nhiều thay đổi, tăng sự thuận tiện của Việt Nam sang Trung Quốc, thu hút nhiều khách du lịch Việt Nam hơn.

Hình 1: Xu hướng thay đổi số lượng khách du lịch Việt Nam và Trung Quốc

Nguồn: Ngân hàng thế giới, https://data.worldbank.org/indicator

Phân tích sự thay đổi trong thương mại dịch vụ du lịch

Thống kê cho thấy, doanh thu ngoại hối du lịch của Việt Nam chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng xuất khẩu, dao động từ 40% đến 70%. Điều này có nghĩa là doanh thu ngoại hối du lịch là một nguồn thu ngoại tệ quan trọng đối với Việt Nam. Du lịch là một ngành trụ cột quan trọng, vì vậy Việt Nam cần thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài. Khách du lịch Trung Quốc là nguồn khách du lịch nước ngoài đông nhất tại Việt Nam, cần đặc biệt chú ý, điều này cũng cho thấy ý nghĩa của nghiên cứu này. Một điểm thú vị là tỷ lệ thu nhập ngoại hối du lịch trong tổng xuất khẩu của hai nước cho thấy xu hướng giảm, đặc biệt là ở Trung Quốc, sự sụt giảm rõ ràng hơn. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đạt 40% trong năm 2017, do đó, thu nhập ngoại hối du lịch vẫn là một nguồn thu nhập ngoại hối quan trọng đối với Việt Nam.

Phân tích năng lực cạnh tranh thương mại dịch vụ du lịch

Tình hình năng lực cạnh tranh của thương mại dịch vụ du lịch Việt Nam trên phạm vi toàn cầu

Để đo năng lực cạnh tranh toàn cầu của thương mại dịch vụ du lịch của Việt Nam, phần này sẽ sử dụng chỉ số TC và chỉ số RCA để phân tích (Phương pháp tính toán cụ thể được tham khảo từ Lưu Khánh, 2019).

Chỉ số TC (Trade Competitiveness, lợi thế cạnh tranh) là tỷ lệ phần trăm thương mại xuất nhập khẩu của một quốc gia trên tổng thương mại xuất nhập khẩu. Công thức tính như sau:

TC = ( XM) /( X + M) 3.1

Trong đó, X là giá trị xuất khẩu của thương mại dịch vụ du lịch của một quốc gia, M là giá trị nhập khẩu của thương mại dịch vụ du lịch của một quốc gia. Chỉ số TC chủ yếu là để đo xem ngành công nghiệp của quốc gia này hoặc khu vực có lợi thế cạnh tranh quốc tế.

RCAik = (Xik/Xi)/(Xwk/Xw) 3.2

Trong đó, RCAik là chỉ số lợi thế so sánh, Xik là giá trị xuất khẩu của các sản phẩm loại k ở nước i, Xi là giá trị xuất khẩu của tất cả hàng hóa và thương mại dịch vụ xuất khẩu trong nước i, Xwk là giá trị xuất khẩu của tất cả các sản phẩm loại K trên thế giới, Xw là giá trị xuất khẩu của tất cả hàng hóa trên thế giới và giá trị xuất khẩu thương mại dịch vụ. Chỉ số RAC phản ánh lợi thế so sánh xuất khẩu sản phẩm này của quốc gia với xuất khẩu trung bình của thế giới, cho thấy năng lực cạnh tranh của sản phẩm này trên thị trường quốc tế.

Từ chỉ số TC trong Bảng 3 có thể thấy rằng, khoảng cách năng lực cạnh tranh giữa thương mại dịch vụ du lịch của Trung Quốc và Việt Nam khá lớn, năng lực cạnh tranh dịch vụ du lịch của Việt Nam mạnh hơn. Điều này là do Việt Nam khác với Trung Quốc, thương mại dịch vụ của Việt Nam có vị trí quan trọng trong nền kinh tế.

Bảng 3: Chỉ số TC thương mại dịch vụ Trung Quốc - Việt Nam và các nước ASEAN

Hơn nữa, có thể thấy rằng, thương mại dịch vụ du lịch của Thái Lan đang ở mức cao, do đó, Việt Nam cần học hỏi từ các chính sách và biện pháp liên quan của Thái Lan để cải thiện mức độ thương mại dịch vụ du lịch quốc tế.

