Ngày 05/10/2015, Bộ trưởng Thương mại 12 nước (gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia, Canada, Singapore, Malaysia, Brunei, New Zealand, Mê-hi-cô, Peru, Chi-lê và Việt Nam) đã đạt được thỏa thuận cuối cùng về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Cắt giảm thuế quan là yếu tố chính trong TPP. Mức thuế quan cao ở một số nước tham gia TPP trước đây đã gây khó khăn cho xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp của Việt Nam. Theo thỏa thuận của TPP, các nước tham gia TPP cam kết tạo sự tiếp cận thị trường đáng kể cho Việt Nam bằng cách giảm dần hầu hết các loại thuế (có nhiều khoản thuế giảm tức thì), thực thi việc giảm thuế hoặc cho phép một số mặt hàng nhập khẩu nhất định với mức thuế rất thấp (nhìn chung gần như miễn thuế) ở đó việc xóa bỏ hoàn toàn thuế là điều không thể.

Hiểu rõ những nội dung chính của TPP sẽ giúp ích rất nhiều cho nông dân Việt Nam. Lợi ích của TPP được thể hiện qua việc kết hợp xóa thuế, giảm thuế và quy định mức thuế suất mới (TRQ). Những lợi ích này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam một khi TPP được thực hiện.

Những điểm quan trọng của Hiệp định TPP

Về xóa thuế, theo TPP, hầu hết các khoản thuế quan đối với hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ được xóa bỏ. Về xác định mức thuế suất mới (TRQ), đối với một số sản phẩm, việc tiếp cận thị trường ưu tiên sẽ được cung cấp qua quá trình xác định mức thuế suất mới, cho phép tiếp cận một số lượng xác định các mặt hàng nhập khẩu với mức thuế suất ưu đãi, gần như bằng zero. TPP còn quy định các biện pháp bảo vệ cho phép một nước nhập khẩu đánh thuế đặc biệt vào một mặt hàng khi số lượng nhập khẩu tăng vọt, gây ra hoặc đe doạ gây ra tổn hại trầm trọng cho ngành sản xuất nội địa liên can. TPP quy định hạn chế sử dụng các biện pháp bảo vệ. Về các biện pháp kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), TPP xây dựng và tăng cường các quy định của Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). TPP thúc đẩy phát triển và áp dụng các biện pháp SPS theo phương thức chắc chắn về khoa học, dựa trên cơ sở rủi ro, đảm bảo các cơ quan quản lý tại Việt Nam và các nước thành viên TPP khác có thể bảo vệ an toàn thực phẩm và sức khỏe cây trồng và động vật. Các điều khoản của hiệp định bao gồm tăng cường tính minh bạch, thông báo nhanh về các lô hàng tại thời điểm nhập khẩu và thông tin công khai hơn trong quá trình thực hiện các biện pháp SPS. Hiệp định cũng cung cấp các cơ chế giải quyết tranh chấp và tư vấn để giải quyết các vấn đề SPS giữa các chính phủ một cách kịp thời. Điểm đặc biệt là TPP đánh dấu lần đầu tiên chủ đề công nghệ sinh học nông nghiệp được bao hàm trong một hiệp định thương mại song phương hoặc khu vực. Thừa nhận công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ quan trọng để đảm bảo lương thực thực phẩm cho dân số thế giới đang ngày càng tăng theo cách thức bền vững, Hiệp định bao gồm các điều khoản về công nghệ sinh học nông nghiệp cho phép các nước tham gia TPP thúc đẩy sự minh bạch trong các tiến trình quyết định của mình, cùng hợp tác đối với các tình huống về mức độ hiện diện thấp và xúc tiến kịp thời việc công nhận cá sản phẩm công nghệ sinh học hiện đại. Hiệp định TPP cũng tạo ra nhóm làm việc tình nguyện nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến thương mại sản phẩm công nghệ sinh học nông nghiệp. Về nông nghiệp hữu cơ, TPP thúc đẩy sự hợp tác giữa các chính phủ tham gia TPP xem xét công nhận tính tương đương của các tiêu chuẩn hữu cơ. Với các điều khoản công nhận tính tương đương, thương mại về các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được tạo điều kiện.

