Những bước tiến trong quan hệ giữa hai nước

Ngược về quá khứ, ngay từ năm 1946, trong những bức thư gửi tới Tổng thống Mỹ Tru-man (Truman), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Mỹ ủng hộ nền độc lập của Việt Nam và bày tỏ mong muốn hợp tác đầy đủ với Mỹ.

“Nhưng không may mắn, lịch sử đã không đi theo hướng đó, quan hệ hai nước đã đi qua một chặng đường dài và gian khó. Phải mất đến gần 70 năm để mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh được hiện thực hóa thành quan hệ Đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ ngày nay”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã nói như vậy tại Hội nghị Kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ hồi tháng 1.

Hội thảo kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ Việt Mỹ có sự tham gia của nhiều cựu đại sứ và chuyên gia, những người góp phần thúc đẩy tiến trình bình thường hóa giữa hai nước. Ảnh: VnE

Phải mất 50 năm sau lời đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 3/2/1994,Tổng thống Mỹ Bill Clinton thông báo quyết định bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam.

Ngày 01/7/1995 chính là cột mốc đáng nhớ trong mối quan hệ hai nước, khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa 2 nước. Từ đó, quan hệ Việt - Mỹ liên tục phát triển, 2 nước đã thành công trong việc chuyển mình từ kẻ thù sang bạn bè, sau đó thành đối tác toàn diện.

Quan hệ đối tác toàn diện Việt - Mỹ được xác lập trong chuyến thăm Mỹ tháng 7/2013 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là khuôn khổ quan trọng, định hướng cho quan hệ hai nước. Đây có thể coi là thành tựu quan trọng nhất của hai bên kể từ năm 1995 đến nay.

Trong khuôn khổ này, hai nước đề cao các nguyên tắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng hệ thống chính trị của nhau. Điều đó giúp Việt - Mỹ mở ra các cơ chế hợp tác trong rất nhiều lĩnh vực, trong đó có chính trị đối ngoại, thương mại - kinh tế, quốc phòng an ninh.

Những năm qua, hai bên tiếp tục tăng cường các cuộc gặp và chuyến thăm giữa các lãnh đạo cấp cao. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama bên lề Cấp cao APEC và Cấp cao Đông Á.

Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh thăm Mỹ.

Ngược lại, các thượng nghị sĩ Mỹ như John McCain, Ben Cardin, Bob Corker cũng đến Việt Nam.

Hợp tác kinh tế tiếp tục là điểm sáng nổi bật trong quan hệ hai nước. Mỹ duy trì vị trí là đối tác kinh tế và thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm ngoái ước đạt 35-36 tỷ USD. Mỹ cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 vào Việt Nam với khoảng 700 dự án và tổng vốn gần 10,7 tỷ USD.

Dự kiến, việc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ hoàn thành vào năm 2015, với bước tiến về một thỏa thuận bảo đảm phù hợp với trình độ phát triển và lợi ích của các bên tham gia.

Hợp tác an ninh - quốc phòng tiếp tục được thúc đẩy, trên cơ sở triển khai Biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng (9/2011). Việc Mỹ chính thức tuyên bố bãi bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam được đánh giá cao và khả năng Mỹ sẽ sớm dỡ bỏ hoàn toàn, phù hợp với đúng khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện hai nước.

Hai bên cũng trao đổi nhiều đoàn quốc phòng, đáng chú ý là chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, tướng Martin Dempsey tháng 8 năm ngoái. Hợp tác trong lĩnh vực cảnh sát biển được mở rộng, hai bên đang triển khai gói hỗ trợ 18 triệu USD Mỹ dành cho Việt Nam nhằm nâng cao năng lực hàng hải.

Và gần đây nhất, vào giữa tháng 3, là chuyến thăm chính thức của Bộ trưởng Bộ Công An Trần Đại Quang với nhiều cuộc hội kiến với các cơ quan thực thi pháp luật của Mỹ.

Bộ trưởng Trần Đại Quang hội đàm với Bộ trưởng An ninh nội địa Hoa Kỳ trong chuyến thăm vào giữa tháng 3/2015

Hiệp định hạt nhân dân sự 123 chính thức có hiệu lực từ ngày 10/9/2014 cũng đã mở ra cơ hội lớn cho hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực hạt nhân dân sự.