Từ góc độ thời gian, năng lực cạnh tranh của thương mại dịch vụ du lịch của Việt Nam có xu hướng giảm. Có thể thấy rằng, trong khi Việt Nam phát triển kinh tế, cần đặc biệt chú trọng đến việc tăng cường ảnh hưởng của du lịch quốc tế, tăng đầu tư và xúc tiến thương mại dịch vụ du lịch quốc tế, tăng thêm hiệu quả và năng lực cạnh tranh thương mại dịch vụ du lịch quốc tế.

Bảng 4: Chỉ số RCA thương mại dịch vụ du lịch Trung Quốc - Việt Nam và ASEAN

Từ góc độ của chỉ số RCA, Bảng 4 cho thấy, nếu chỉ xem xét một số quốc gia Đông Nam Á, thì mức độ thương mại dịch vụ du lịch của Việt Nam trên trường quốc tế có năng lực cạnh tranh tương đối mạnh, cao hơn Trung Quốc, Singapore, Indonesia và Philippines, nhưng vẫn còn thấp hơn Thái Lan và Malaysia. Vì vậy, khi phát triển thương mại quốc tế, nên học hỏi từ kinh nghiệm phát triển của Thái Lan và Malaysia.

Phù hợp với chỉ số TC, từ góc độ xu hướng thời gian, năng lực cạnh tranh đang suy giảm. Do đó, cần khẩn trương cải thiện kết cấu hạ tầng thương mại dịch vụ du lịch liên quan, nâng cao hiệu quả thương mại dịch vụ du lịch và cuối cùng thúc đẩy duy trì tăng trưởng thương mại dịch vụ du lịch.

Phân tích chi phí và giá trị của du lịch từ Trung Quốc đến Việt Nam

Bảng 5 thể hiện ví dụ về chuyến du lịch Nha Trang theo đoàn xuất phát từ Thượng Hải 6 ngày 5 đêm để phân tích chi phí và giá trị cụ thể của du lịch Trung Quốc đến Việt Nam, chủ yếu từ thời gian, số điểm tham quan và mức độ vất vả của hành trình (thời gian bay), chỗ ở và giá cả.

Bảng 5: Phân tích du khách Thượng Hải đến Việt Nam (Ví dụ từ Thượng Hải đến Nha Trang)

Có thể thấy, giá về cơ bản được duy trì ở mức 2.000-6.000 Nhân dân tệ, điều đó cũng có nghĩa là những chi phí này có thể chấp nhận được so với mức lương trung bình của người dân Trung Quốc. Từ góc độ thời gian bay, thời gian khá ngắn, cho thấy loại hình du lịch nước ngoài này sẽ không gây trở ngại cho mức độ vất vả của hành trình. Từ cảnh quan, bạn có thể ghé thăm nhiều điểm tham quan cùng một lần và khách du lịch nước ngoài cũng đón nhận điều này. Còn từ góc độ nơi lưu trú, môi trường lưu trú cũng được chấp nhận. Qua đó cho thấy, nhu cầu của khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam về cơ bản được đáp ứng.

Bảng 6 phân tích so sánh giữa đoàn du lịch 6 ngày xuất phát từ Thượng Hải lựa chọn điểm đến là Tam Á, Hải Nam đến Việt Nam du lịch, có thể thấy, trước hết, chi phí của hai loại hình du lịch về cơ bản là như nhau. Do đó, về chi phí du lịch, du lịch trong nước và du lịch nước ngoài (ở đây, du lịch nội địa Trung Quốc được gọi là du lịch trong nước và khách du lịch Trung Quốc ra nước ngoài du lịch được gọi là du lịch nước ngoài) về cơ bản là giống nhau.

Về số lượng điểm tham quan, số lượng điểm tham quan trong nước tương đối lớn, nhưng vì bối cảnh của các điểm tham quan trong nước không được chuẩn hóa, điều đó không có nghĩa là giá trị của du lịch cao hơn.

Cuối cùng, từ thời gian bay và điểm tiếp đón, thời gian hành trình bay về cơ bản là giống nhau và các tiêu chuẩn chỗ ở cũng cơ bản giống nhau, cho thấy rằng không có nhiều khác biệt giữa du lịch trong nước và du lịch nước ngoài. Do đó, so với du lịch trong nước, du lịch đến Việt Nam có lợi thế so sánh.