Đánh giá lợi ích của TPP đối với xuất khẩu nông nghiệp Việt Nam

Sau ba thập kỷ cải cách thị trường và tự do hóa thương mại, Việt Nam nổi lên như một trong những nền kinh tế năng động nhất Châu Á. Nhờ chiến lược phát triển hướng về xuất khẩu, các ngành công nghiệp dệt may và da giày đã tăng trưởng đáng kể, Việt Nam đã trở thành một nhà xuất khẩu lớn về bông, da và các sản phẩm da giày. Việt Nam là nước xuất khẩu hàng đầu về cà phê, gạo, hạt điều và tiêu, đồng thời là nước xuất khẩu lớn về nhiều loại hàng hóa khác đến các thị trường thế giới.

Gia nhập TPP, Việt Nam được kỳ vọng là một trong những nước sẽ nhận được lợi ích lớn nhất từ hiệp định này. Tuy nhiên, mức độ thuận lợi trong thương mại nông nghiệp có thể hạn chế với nhiều thách thức. Các hiệp định thương mại ưu đãi (PTA) của Việt Nam với nhiều nước tham gia TPP hiện đã cho phép các mức thuế suất thấp hoặc miễn thuế suất.

TPP có thể cho những cơ hội mới mà ở đó các hiệp định không tự do hóa việc tiếp cận thị trường. Trong số các đối tác hiện tại thiếu PTA, hầu hết các hàng hóa xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam như cà phê, cao su, hạt điều và tiêu không được bảo vệ, do đó lợi ích từ TPP đối với các ngành hàng này là rất ít. Các ngành hàng xuất khẩu nhỏ hơn của Việt Nam, như: tinh bột sắn, thực phẩm chế biến và mật ong có thể gặp nhiều thuận lợi hơn từ việc tự do hóa thuế quan hơn nữa và gạo của Việt Nam có thể giành được thị phần nhập khẩu gạo hạt dài của Nhật Bản.

Phát triển nhập khẩu của Việt Nam có thể tập trung vào các ngành định hướng người tiêu dùng. Cho dù các hàng hóa được sử dụng làm đầu vào cho nông nghiệp (đậu nành, bông, lúa mì) chiếm thị phần lớn nhất của các mặt hàng nông nghiệp nhập khẩu của Việt Nam, các hàng hóa này cũng được nhập khẩu với thuế quan rất thấp. Mặt khác, các thực phẩm định hướng người tiêu dùng trước đây vốn đối mặt với các mức thuế suất khá cao (15-40% và thuế quan tính theo giá trị) thì nay có tiềm năng tăng trưởng lớn hơn nhờ Hiệp định TPP.

Nhờ những cải cách về cơ cấu kinh tế và từng bước tự do hóa thương mại và đầu tư, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu về tăng trưởng kinh tế. Vào năm 1986, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 269 USD; đến năm 2013 tăng lên gần 4 lần. Hiện nay, GDP của Việt Nam vượt 90 tỷ USD. Vào năm 2013 dân số Việt Nam khoảng 92,5 triệu người, kỳ vọng tăng thêm 100 triệu người vào năm 2022. Ngành nông nghiệp và lực lượng lao động của Việt Nam đang ngày càng thay da đổi thịt.

Vào những năm đầu 2000, kim ngạch xuất khẩu dệt may, giày da và cơ điện của Việt Nam chỉ đạt 1 – 2 tỷ USD, gần bằng kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp cả nước. Chỉ sau hơn một thập kỷ, kim ngạch xuất khẩu dệt may và giày da tăng 5 lần; xuất khẩu cơ điện tăng trưởng hơn 35 tỷ USD, gấp 3 lần tổng kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp.

Kim ngạch xuất khẩu một số ngành tiêu biểu của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012

Kể từ năm 1990, dân số thành thị chiếm 20% tổng dân số cả nước, nhiều người dân nông thôn đã di chuyển đến các khu vực thành thị sinh sống. Đặc biệt thanh niên di cư đến các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Vào năm 2012, 32% dân số sống ở thành thị với tăng trưởng dân số giảm khoảng 1%/năm (theo số liệu Ngân hàng Thế giới năm 2013). Tình trạng thay đổi về cư trú này đã ảnh hưởng và có thể tiếp tục ảnh hưởng đến tập quán nông nghiệp, mô hình tiêu dùng, quy mô gia đình và thị trường.