Mỹ tiếp tục cam kết và triển khai hợp tác tích cực về việc giải quyết các vấn đề do chiến tranh để lại như các dự án tẩy độc tại các khu vực bị nhiễm dioxin (tổng trị giá 15 triệu USD), dự án hỗ trợ cho người bị khuyết tật do hậu quả chiến tranh (7,5 triệu USD).

Cùng với đó, hợp tác giữa 2 nước còn thể hiện trong lĩnh vực giáo dục. Việt Nam dẫn đầu số lượng sinh viên học ở Mỹ trong các nước ASEAN, với tổng số hơn 16.000 sinh viên, đứng thứ 8 trong số tất cả các nước có sinh viên đang học tập tại Mỹ.

Hai bên cũng hợp tác hiệu quả tại các diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế, nhất là Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Lần đầu tiên Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng Mỹ - ASEAN đã được tổ chức năm ngoái.

Hai nước đã triển khai tích cực cả 9 lĩnh vực ưu tiên đề ra trong quan hệ đối tác toàn diện, một số tiến bộ được dư luận Mỹ cho là mang tính đột phá.

Vẫn còn trở ngại trên con đường tiến tới đối tác toàn diện

Mặc dù đã có nhiều phát triển trong mối quan hệ giữa hai nước Việt – Mỹ, nhưng cũng cần thấy rằng, vẫn còn có những trở ngại trên con đường hướng tới nâng tầm lên quan hệ đối tác toàn diện.

Quan hệ hai nước vẫn còn một số khó khăn, nhất là việc Mỹ tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp và rào cản thương mại như áp đặt cơ chế giám sát cá da trơn, áp dụng các chính sách vệ sinh thực phẩm đối với hàng hoa quả và mật ong của Việt Nam.

Hai bên vẫn còn khác biệt trong vấn đề dân chủ, nhân quyền. Với những khác biệt đó, chúng ta chủ trương đối thoại thẳng thắn và hợp tác xây dựng trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau.

Vừa qua, có nhiều quan chức chính giới, quốc hội Mỹ thăm Việt Nam, họ đều đã hiểu thêm về chính sách và sự phát triển của đất nước, trong đó có cả những vấn đề liên quan đến tự do, dân chủ, nhân quyền.

Phát triển quan hệ “đối tác toàn diện” một cách thực chất, hiệu quả

Trong thời gian tới, hai nước cần phát triển quan hệ “đối tác toàn diện” một cách thực chất, hiệu quả, đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt-Mỹ ngày càng bền vững, có độ tin cậy cao.

Những cột mốc trong quan hệ Việt - Mỹ

- Quá trình bình thường hóa bắt đầu từ những năm 1980.

- Năm 1991, hai bên bắt đầu tiến hành những thảo luận đầu tiên để tiến tới bình thường hóa quan hệ.

- Năm 1994, Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận Việt Nam.

- Tháng 7/1995: hai bên tuyên bố bình thường hóa quan hệ và trở thành "đối tác toàn diện" thông qua hợp tác trên mọi lĩnh vực từ chính trị, an ninh đến kinh tế, môi trường.

- Năm 2000: Tổng thống Mỹ Bill Clinton thăm chính thức Việt Nam.

- Năm 2001: Hai bên đạt thỏa thuận thương mại song phương. Kể từ đó kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng từ 1,5 tỷ USD năm 2001 lên 36 tỷ USD năm 2014.

Mối quan hệ này cần được thúc đẩy ở cả 3 cấp độ: Song phương, khu vực và toàn cầu, trên cơ sở lợi ích của cả hai phía, cũng như những giá trị tinh thần mà nhân dân hai nước cùng chia sẻ, như được nêu trong Tuyên ngôn Độc lập của cả Việt Nam và Mỹ, đó là độc lập, tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

Trả lời câu hỏi về triển vọng Việt - Mỹ thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với báo chí Việt Nam, ông Osius cho rằng: “Điều quan trọng là nội hàm của quan hệ hai bên. Các lãnh đạo Việt Nam và Mỹ đều rất tham vọng về quan hệ đối tác của hai nước và đều nhấn mạnh đến tính thực chất, đến những việc mà hai bên có thể làm cùng nhau”.