Bảng 6: Du lịch nội địa Trung Quốc: ví dụ Thượng Hải đến Nam Á

Nguồn: Tính toán của tác giả

Hơn nữa, phần này phân tích sự khác biệt giữa du lịch Trung Quốc đến Việt Nam và du lịch Trung Quốc đến Thái Lan. Tương tự, chúng ta đã tìm thấy các nhóm du lịch tương tự từ Hãng du lịch trực tuyến lớn nhất Trung Quốc là Ctrip.com để phân tích sự khác biệt giữa hai bên. Từ Bảng 7 có thể thấy, từ góc độ chi phí, chi phí du lịch của Trung Quốc đến Việt Nam thấp hơn đáng kể so với du lịch Trung Quốc đến Thái Lan, nhưng xét về giá trị, do Thái Lan có những điểm tham quan đặc biệt hoặc các tài nguyên khác, khiến cho lượng khách du lịch đến Thái Lan vẫn cao hơn đến Việt Nam. Do đó, Việt Nam cần phát triển thêm tài nguyên du lịch và tăng cường tuyên truyền quảng bá để thu hút nhiều khách du lịch Trung Quốc hơn. Cần lưu ý rằng, Việt Nam có lợi thế về chi phí mà Thái Lan không thể sánh được, vì vậy có tiềm năng rất lớn để Trung Quốc đến du lịch Việt Nam.

Bảng 7: Phân tích du lịch Trung Quốc - Thái Lan (ví dụ từ Thượng Hải đến Bangkok)

Nguồn: Tính toán của tác giả

ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT NAM – TRUNG QUỐC

Nghiên cứu cho thấy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của thương mại du lịch có tác động quan trọng đến Việt Nam và Trung Quốc. Qua nghiên cứu, năng lực cạnh tranh thương mại du lịch của Việt Nam cao hơn so với Trung Quốc, điều này chủ yếu là do sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp dịch vụ của Việt Nam, có tác động quan trọng đến tăng trưởng kinh tế của đất nước. Đồng thời, chi phí du lịch ở Việt Nam tương đối thấp, có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch Trung Quốc. Với sự gia tăng của khách du lịch Trung Quốc, các yêu cầu về tài nguyên du lịch sẽ ngày càng cao hơn, vì vậy cần có nhiều nguồn đầu tư hơn. Đối với Việt Nam, điều rất quan trọng là tăng đầu tư vào thương mại du lịch.

Trước hết, chi phí du lịch sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy Việt Nam thu hút khách du lịch Trung Quốc. Đối với du khách từ Trung Quốc, chi phí du lịch là yếu tố chính ảnh hưởng đến thương mại du lịch.

Nghiên cứu cũng cho thấy, Việt Nam là một điểm đến du lịch có chi phí khá thấp ở Đông Nam Á, nên có sức hấp dẫn lớn hơn đối với khách du lịch Trung Quốc.

Bên cạnh đó, mức thu nhập và kết cấu hạ tầng cũng có tác động đáng kể trong việc thu hút khách du lịch Trung Quốc. Vì vậy, trong quá trình phát triển thương mại du lịch, chúng ta phải chú ý đến ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế địa phương.

Ngoài ra, cũng cần tập trung đào tạo nhân lực để tăng năng lực cạnh tranh của thương mại du lịch. Trong phát triển thương mại du lịch, việc đào tạo các chuyên gia du lịch sẽ là động lực và tiềm năng thúc đẩy hợp tác du lịch quốc gia trên mọi mặt, như: khai thác danh lam thắng cảnh, khai thác tuyến đường, tuyên truyền xã hội./.

Tài liệu tham khảo:

1. Lưu Hoan, Trần Diệp, Lý Xuân Hiểu (2016). Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch Trung Quốc và chiến lược kinh doanh – nghiên cứu thực nghiệm dựa trên 19 thị trường nguồn khách chủ yếu, Nxb Khoa học xã hội

2. Lưu Khánh (2019). Đánh giá và lộ trình nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại dịch vụ du lịch Trung Quốc - ASEAN, Khoa học du lịch, 11, 112-119

3. Lưu Tường Diễm (2018). Ảnh hưởng của khoảng cách văn hoá đối với du lịch nước ngoài Trung Quốc – Phân tích số liệu bảng động dựa trên mô hình lực hấp dẫn, Khoa học du lịch, 4, 60-70

4. Trương Thạch (2018). Nghiên cứu thành quả, vấn đề và đối sách hợp tác du lịch Việt - Trung, Báo Học viện Hồng Hà, 1, 14-18

5. Ngân hàng thế giới (2019). Dữ liệu các chỉ số phát triển của các quốc gia, truy cập từ https://data.worldbank.org/indicator

Trần Anh Chung

ID 17760014, Shanghai University, International Trade 2017

(Bài đăng Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 11, tháng 04/2020)