Dù đã được nhiều thành công, quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Chiến lược đầu tư công về cơ sở vật chất hạ tầng và vốn tăng trưởng nhanh ban đầu cho thấy những dấu hiệu suy giảm.

Sau nhiều năm tăng trưởng GDP trên 7%, tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam đã chậm lại sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, đạt mức trung bình 5-6% và vào năm 2012 chạm mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1990.

Tăng trưởng năng suất chậm lại và hầu như giai đoạn 2005-2010 phục thuộc vào vốn đầu tư và tăng trưởng lao động, theo đánh giá số liệu năm 2013 của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Những vấn đề ngắn hạn và dài hạn hiện tại của Việt Nam bao gồm rủi ro hệ thống tài chính, các mức nợ xấu không chắc chắn, những lo ngại về thanh khoản và dự trữ ngoại hối, sự thiếu hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước.

Có thể thấy rằng mô hình tăng trưởng hướng về xuất khẩu của Việt Nam vốn chú trọng đầu ra hướng ngoại và kìm chế nhập khẩu, đã chạm giới hạn, do đó cần phải cải tổ các doanh nghiệp nhà nước và khuyến khích nhu cầu nội địa để thúc đẩy tăng trưởng.

Xuất khẩu của Việt Nam tập trung vào một số loại hàng hóa. Xuất khẩu cà phê và gạo chiếm đến hơn một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp, lần lượt là 3,3 tỷ USD và 2,4 tỷ USD vào năm 2012. Mỹ là điểm đến xuất khẩu số 1 của cà phê Việt Nam, chiếm đến 601 triệu USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu 888 triệu USD đến các nước gia nhập TPP.

Phần lớn gạo của Việt Nam được xuất khẩu đến các nước không tham gia TPP ở Châu Á như Indonesia, Philippines và Trung Quốc, trong khi kim ngạch xuất khẩu gạo đến các nước TPP ở Châu Á (chủ yếu Malaysia và Singapore) chỉ đạt 524 triệu USD, xuất khẩu gạo đến Mỹ và Nhật Bản lần lượt là 27 triệu USD và 15 triệu USD. Nhật Bản mua chủ yếu giống gạo japonica hạt tròn, không phải gạo indica hạt dài do Việt Nam sản xuất.

Tăng trưởng thương mại nông nghiệp và các hiệp định thương mại Việt Nam gia nhập giai đoạn 1990 - 2011

Cao su là hàng hóa xuất khẩu có kim ngạch lớn thứ ba của Việt Nam, thị trường xuất khẩu quan trọng nhất là các nước không tham gia TPP (chủ yếu là Trung Quốc). Việt Nam cũng là nước xuất khẩu lớn về hạt điều với kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD vào năm 2012. Mỹ là điểm đến lớn nhất cho hạt điều Việt Nam, tiêu thụ 386 triệu USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều trị giá 555 triệu USD của Việt Nam sang các thị trường TPP.

Các sản phẩm còn lại chiếm thị phần tương đối nhỏ trong tổng xuất khẩu của Việt Nam. Ngành tiêu xuất khẩu đáng kể sang các nước TPP, đạt kim ngạch 165 triệu USD vào năm 2012, chủ yếu sang Mỹ (94 triệu USD). Các hàng hóa quan trọng khác xuất khẩu sang các nước tham gia TPP gồm bánh xốp, tinh bột điều chế, các loại hạt khác và thương ăn động vật; tuy nhiên kim ngạch mỗi mặt hàng này giảm dưới 50 triệu USD. Đối với thị trường Mỹ, mật ong là mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có giá trị kinh tế cao với kim ngạch đạt 51 triệu USD.

