Với vị trí 68, Việt Nam tăng 2 bậc so với bảng xếp hạng năm 2013-2014. Theo Báo cáo năm ngoái, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 70, tăng 5 hạng so với vị trí 75 vào năm trước đó.

Chi tiết về Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam trong bảng xếp hạng

Nguồn: World Economic Forum (WEF)

Tính riêng tại khu vực Đông Nam Á, năm nay Việt Nam đứng thứ 6, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines.

Các tiêu chí của Việt Nam được cải thiện gồm kinh tế vĩ mô (hạng 75), các tổ chức công (85), bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (104), độ hiệu quả của thị trường (91), chống tham nhũng (109), cơ sở hạ tầng – năng lượng (81), quy mô thị trường (34), thị trường lao động (49) và trình độ công nghệ (99).

Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu 2014-2015 đánh giá năng lực cạnh tranh của 144 nền kinh tế dưới góc nhìn chuyên sâu về động cơ đối với năng suất và sự thịnh vượng của các nền kinh tế. Chỉ tiêu đánh giá bao gồm năng lực đổi mới, quy mô thị trường, tình hình thị trường tài chính, cơ sở hạ tầng, trình độ công nghệ, trình độ giáo dục…

Báo báo nêu rõ, các nền kinh tế dẫn đầu có một đặc điểm chung tức là khai thác, thu hút và sử dụng nhân lực hiện có, có đầu tư khá lớn về mặt thúc đẩy đổi mới.

Trong xếp hạng năm nay, Thụy Sỹ liên tục 6 năm đứng đầu bảng, chủ yếu là vì có năng lực đổi mới to lớn do cơ quan nghiên cứu phát triển học thuật hợp tác chặt chẽ với giới thương mại mang lại.

Singapore đứng thứ haì, được chấm điểm khá cao về các mặt hiệu quả thị trường hàng hoá, hiệu quả thị trường lao động, phát triển thị trường tài chính cùng cơ sở hạ tầng.

Mỹ đứng thứ ba, liên tục 2 năm tăng bậc. Chủ yếu là vì Mỹ đã thoát khỏi khủng hoảng, đặc điểm cơ cấu xã hội khiến kinh tế Mỹ rất có hiệu quả.

Các nền kinh tế khác lọt vào top 10 lần lượt là: Phần Lan, Đức, Nhật, Hà Lan, Anh và Thụy Điển.

Trong thị trường mới nổi, xếp hạng của Trung Quốc nâng cao một bậc so với năm trước, đứng thứ 28, dẫn đầu các nước Nhóm BRICS. Nga, Brazin, Nam Phi đều đứng ngoài top 50, Ấn Độ đứng thứ 71.

Báo cáo nêu rõ, sức cạnh tranh của Trung Quốc ở mức độ nhất định là nhờ bởi có môi trường lập nghiệp và đổi mới. Bên cạnh đó, tính non yếu của hệ thống ngân hàng, mọi biện pháp hạn chế và rào cản về mặt tiếp cận thị trường, quy tắc đầu tư…, đã hạn chế rất lớn sức cạnh tranh của Trung Quốc. Trung Quốc đang trở thành nền kinh tế có tính đổi mới, nhưng còn chưa phải là cường quốc đổi mới.

Báo cáo còn nêu rõ, Trung Quốc đã không còn là nơi sản xuất các sản phẩm thâm dụng lao động, giá rẻ, Trung Quốc cần tạo ra việc làm có giá trị cao, để duy trì mức sống đang tăng lên./.