Tại Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 2, khối nghiên cứu của ngân hàng HSBC đã lấy một câu hỏi làm tiêu đề cho báo cáo. Đó là “Thời điểm để cắt giảm lãi suất: Ngân hàng Nhà nước điều hành thị trường như thế nào?”.

Theo ý tưởng đó, Báo cáo lần này phân tích hoạt động của thị trường mở theo số liệu thời gian. Các chuyên gia của HSBC, kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ cắt giảm lãi suất thêm 0,5%.

Lạm phát năm 2015 sẽ chỉ là 2,8%

Đánh giá của HSBC cho thấy, tăng trưởng, mặc dù không xuất sắc nhưng vẫn gây được tiếng vang. Các chỉ số thông dụng mới nhất cho thấy nhu cầu trong nước đang phục hồi, mặc dù với tốc độ từ từ.

Doanh số bán lẻ trong tháng 2 tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái ở mảng dịch vụ và du lịch, đánh dấu mức tăng 11,4% từ đầu năm tới nay. Tương tự, nhập khẩu cũng tăng mạnh, đạt mức 16,3% so với đầu năm. Trong khi xuất khẩu chỉ tăng khiêm tốn, đạt 8,6% so với đầu năm.

Dệt may, giày dép, điện tử và điện thoại đều tăng mạnh (tương ứng mức tăng 16,4%, 28,8%, 55,6%, và 16,8%).

“Chúng tôi hy vọng sản lượng tiếp tục tăng trong những tháng tới. Chỉ số PMI tháng 2 phản ánh sản lượng đang tăng mặc dù các đơn đặt hàng xuất khẩu mới đang giảm”, các chuyên gia của HSBC đánh giá.

Lạm phát tăng chậm hơn ở mức 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi giá cả tăng trên cơ sở từng tháng do nhu cầu mùa vụ đối với các mặt hàng thực phẩm và sản phẩm may mặc tăng thêm, các chi phí vận chuyển và nhà ở lại giảm kéo mức lạm phát toàn phần giảm theo.

Dự báo lạm phát toàn phần sẽ duy trì ở mức dưới 1% trong năm tháng tới. Lạm phát cơ bản (không tính đến giá thực phẩm và chi phí vận chuyển) vẫn ổn định và trong tháng 2 tăng nhẹ đạt mức 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái từ mức 2% trong tháng Giêng, vẫn là chỉ số tăng khá thấp.

Lạm phát vẫn tăng chậm hơn về gần tới mức 0. Trong tháng 2, lạm phát chỉ tăng khiêm tốn 0,3% so với năm ngoái, giảm hơn so với mức thấp của tháng Giêng là 0,9%. Trong khi điều này không gây lo ngại cho sức khoẻ của nền kinh tế vì lạm phát tăng chậm chủ yếu là do chi phí vận chuyển giảm mạnh.

Các chuyên gia của HSBC cũng dự báo, lạm phát toàn phần sẽ nằm mức dưới 1% cho đến tháng 8/2015.

Lạm phát sẽ dần có xu hướng tăng vào nữa sau của năm 215 do chi phí tiêu dùng xã hội cao hơn, giá điện có tiềm năng sẽ tăng, các hoạt động kinh tế mạnh hơn và cơ sở giá cả không thuận lợi.

Chính vì vậy, trong ngắn hạn, lạm phát sẽ vẫn duy trì mức tăng thấp. “Dự báo lạm phát cuối năm nay sẽ là 2,8% so với năm ngoái”, các chuyên gia này đánh giá.

Khả năng giảm lãi suất thêm 0,5%

Với mức lạm phát có khả năng xê dịch giữa 0% và 1% trong năm tháng tới trước khi đạt mức tăng 2,8% so với năm ngoái vào cuối năm 2015, có khả năng Ngân hàng Nhà nước cắt giảm lãi suất thêm nữa?

Hiện tại, trong tháng 2, nguồn dự trữ dầu hiện đang chuyển hướng tích cực và chỉ âm nhẹ từ đầu năm tới nay (âm 17 triệu USD). Giá cả đầu vào và khả năng cạnh tranh chi phí lao động đều giảm đã giúp cho lĩnh vực sản xuất tăng trưởng kể từ tháng 9/2013.

Mặc dù nhu cầu bên ngoài chậm chạp - đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm sút trong tháng 2 - chỉ số PMI ngành sản xuất lại tăng trong tháng 2 từ mức 51,5 điểm trong tháng Giêng lên 51,7 điểm.

Nếu lạm phát vẫn nằm trong mục tiêu, câu hỏi đặt ra là liệu NHNN có cắt giảm lãi suất? Trong khi tăng trưởng không phải là một vấn đề nhờ vào xuất khẩu hàng sản xuất vẫn mạnh thì nhu cầu trong nước vẫn còn yếu. Tăng trưởng đang dần phục hồi nhưng các hoạt động kinh tế vẫn còn khá mong manh. Doanh số bán lẻ là biểu thị của quá trình hồi phục còn nhiều khó khăn này.

Chỉ số PMI mặc dù vẫn tăng nhưng mức cải thiện chỉ là khá nhẹ. Điều này có nghĩa rằng nếu Ngân hàng Nhà nước cắt giảm thêm lãi suất cũng sẽ không thúc đẩy áp lực lạm phát đáng kể khi sản lượng vẫn còn dưới mức tiềm năng.

Song, câu hỏi đặt ra là Ngân hàng Nhà nước là nếu cắt giảm lãi suất, thì những mức lãi suất nào sẽ được giảm và điều đó có ý nghĩa gì đối với nền kinh tế?

Trong thời gian đầu, Ngân hàng Nhà nước đã bơm một ít thanh khoản vào thị trường. Tuy nhiên, từ năm 2008 đến năm 2011, các điều kiện tiền tệ được thả nổi, cơ quan này đã bơm vào một lượng lớn thanh khoản vào thị trường thông qua kênh thị trường mở OMO.

Sau quá trình tăng trưởng từ năm 2008 đến 2011, Ngân hàng Nhà nước đã giảm các hoạt động tại thị trường mở OMO một cách đáng kể và trên cơ sở rút tiền thuần ra khỏi thị trường.

Do nhu cầu và tăng trưởng tín dụng mạnh hơn, thanh khoản tiền đồng dần bị thắt chặt và lãi suất qua đêm tăng gần bằng với lãi suất thị trường mở OMO. Điều đó có nghĩa rằng, các tổ chức tài chính được khuyến khích sử dụng kênh thị trường mở OMO nhiều hơn khi lãi suất qua đêm và thị trường mở trở nên tương tự nhau.

Hơn nữa, điều đó cũng có nghĩa rằng, Ngân hàng Nhà nước có thể tạo ra các điều kiện tín dụng nới lỏng hơn bằng cách giảm lãi suất trên thị trường mở OMO thêm 0,5% đạt mức 4,5% để giảm bớt chi phí vốn.

“Chúng tôi hy vọng lãi suất OMO đến cuối năm sẽ ở mức 4,5%”, các chuyên gia nhận định.

Phân tích về lãi suất thực cho thấy, có cơ hội để Ngân hàng Nhà nước cắt giảm lãi suất OMO thêm 0,5%, đưa lãi suất này về mức 4,5% vào cuối năm.

Lý giải vì sao đưa ra con số trên, các chuyên gia của HSBC cho rằng, Ngân hàng Nhà nước duy trì sự thận trọng do thị trường có nhiều điều kiện không chắc chắn bao gồm giá dầu và khả năng Fed tăng lãi suất vào cuối năm 2015./.