Một trong những nét chính trong hợp tác Việt - Mỹ sắp tới, theo đại sứ Osius, là Mỹ sẽ hỗ trợ cho lực lượng cảnh sát biển của Việt Nam. Hai bên sẽ thực hiện các hoạt động chung, góp phần đảm bảo hòa bình, ổn định ở khu vực châu Á, thúc đẩy các nước trong khu vực tuân thủ hợp tác quốc tế, không nước nào có hành động đe dọa nước khác.

"Điều này sẽ giúp các nước hưởng lợi từ các tuyến hàng hải tự do, giúp hàng hóa vận chuyển tự do giữa các nước", ông nói.

Đại sứ Osius cũng bày tỏ tin tưởng Việt Nam, Mỹ cùng các đối tác có thể hoàn tất Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong năm 2015.

"Mục tiêu của Mỹ rất rõ ràng, chúng tôi muốn góp phần hỗ trợ Việt Nam trở thành một quốc gia hùng mạnh trên vùng Đông Nam Á, dựa trên pháp luật và nhân quyền", ông Osius nói.

Đại sứ Mỹ cũng cho biết, năm nay hai nước cần tổ chức kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao một cách thực chất, hiệu quả. Việc tiếp tục trao đổi đoàn ở các cấp, qua đó tăng cường thêm hiểu biết, thúc đẩy các cơ hội, thỏa thuận hợp tác, tạo ra những điểm nhấn có ý nghĩ trong năm kỷ niệm.

Hai nước cũng cần lên kế hoạch tổ chức "Những ngày Việt Nam tại Mỹ", qua đó không chỉ để kỷ niệm, mà còn giúp chính giới cũng như nhân dân hai nước tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy hơn nữa quan hệ.

Năm 2015 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, mang tính dấu mốc trong chiều dài quan hệ Việt - Mỹ, là năm vừa là kỷ niệm vừa là cơ hội để tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hai nước, vì lợi ích của nhân dân hai nước và vì hòa bình, an ninh, thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới./.

Vietnam – United States: Developing “the comprehensive partnership” effectively and substantively

Vietnam and the United States have witnessed a long and arduous process, and is now very close to strategic partnership.

Improvements between two countries’s relationship

Looking back, since 1946, in the letter to the President Truman, the President Ho Chi Minh offered the United States support Vietnam’s independence and expressed the desire to fully cooperate with the United States.

“Unfortunately, history did not go in that direction. The relation between have gone through a long and difficult time. It took nearly 70 years to realize the President Ho Chi Minh’s wishes to full cooperation between Vietnam and the United States nowadays”, the Deputy Minister of Foreign Affair, Ha Kim Ngoc said at the conference on 20th anniversary of the relation normalization in January.

On 3rd February 1994, 50 years since the President Ho Chi Minh’s offer, the President Bill Clinton announced the decision of lifting the trade embargo against Vietnam.

1st July 1995 is the milestone the two countries’ relation while the US’s President Bill Clinton and the Vietnam’s Prime Minister Vo Van Kiet declared the normalization of diplomatic relation between two countries. Since then, Vietnam – United States relation has constantly evolved and two countries succeeded in transforming themselves from enemies into friends, leading to comprehensive partnership.

Vietnam – United States comprehensive partnership is established in July 2013 with the Prime Minister Truong Tan Sang’s visit to the US. This is considered as an important framework and orientation for bilateral relation as well as important achievement since 1995.

In that framework, two countries highlight the principles of independence, sovereignty, territorial integrity, respecting international law and respecting each other’s political system. That helps both parties open the cooperation mechanism in many areas, including foreign politic, trade, economy, defense and security.

In the past years, two countries continued to enhance meetings and visits of senior leaders. The President Truong Tan Sang and the Prime Minister Nguyen Tan Dung met the President Barack Obama in the sidelines of the APEC summit and the East Asia Summit. The Hanoi Party Secretary Pham QuangNghi, the Deputy Prime Minister Vu Van Ninh, the Deputy Prime Minister Pham Binh Minh all visited the United States.

In turns, some US Senators as John McCain, Ben Cardin and Bon Corker also visited Vietnam. Economic cooperation continues to be the bright spot in the bilateral relations. The US maintains its position as Vietnam’s economic partner and leading export market. The total two way trade turnover last year was estimated at 35 to 36 million USD. The United States is also the 7th largest foreign investor into Vietnam with 700 projects and total capital of 10.7 billion USD.

