Nhiều tín hiệu tốt

Các chỉ số thông dụng mới nhất cho thấy, nhu cầu trong nước đang phục hồi với tốc độ từ từ. Doanh số bán lẻ trong tháng 2 tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái ở mảng dịch vụ và du lịch, đánh dấu mức tăng 11,4% từ đầu năm tới nay. Tương tự, nhập khẩu cũng tăng mạnh, đạt mức 20,7% so với đầu năm. Xuất khẩu tăng khiêm tốn, đạt 7,6% so với đầu năm. Năng lực cạnh tranh ngày càng tăng của Việt Nam trong ngành sản xuất tập trung lao động đang hỗ trợ cho phát triển thương mại. Dệt may, giày dép, điện tử và điện thoại đều tăng mạnh.

Chỉ số PMI tháng 2 phản ánh sản lượng đang tăng, mặc dù các đơn đặt hàng xuất khẩu mới đang giảm. Nhu cầu nội địa cũng đang có khuynh hướng hồi phục nhẹ. Sau khi giảm mạnh vào năm 2011, nhu cầu nội địa cũng đã dần cải thiện. Giá dầu giảm có thể sẽ thúc đẩy sức mua người tiêu dùng một cách trực tiếp khi giá dầu và chi phí vận chuyển thấp hơn, và một cách gián tiếp khi các nhà sản xuất chuyển cho người tiêu dùng một khoản tiết kiệm nhờ giảm giá bán đầu ra. Thu nhập cũng đang dần tăng là một lý do nữa giúp cho nhu cầu người mua cải thiện. HSBC dự đoán, tiêu dùng cá nhân của Việt Nam sẽ tăng từ mức 5,4% trong năm 2014 lên 5,6% trong năm 2015.

Chỉ số PMI trong tháng 2

Việt Nam là nước nhập khẩu ròng về xăng dầu (khoảng gần 0,5 tỷ USD/năm), do đó việc giá dầu giảm sẽ hỗ trợ vị thế thương mại của mình. Việt Nam cũng là nước chú trọng thương mại, đặc biệt là giao thương các sản phẩm không phải dầu mỏ, có nghĩa rằng các nhà sản xuất và xuất khẩu sẽ được lợi từ chi phí đầu vào thấp. Lạm phát tăng thấp cũng tạo cơ hội cho Chính phủ tăng các loại chi phí dịch vụ xã hội cũng như giá điện. Ngân hàng Nhà nước chính vì thế cũng sẽ dễ dàng cắt giảm lãi suất thị trường mở OMO thêm 50 điểm ở mức 4,5%.

Song, cũng tồn tại những nguy cơ

Thu nhập từ dầu mỏ thấp hơn sẽ ảnh hưởng đến vị thế tài chính của Việt Nam. Trong năm 2012, dầu mỏ chiếm 19% trong tổng doanh thu cả nước. Chính vì vậy, HSBC cho rằng, nguồn thu ngân sách, đặc biệt là từ dầu mỏ sẽ giảm, từ đó sẽ ảnh hưởng đến cán cân tài chính.

Bộ Tài chính đánh giá việc thiếu hụt nguồn thu ngân sách sẽ không quá khác biệt so với dự toán tài chính. Việt Nam đã tích luỹ dự trữ ngoại hối khoảng 36 tỷ USD. Tuy nhiên, khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không đáp ứng các điều kiện thị trường một cách kịp thời sẽ dẫn đến việc thanh khoản trong nước bị o ép. Nếu như Ngân hàng Nhà nước không đáp ứng điều kiện thị trường một cách kịp thời thì có thể xảy ra hai khả năng: (1) là cho phép cung cầu thị trường những động lực để quyết định tỷ giá USD/VND; (2) bơm thêm USD vào hệ thống, thanh khoản có thể mỏng.

Một nguy cơ khác là những cải cách chậm chạp Chính phủ, đặc biệt là giải quyết các khoản nợ xấu trong hệ thống tài chính. Trong khi Chính phủ luôn nhấn mạnh rằng họ đang tư nhân hoá các tài sản Nhà nước và nâng cao quản trị doanh nghiệp, nhưng tiến độ thực hiện vẫn còn rất chậm. Những chính sách pháp luật quan trọng vẫn còn bị trì hoãn bao gồm những kế hoạch để dỡ bỏ những rào cản đối với các nhà đầu tư nước ngoài bằng việc nâng mức trần sở hữu nước ngoài ở một số lĩnh vực từ mức hiện tại là 49% lên 60%. VAMC cũng khá chậm chạp trong việc tiến hành bán các khoản nợ. Một phần của vấn đề là do Chính phủ miễn cưỡng để cải tổ và thúc đẩy các quy định để giải quyết các khoản nợ khó đòi.

Nhu cầu nước ngoài thấp cũng là một vấn đề. Dữ liệutừ hai năm đầu tiên của tăng trưởng xuất khẩu vẫn còn chậm chạp. Cùng với xuất khẩu, tăng trưởng du lịch cũng có thể yếu trong năm 2015 do cạnh tranh ngày càng tăng lên./.