Việc làm là mối quan tâm hàng đầu

Bản báo cáo Học tập cho tương lai của HSBC (HSBC’s Learning for life), bản thứ hai trong chuỗi khảo sát Giá trị của giáo dục, tiết lộ rằng nhiều bậc cha mẹ đặt kỳ vọng cao về mặt giáo dục cho con cái. Hơn 50% phụ huynh cho rằng, bằng tốt nghiệp đại học là chuẩn tối thiểu cần phải có để con cái họ có thể đạt được những mục tiêu quan trọng trong cuộc đời.

Theo Báo cáo, 95% bậc cha mẹ sẵn sàng hoặc đã chuẩn bị khoản đầu tư trang trải cho tiền học phí và/hoặc chi phí ăn ở ở bậc đại học của con cái.

Bên cạnh đó, bản báo cáo cũng cho thấy 83% phụ huynh định sẵn trong đầu một nghề nghiệp cụ thể cho con cái và họ ưu tiên cho những nghề cần chuyên môn và thiên về khoa học tự nhiên, thường có sự liên hệ với thu nhập cao và sự đảm bảo về việc làm cao.

Y khoa đứng đầu những ngành được ưa thích, với 19% phụ huynh lựa chọn. Những ngành được ưa chuộng khác là kỹ sư (11%) và khoa học máy tính (8%).

Có nhiều lý do tác động lên sự ưu ái ngành này hơn so với ngành khác của các bậc phụ huynh cho con cái họ. Tiềm năng thu nhập của công việc (35%) và lợi ích thiết thực đối với xã hội (35%) là hai yếu tố chính trong việc cân nhắc.

Để đạt được những tham vọng này, các bậc cha mẹ xem xét kỹ tỉ lệ ra trường có việc làm của các trường đại học, 73% phụ huynh cho rằng họ cân nhắc yếu tố này khi chọn trường đại học cho con. Song, tiêu chuẩn này nằm chỉ đứng thứ hai sau tiêu chuẩn hàng đầu chọn trường của phụ huynh là chất lượng dạy học của trường đại học (86%).

Xu hướng cho con học đại học ở nước ngoài

Kết quả khảo sát cho thấy, 77% phụ huynh sẽ cân nhắc cho con cái học đại học hoặc sau đại học tại nước ngoài nhằm trang bị cho con một khởi đầu suôn sẻ trên thị trường việc làm.

Trong đó, các phụ huynh ở châu Á có mong muốn cao nhất về một nền giáo dục đại học quốc tế, như: Malaysia (80%), Hong Kong (74%), Indonesia (74%) và Singapore (74%)… hầu hết cân nhắc gửi con cái đến các trường đại học ở nước ngoài để hoàn tất bậc đại học.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh nhận ra rằng giáo dục quốc tế thường đi đôi với chi phí cao, họ sẽ cân nhắc chi trả nhiều hơn cho một nền giáo dục ở nước ngoài so với giáo dục trong nước. 55% phụ huynh được chuẩn bị chi trả ít nhất nhiều hơn 1/4, trong khi 24% sẵn sàng chi trả hơn 50%.

Tuy vậy, Báo cáo cũng tiết lộ rằng, chi phí dành cho giáo dục đại học quốc tế vẫn còn là rào cản cho các bậc phụ huynh, khiến họ không xem xét lựa chọn này, 34% phụ huynh nói rằng họ muốn gửi con đi học đại học ở nước ngoài, nhưng lại không có đủ khả năng.

Charlie Nunn, Giám đốc Tập đoàn Khối dịch vụ Tài chính và Quản lý Tài sản, HSBC, nhận định: “Nhiều bậc phụ huynh nhận thấy rằng thế thệ trẻ đang đối mặt với nhiều thử thách khi cạnh tranh trên thị trường lao động – và họ sẵn sàng giúp con cái đẩy mạnh cơ hội thành công thông qua việc tài trợ thêm cho giáo dục như học đại học ở nước ngoài hay tăng cường học bổ sung”./.