It is expected that the negotiation Trans-Pacific Partnership (TPP) will be completed in 2015, with progress on an agreement to ensure consistent with the level of development and the interests of the parties.

Security – defense cooperation continues to be promoted, based on implementing the memorial on defense cooperation (September 2011). The US’s official declaration of partially deregulate arms embargo on Vietnam was appreciated and the US is expected to soon deregulate totally, in accordance with strict framework of comprehensive partnership of two countries.

Both countries also exchanged defense delegations, notably the first visit to Vietnam of the Chairman Joint Chief of Staff, Minister Martin Dempsey in August last year. The cooperation in the field of marine police are expanding, two countries are implementing the US’s 18 million USD support package to Vietnam to improve navigation. Most recently, the official visit of the Minister of Public Security Tran Dai Quang and other meetings with the US’s law enforcement agencies were happened in mid-March.

Civil Nuclear Agreement 123 officially took effect since 10th September 2014, opening great opportunity for cooperation between two countries in civil nuclear field.

The US continues to commit and deploy active cooperation on solving the problems caused by the war, such as the remediation project at the dioxin contaminated areas (total value of USD 15 millions), project on supporting for people with disabilities in the aftermath of war (USD 7.5 millions).

Along with that, the cooperation between the two countries is shown in education area. Vietnam led the number of ASEAN countries’ students studying in the US, with the total of more than 16.000 students, ranks 8th among all countries having student studying in the US.

Two countries also cooperate effectively in multilateral and international forum, especially ASEAN Regional Forum (ARF), the East Asia Summit (EAS), the Asia-Pacific Economic Cooperation Forum (APEC). The US-ASEAN Defense Ministers Meeting (UADMM) was held first time last year.

Two countries have actively implemented the nine priority areas outlined in the comprehensive partnership, some progress was considered as significance by the US community.

Obstacles on the road to a comprehensive partnership

Although there have been many developments in Vietnam - US relationship, there still remain obstacles to upgrading a comprehensive partnership.

Relation between the two countries faces some difficulties. Especially, US continues to perform measures and trade barriers including catfish-monitoring mechanism, policies for food sanitation towards fruits and honey of Vietnam.

Also, differences in the issues of democracy and human rights stay. Then, we advocate dialogue and cooperation on the spirit of equality, respect, mutual understanding.

Recently, many international officials, congressman visit to Vietnam, which makes them have chances to get more about the policy and the development of Vietnam country, including issues related to freedom, democracy, human authorities.

To turn comprehensive partnership into reality

In the future, the two countries should develop "comprehensive partnership" effectively and substantively.

This relationship should be promoted in all 3 levels: bilateral, regional and global levels, based on the interests of both sides, as well as the spiritual values ​​that the two countries share as outlined in the Declaration of Independence of the United States and Vietnam, which is independent, freedom and the pursuit of happiness.

Answering Vietnam’s newspapers about the prospect of Vietnam - US to establish strategic partnership, Osius said: "The important matter is the connotation of bilateral ties. The leaders of Vietnam and the US are very ambitious about partnership between the two countries and have emphasized the reality that both sides can do together. "

One of the main features of the Vietnam – US in time to come, according to the ambassador Osius, is that US will support Vietnam’s police force in the sea. The two sides will implement joint activities, contributing to ensuring peace and stability in the Asian region, promoting regional countries to follow international cooperation, no countries can act threatening other countries.

"This will benefit countries from free shipping lanes and free movement of goods between countries," he said.

Ambassador Osius also expressed confidence in Vietnam, the US and involved partners to complete TPP n 2015.

"The goal of the US is very clear, we want to contribute to support Vietnam to become a powerful country in Southeast Asia, based on the law and human rights," Osius said.

The US ambassador also said that this year two countries would celebrate the 20th anniversary of establishing diplomatic relations. The continued exchange of visits at all levels to enchace the understanding, promotion opportunities, partnership agreements, will be outstanding events for anniversary.

The two countries should also organize "The days of Vietnam in the United States" not only to celebrate, but also to strengthen mutual understanding, furthering relations between two sides officials .

2015 is a very important year, a remark in the length of Vietnam - United States relations,/.