Thương mại nông nghiệp của Việt Nam vào năm 2012 với các đối tác TPP tiềm năng

Việt Nam tham gia hiệp định tích cực với một số nước TPP có sự chồng lấn với Hiệp định TPP. Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) khu vực ASEAN – Australia – New Zealand (AANZFTA) và Hiệp định Thương mại Ưu đãi (PTA) Chi-lê đưa ra cam kết về việc tiếp cận miễn thuế đối với đại đa số các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) cũng cung cấp một số thuế suất ưu đãi nhưng hạn chế hơn về quy mô. Hiệp định thương mại chủ yếu ảnh hưởng đến thương mại của Việt Nam với các nước chưa đạt được PTA toàn diện.

Tuy nhiên, trong số các nước đối tác mà Việt Nam thiếu PTA, hầu hết các hàng hóa xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam như cà phê, cao su, hạt điều và tiêu đều không được bảo vệ. Gạo, bánh ngọt, bánh pastry, bánh quy, kẹo đường, chế phẩm thực phẩm, thức ăn hỗn hợp, mật ong tự nhiên, bánh tráng và bột mì là các ngành hàng mà xuất khẩu Việt Nam hiện tại đối với thuế quan sẽ được miễn giảm theo Hiệp định TPP.

Đối với thị trường Nhật Bản, xuất khẩu tinh bột sắn của Việt Nam trước đây chịu mức thuế suất tương đối cao thì nay với triển vọng tự do hóa thêm qua TPP có thể đem lại những lợi ích đáng kể.

Đối với gạo, Nhật Bản ưu tiên nhập khẩu gạo hạt ngắn và gạo japonica hạt tròn, thậm chí với mức thuế quan bằng zero, do đó không thể nhập thêm nhiều gạo indica hạt dài được trồng tại Việt Nam; tuy nhiên, dù tiêu thụ gạo indica hạt dài hạn chế và không thể tăng trưởng, Nhật Bản vẫn là thị trường nhập khẩu gạo indica hạt dài đáng kể với mức 200.000 – 300.000 tấn mỗi năm trong những năm gần đây, Việt Nam có thể thay thế vị thế nhập khẩu gạo indica hạt dài cho Nhật Bản hiện chịu sự chi phối bởi gạo Thái Lan.

Mexico và Peru trước đây cũng áp thuế suất tương đối cao đối với các hàng hóa xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam (15 – 30%), nhưng do khoảng cách địa lý với Việt Nam khá lớn và quy mô thị trường tương đối nhỏ, mức độ tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam đối với các thị trường này kỳ vọng đạt thấp sau khi tham gia TPP.

Tăng trưởng sản lượng và khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 1960 - 2013

Nhìn chung, Việt Nam có nền kinh tế chuyển đổi theo hướng cải cách thị trường và tăng trưởng hướng đến xuất khẩu, từng bước theo đuổi các hiệp định thương mại nhằm mở rộng thương mại và đầu tư để đạt được tỷ lệ tăng trưởng cao.

Dù tăng trưởng kinh tế gần đây chậm lại, Việt Nam được kỳ vọng có tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Việc gia nhập TPP sẽ giúp Việt Nam tiếp tục con đường hội nhập kinh tế sâu rộng và phát triển. Hiệp định TPP có thể ảnh hưởng đến thương mại nông nghiệp Việt Nam trên một số lĩnh vực.

Hiệp định Thương mại Ưu đãi (PTA) của Việt Nam với nhiều nước thành viên TPP quy định các mức thuế suất thấp hoặc thậm chí miễn thuế, giúp Việt Nam mở rộng giao thương, đặc biệt với Mỹ và Nhật Bản là hai thị trường lớn nhất cho tiềm năng tăng trưởng thương mại của Việt Nam. Hai ngành hàng xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu của Việt Nam là cà phê và cao su sẽ có ít tiềm năng phát triển thêm thông qua TPP.

Tuy nhiên, các ngành hàng xuất khẩu nhỏ hơn như tinh bột sắn, tiêu, thực phẩm chế biến và mật ong có thể gặp nhiều thuận lợi nhờ sự tự do hóa thêm về thuế quan, đồng thời gạo của Việt Nam có thể giành được thị phần nhập khẩu gạo indica hạt dài từ Nhật Bản./.